Nhóm dịch: QuyVoThuong
Nguồn: truyenggg.com
- Tôi nói trước sao?
Mã Thế Vĩ nâng tay chỉ vào mũi mình, vẻ mặt rất ngạc nhiên.
- Lý tiên sinh, ngành khảo cổ học của chúng tôi không phải là chuyên về giám định. Ngài nói những lời này không phải là muốn ép buộc tôi sao?
Mã Thế Vĩ lại cười khổ một tiếng, chung quanh một vài người không nói gì, chỉ nhìn Mã Thế Vĩ với vẻ mặt mỉm cười. Nhìn thấy ánh mắt của mọi người tập trung vào mình, Mã Thế Vĩ bất đắc dĩ lắc đầu.
- Được, những gì tôi nói chỉ dựa theo phương diện chuyên môn của tôi mà thôi. Rốt cuộc đúng hay không thì các người hãy hỏi Lý tiên sinh của trường đại học này. Cậu ấy mới thật sự là người thu thập và giám định.
Mã Thế Vĩ có vẻ rất bất đắc dĩ. Lý Dương mỉm cười nhìn y, cũng không nói gì nhiều.
Vẻ mặt của Mã Thế Vĩ càng làm cho Lý Dương thêm hiểu rõ. Y khẳng định là đã nhìn ra được điều gì. Từ góc độ của một nhà khảo cổ học thì sẽ cho ra kết quả như thế nào đối với vật phẩm, Lý Dương quả thật cũng rất tò mò.
- Theo như lời tôi nói thì cái vật này không có quan hệ gì với tiệc rượu Lan Đình cả.
Sau một vài phút, Mã Thế Vĩ mới nhẹ giọng nói một câu. Nghe Mã Thế Vĩ nói như vậy, ý cười trên mặt Lý Dương càng tăng lên.
- Không có liên quan?
Hà Kiệt nhíu mày. Đây là một chén rượu cổ, xem ra chẳng giống gì là một vật tinh phẩm cả, lại còn có chút hư hỏng. Nếu không phải liên quan đến danh nhân nào đó thì cái chén này y cũng không nghĩ nó quý trọng đến như vậy.
- Hẳn sẽ không có vấn đề gì. Tôi không phải là chuyên gia thẩm định nên cũng không nhìn ra được cái chén này rốt cuộc là có từ khi nào. Nhưng từ nước sơn mà tôi có thể nhìn ra được một chút vấn đề. Theo nước sơn mà nói thì đây chắc là có từ thời chiến quốc.
Mã Thế Vĩ lại gật đầu. Ánh mắt Lý Dương hơi sáng lên, yên lặng gật đầu.
Chén rượu này quả thật là có từ thời chiến quốc nhưng Lý Dương căn cứ vào tạo hình cũng như hoa văn để nhìn ra. Dưới năng lực đặc thù của mình, từ những lỗ ống kính cũng đã chỉ ra được thời đại của nó.
Thời kỳ chiến quốc và tiệc rượu Lan Đình khẳng định là không có quan hệ gì. Nó cách nhau đến gần sáu bảy trăm năm, thậm chí còn có thể nhiều hơn nữa.
Ở thời điểm tiệc rượu Lan Đình thì đồ vật này đã lỗi thời. Khi đó thì những kì nhân không sưu tầm vật cổ xưa giống như bây giờ. Thậm chí có rất nhiều người không muốn cất giữ chúng. Những danh nhân này lại càng không thể dùng cái chén cổ xưa như vậy để uống rượu.
- Theo khảo cổ học mà nói, đối với các đồ vật sơn mài, nước sơn có tính chống phân hủy rất mạnh. Bảy ngàn năm trước Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng. Theo sự phát triển của thời gian, nước sơn lại có tác dụng đối với con người, đó chính là trang sức.
Mã Thế Vĩ chậm rãi nói. Lý Dương lại mỉm cười nhìn y mà không nói gì. Vật sơn mài cũng là những vật phẩm được sưu tầm nhiều nhất. Chẳng qua là những vật phẩm sơn mài cổ được lưu lại rất ít. Sau khi khai quật lại không dễ dàng bảo tồn nên không thể giữ được màu nước đẹp. Cái vật sơn mài trước mắt này cũng không được chú ý nhiều trên thị trường.
- Giáo sư Mã nói chính là lớp sơn sao?
Đường Tiếu Tiếu cau mày, cẩn thận nhìn chén rượu trước mặt, nhịn không được liền hỏi một câu.
Mã Thế Vĩ hơi sửng sốt, lập tức cười khổ, quay đầu lại nhìn thoáng qua Lý Dương.
Lý Dương khẽ thở dài trong lòng, dựng thẳng người dậy, tiếp nhận câu hỏi của Đường Tiếu Tiếu:
- Giáo sư Đường, hiện tại thì gọi là sơn, còn trước kia thì gọi là dầu. Sơn là sơn, còn dầu là dầu, không có quan hệ nhiều với nhau.
- Đúng không?
Đường Tiếu Tiếu ngẩng đầu nhìn vào mắt Lý Dương rồi tiếp tục nhìn vào chén rượu trước mắt, không nói gì nữa.
- Lý tiên sinh nói đúng đấy. Nước sơn chính là nhựa của một loại cây tên là sơn, sinh sôi rất nhiều ở phía nam. Loại nhựa cây này có tác dụng chống phân hủy rất lớn và có chất kết dính. Ở thời cổ đại có rất nhiều các chế tác gia thích dùng đến nước sơn, bởi vì nước sơn không chỉ có tác dụng chống phân hủy mà còn có thể giúp giữ chắc đồ vật với nhau. Lúc ấy nước sơn còn có một tên gọi khác là “Vạn niên lao”.
Mã Thế Vĩ ngừng một chút, uống một ngụm trà rồi tiếp tục nói:
- Chúng ta đều nghe qua một thành ngữ là dính như keo như sơn. Ý là nước sơn và keo luôn có chất kết dính với nhau. Từ đó có thể hình dung đến tình cảm mãnh liệt, không thể tách rời. Từ thành ngữ này chúng ta có thể thấy được, nước sơn có độ dính đặc rất cao, hoàn toàn không thể gỡ ra.
Thở dài một cái, Mã Thế Vĩ lại tiếp tục nói:
- Nước sơn có độ dính đặc rất cao nhưng màu sắc thì chỉ có một. Đa phần màu sắc của nước sơn lúc ban đầu là hai màu hồng đen. Sau triều đại nhà Hán mới dần dần xuất hiện thêm những màu khác. Chúng ta xem cái Vũ Thương này, nước sơn của nó cũng chỉ có hai màu hồng đen.
Mã Thế Vĩ vừa nói vừa chỉ vào chén rượu ở trên bàn. Tất cả mọi người đều gật đầu. Màu sắc của chén rượu này quả thật chỉ có một. Màu đỏ này không phải là màu đỏ tươi của thời kỳ sau này mà là màu đỏ sậm.
- Còn nữa, mặt trên của nó còn có một vết rạn lộ ra vết nước sơn khá dày. Qua từng thời kỳ thì nước sơn của nó có từng đặc điểm riêng. Vào thời kỳ chiến quốc thì nước sơn dán rất dày, màu tối là chiếm đa số. Còn cái chén kia thì thuộc thời kỳ nào cũng rất khó nói. Nhưng nhìn nước sơn thì quả thật là có đặc điểm của thời kỳ chiến quốc.
Mã Thế Vĩ nói xong một hơi rồi uống một ngụm cà phê, lẳng lặng ngồi xuống.
Kỳ thật y còn có rất nhiều điều chưa nói. Cái đồ vật này tuy được khai quật nhưng thời gian lại sớm hơn so với con tiểu sư tử. Mã Thế Vĩ tính ra thì đồ vật này ít nhất cũng đã được khai quật hơn trăm năm rồi.
Việc khai quật và truyền lại cho đời sau vẫn có nhiều điểm khác nhau. Mã Thế Vĩ là chuyên gia khảo cổ, với đồ vật này thì cũng có nghiên cứu sâu một chút.
Chẳng qua món đồ này cần đến những chuyên gia chuyên nghiệp cho nên y không cần phải nói nhiều. Chỉ cần nói ra những gì mình nhìn thấy là được.
- Thật là bội phục. Tôi thấy giáo sư Mã có thể chuyển nghề làm chuyên gia thẩm định rồi đấy.
Lý Dương lại giơ ngón tay cái ra, cười nói. Lý Dương với nước sơn thì không hiểu biết lắm. Hắn không thể nhìn qua nước sơn mà suy đoán được niên đại. Vậy mà Mã Thế Vĩ lại nhìn ra được nước sơn bên ngoài của chén rượu mà đoán ra được nó có từ thời kỳ chiến quốc. Đây tuyệt đối chính là một chuyên gia đích thực.
- Thời kỳ chiến quốc? Lý Dương, thế thì đồ vật này có giá bao nhiêu tiền?
Hà Kiệt lại hỏi một câu. Khảo cổ dù sao thì y cũng chẳng hiểu một chút nào. Cái làm cho Hà Kiệt quan tâm nhất là giá trị. Giá trị càng cao thì chứng tỏ đó là thứ tốt.
Thạch Cần và Đường Tiếu Tiếu biểu hiện cũng không khác mấy. Nước sơn có từ thời kỳ nào thì cũng không quan trọng bằng rốt cuộc cái thứ này có giá là bao nhiêu.
- Những đồ vật sơn mài cổ thì cũng không có nhiều người coi trọng. Cho nên giá trị bình thường cũng không cao. Vả lại cái chén này cũng đã bị hư hao, hơn nữa vũ thương đa phần đã xuất hiện đầy đủ. Do đó cũng sẽ ảnh hưởng đến giá trị của nó.
Lý Dương do dự một chút rồi chậm rãi nói:
- Quan sát trên thị trường mà nói thì tôi cho rằng nó cũng đáng giá hai trăm ngàn đồng. Nếu gặp được người thích nó thì ba trăm ngàn cũng không chừng. Nhưng tôi tin rằng, trong tương lai, nó nhất định sẽ tăng giá.
- Hai trăm ngàn?
Hà Kiệt hơi sửng sốt, sự hứng thú trên mặt giảm đi. Hai trăm ngàn đồng chẳng là gì trong mắt của y. Lúc đầu y cứ tưởng rằng vật này phải có giá trên một triệu đồng chứ. Nhưng kết quả cuối cùng thật đúng là làm cho y có chút thất vọng.
- Anh Kiệt, sưu tầm không thể chỉ nhìn giá trị của nó mà còn phải nhìn ý nghĩa của nó. Ông cụ thường xuyên nói với em như vậy.
Xem bộ dạng của Hà Kiệt, Lý Dương lập tức đoán được suy nghĩ trong lòng anh ta, bật cười nói một câu.
Lý Dương khuyên Hà Kiệt nhưng trong lòng cũng không nghĩ gì. Hà Kiệt cũng không phải muốn trở thành nhà sưu tầm đồ cổ nên không thể hiểu được ý nghĩa của các vật phẩm. Lý Dương hiện tại cất chứa vật phẩm rất ít nhưng lại không có bất cứ một vật sơn mài nào. Nếu vật này lọt vào tay Lý Dương thì coi như lấp chỗ khuyết cho hắn.
Có được đồ vật sơn mài cổ là quốc bảo thì xem như đó cũng là vận may.
Mặc kệ nói như thế nào thì một bảo bối có giá mấy trăm đồng cũng đáng giá hơn mấy trăm ngàn đồng. Cái này xem như là một món hời nhỏ. Việc ăn may đối với Lý Dương mà nói thì chính là một niềm hứng thú. Món hời to hay nhỏ đều không quan trọng.
Sau khi ở quán cà phê nghỉ ngơi một hồi, một số người trực tiếp quay trở về khách sạn. Triệu Vĩnh cũng chờ mệnh lệnh của Lý Dương mà đi theo vào khách sạn. Anh ta ở một mình một phòng.
Sau khi nghỉ ngơi một đêm, Lý Dương cảm thấy tinh thần cũng tốt hơn lên rất nhiều.
Hà Kiệt, Mã Thế Vĩ cơ bản cũng hồi phục lại tinh thần. Sau khi ăn sáng xong, liền kêu Thạch Cần và Đường Tiếu Tiếu cùng đến cung điện Potala.
Cung điện Potala là cung điện nổi tiếng nhất ở Lạp Tát, tọa lạc ngay trong thành phố. Dù sao cũng đã đến đây rồi thì không đi tham quan cung điện Potala thì thật là đáng tiếc.
Trước 12h trưa thì mọi người đều về dến khách sạn. Sau đó thu dọn hành lý, dùng bữa cơm trưa xong thì lập tức lên xe xuất phát.
Trát Đạt Huyền là khu hành chính của Tây Tạng, còn Lạp Tát thì nằm ở phía tây. Lạp Tát cách Trát Đạt Huyền 1300km.
Khoảng cách này thì với giao thông thuận lợi như ở Trung Nguyên thì chẳng là cái gì. Lái xe với tốc hộ cao thì chỉ cần mười mấy giờ là đến nơi. Nhưng ở Tây Tạng thì khoảng cách này phải mất hơn một ngày.
Phụ trách an toàn cho Lý Dương chính là Triệu Vĩnh. Ngoài ra còn có Hà Kiệt nữa. Sau khi thương lượng qua, Triệu Vĩnh quyết định dùng một ngày rưỡi đế đến Trát Đạt Huyền. Nhiệm vụ lần này của bọn họ cũng không gấp.
Vào thời điểm xuất phát, Lý Dương lại gọi điện thoại cho Hà lão, báo cáo lại hành trình của mình. Việc có được vũ thương thời chiến quốc Lý Dương cũng kể lại cho ông cụ nghe. Có thể tìm được một đồ sơn mài cổ của Trung Nguyên ở Lạp Tát thật không phải dễ dàng.
Buổi tối, đám người Lý Dương đến Lạp Tư Huyền và dự định ngủ lại đây.
Sau khi dừng lại không bao lâu, Lý Dương liền cùng với chàng ngốc Lưu Cương ra ngoài một chuyến, hơn hai giờ sau mới trở về. Triệu Vĩnh cố nén giận, yêu cầu Lý Dương lần sau không được phép ra ngoài một mình. Điều này làm cho Lưu Cương có ý kiến.
Tám giờ tối ngày hôm sau, sau khi đi suốt cả một ngày, rốt cuộc đám người Lý Dương cũng đến Trát Đạt Huyền.
Một ngày ngồi xe khiến cho tất cả mọi người đều mệt mỏi, đặc biệt là Hà Kiệt và Đường Tiếu Tiếu. Sau khi xuống xe, hai người vào phòng không thấy trở ra nữa.
Thạch Cần và Mã Thế Vĩ còn đỡ, còn cùng với Lý Dương đi ăn một chút gì đó rồi mới trở về phòng của mình. Nơi mà đám người Lý Dương ở chính là khách sạn của cục thủy lợi ở Trát Đạt Huyền, điều kiện ở rất bình thường. Tổng số dân cư ở cái thị trấn nhỏ này chỉ khoảng mười ngàn người, nghĩ muốn có một khách sạn sang trọng cũng không có khả năng. Cũng may mọi người đều biết lần này đến đây là vì nhiệm vụ nên cũng không lên tiếng phàn nàn làm gì.
Siêu Cấp Hoàng Kim Thủ
Tác giả: Tiểu Tiểu Vũ