Siêu Thị Của Tôi Thông Kim Cổ

Chương 78

Người Dịch: Lan Thảo Hương. 

Ngày này rất kích thích đối với gia đình Quý Hòa, nhất là Trọng phụ và Trang Cơ. Ban đầu tưởng rằng nhi nữ đều đã táng thân biển rộng, nhưng khi họ vô cùng đau buồn thì nhi nữ lại bình an trở về. Không chỉ thế, khi cả hai đứa nhỏ lưu lạc trên hoang đảo lại gặp được kỳ ngộ và kiếm được rất nhiều lương thực cùng tài vật. 

Trang Cơ uống thuốc Quý Hòa pha không bao lâu đã cảm thấy toàn thân nhẹ nhàng hơn nhiều. Nói ra, đây chính là thuốc kháng sinh độc quyền của Trung Quốc, và khi nó sử dụng cho những người chưa bao giờ uống thuốc kháng sinh như Trang Cơ thì hiệu quả tuyệt đối nhanh chóng.

Mới không bao lâu, Trang Cơ đã cảm thấy mình gần như khỏi hẳn nên nàng đứng lên bận trong bận ngoài muốn làm một bữa tiệc lớn cho hai người Quý Hòa. Trước đó nàng bị bệnh liệt giường nên dậy không nổi, do đó cơm canh trong nhà đều là một tay Quý Hòa thu xếp. 

Quý Hòa vẫn còn nhỏ nên đồ ăn làm ra cũng chỉ tính là tạm chấp nhận để no bụng. Ngày thường, nhà Quý Hòa chỉ ăn hai bữa một ngày. Sau bữa ăn nóng vào buổi sáng, cha của Quý Hòa và Trang Cơ sẽ đi ra biển trên chiếc thuyền nhỏ, còn hai tỷ đệ Quý Hòa sẽ loanh quanh trên bờ biển tìm kiếm tôm cá mắc cạn ở trên bờ. 

Mọi người ở làng chài không ai ăn trưa, nên nếu thấy đói khi ra khơi bắt hải sản thì họ sẽ nhặt tạm một vài con ốc con sò ở bờ biển và cạy mở ăn cho no bụng.

Trang Cơ nấu một nồi canh cá lớn từ con cá mà trượng phu bắt được ngày hôm qua. Sau khi để lại một phần riêng cho Trọng phụ, mẹ con ba người mỗi người cầm một bát canh cá và nhúng vài miếng bã đậu vào đó bắt đầu ăn. Với họ, đây đã là một bữa cơm rất phong phú. 

Bột đậu trộn với ngô của nhà Quý Hòa là do bọn hắn dùng cá khô mang tới trong thành đổi về từ người khác. Làng chài gần biển, tuy có một số nơi cũng có đất nhưng nó không thích hợp để trồng lương thực. Lúc trước cũng có người đã thử trồng nhưng sản lượng cực kỳ thấp, mặc kệ là hạt kê hay cao lương thì hầu như bận rộn suốt hơn nửa năm cuối cùng chỉ thu hoạch được nhiều hơn mấy nắm so với lúc gieo hạt. Với thời gian và sức lực đó, hai chuyến ra khơi đổi lại những mẻ cá đánh bắt được còn nhiều hơn thế.

Sau khi ăn xong, Quý Hòa đi ra cửa để đổi cho Trọng phụ trở về ăn cơm. Nàng tránh mọi người đi về phía chỗ bờ cát lúc sáng nàng lên bờ, nhưng ở đó lại không bắt gặp bóng dáng Trọng phụ đâu. Quý Hòa đoán A đa đã ở trên đảo, sau khi đi loanh quanh hai vòng, nàng kiễng chân lên nhìn hòn đảo nhỏ bằng lòng bàn tay trước mắt. 

Một lúc sau, nàng thấy bọt nước nổi lên trên mặt biển lặng sóng. Đó là Trọng phụ đang kéo lương thực trên tay và từ từ bơi về phía bờ. Thấy thế, Quý Hòa kinh hoảng nhìn xung quanh, sau khi xác định phụ cận không có người khác mới yên lòng. 

Đợi Trọng phụ lên bờ, Quý Hòa vội vàng bước tới cầm lấy lương thực trên tay hắn, không hiểu hỏi: "Không phải nói đợi tới đêm sẽ chèo thuyền qua đó chuyển đồ sao A đa?".

Trọng phụ không để nữ nhi cầm đồ, mà bước nhanh đi vòng qua nàng và đặt hai bao gạo trong tay vào một hang đá ngầm: "Còn không phải do ta thấy chung quanh không có người, mà chính mình ngồi không ở đây lại thấy không thoải mái nên mới bơi qua chuyển một ít về trước". 

Quý Hòa đứng sau lưng hắn nghiêng người nhìn vào bên trong. Thấy đã có mấy bao lương thực chất đống trong đó liền biết A đa đã về về tới tới mấy lần.

Trọng phụ đặt túi gạo xuống liền muốn trở lại nhảy xuống biển tiếp. Thấy thế, Quý Hòa nhớ ra mình tới để gọi A đa về ăn cơm nên vội vàng gọi lại hắn: "A nương bảo ta tới trông thay cho A đa về ăn cơm". 

"Ta còn chưa thấy đói nên chưa ăn vội. Ngươi tới vừa đúng lúc, ngươi ở đây trông coi để ta đi chuyển thêm hai chuyến nữa. Nếu có người tới thì ngươi nói lớn một chút để nhắc nhở ta". 

Dứt lời, Trọng phụ lại lao vào trong biển tiếp. 

Phải nói rằng ngày hôm nay vận may của họ rất tốt. Trọng phụ ở trong biển đi đi về về hết sáu, bảy lần mới chuyển hết tất cả mọi thứ lên bờ. Và trong lúc đó không hề có người tới đây. 

Nhìn lương thực cùng tài vật chồng cao trong hang đá ngầm, Trọng phụ tuy mệt đến mức ngồi thở hổn hển trên bờ cát nhưng toàn thân hắn từ trong tới ngoài đều tản ra tâm tình vui sướng. 

Hai cha con ở quanh hang đá ngầm trông cả ngày, ngẫu nhiên có người ra biển bắt hải sản có đi ngang qua thấy họ đã ở đây liền sẽ không tiếp tục đi tới nữa. Dù sao đường ven biển dài như vậy, có rất nhiều chỗ có thể ra biển bắt hải sản nên hoàn toàn không cần thiết phải chen chúc với những người khác. 

Đợi khi trời tối hẳn, Trọng phụ và Quý Hòa bắt đầu hóa thân thành con kiến dọn nhà, từng chút từng chút chuyển lương thực về nhà. Lúc đầu, bọn hắn còn không dám một lần chuyển quá nhiều vì sợ trên đường về sẽ bị người đụng phải. Nhưng sau mấy chuyến không thấy bóng dáng một bóng người, bọn hắn càng trở nên lớn gan hơn.

Sau khi hai cha con dọn hết đồ về nhà sau mấy chuyến, Trang Cơ đã đổ hết gạo vào một chiếc vạc gốm lớn trong nhà. Gạo trắng trong bao khiến cả Trang Cơ và Trọng phụ đều rất ngạc nhiên. Trang Cơ thậm chí còn vừa khóc vừa cười khi nắm chặt một nắm gạo trắng trong tay. Nếu không phải sợ âm lượng quá lớn sẽ dẫn người tới thì nàng khẳng định sẽ hoan hô thật lớn. 

Gạo trắng Trang Cơ có biết, nhưng nàng chưa từng mua bao giờ. Thứ lương thực quý giá như gạo trắng và bột mì trắng chỉ có các quý tộc mới dám mua về ăn. Còn những bình dân như bọn hắn, bã đậu mới là món chính. Ngẫu nhiên ăn được một bữa cháo ngô trộn đã xem là hiếm. 

Số gạo trắng này, Trang Cơ không nỡ ăn. Nàng dự định đợi Trọng phụ trở về sẽ để hắn vụng trộm chở số gạo này đến nơi xa hơn để bán. Đổi thành vải vóc hoặc là hạt kê đều được và nó đủ cho một nhà bọn hắn ăn được mấy năm. 

Những chiếc túi dệt đựng gạo, túi ni lông và thùng giấy đựng muối đường đều được Trang Cơ tháo ra và xếp ngay ngắn ở một bên. Vì có thể đựng hết số đường mối này mà Trang Cơ đã phải lật hết tất cả các đồ đựng trong nhà ra. Giờ các bình gốm, vạc gốm, nồi gốm trong nhà đều dùng để đựng gạo, muối và đường cát.   

Nhìn chiếc túi dệt xếp chồng lên nhau ở dưới chân, Trang Cơ lưu luyến không rời hỏi Quý Hòa: "Ta thấy mấy cái túi này rất tốt, vừa rắn chắc lại đẹp mắt. Nếu dùng nó làm màn cửa hay quần áo đều rất tốt. Thật sự không thể giữ lại được sao?". 

Trong nhà Quý Hòa không có cửa và ở trong làng chài cũng không nhà ai có cửa cả. Nếu nhà nào có điều kiện tốt một chút thì họ sẽ dùng vải thừa của nhà may thành màn cửa và treo nó trên cửa, cũng coi như có thể chắn gió lạnh bên ngoài. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không có vải thừa. Phàm là trong nhà có một ít vải thừa đều bị nữ chủ nhân quản gia công việc trong nhà tiết kiệm dành dụm lại, để sau này vá vào những bộ quần áo bị hỏng.

Ngày nay mỗi người chỉ có một hoặc hai bộ quần áo. Thường thì họ chỉ mặc một hoặc hai bộ quần áo khi ra biển hoặc là làm việc, bởi đó là khi quần áo nhanh cũ nhất. Nhất là nam nhân, trên quần áo luôn khôn tránh được sẽ có vết thủng hoặc rách. 

Giá vải bây giờ khá cao, nhà Quý Hòa đã hai năm không mua quần áo mới, chứ đừng nói đến có vải thừa để làm màn cửa cản gió. Màn cửa nhà Quý Hòa đang dùng hiện tại là do Trọng phụ lên núi lấy cỏ khô trở về đan lại. Mặc dù nó cũng có thể cản gió nhưng rèm cửa làm bằng cỏ khô sẽ mục nát rất nhanh mỗi khi trời đổ mưa vào mùa thu đông. Cho nên một năm nhà họ phải bện hai, ba tấm màn cửa cỏ mới đủ. 

Trang Cơ ngày thường đã quen tiết kiệm, giờ bảo nàng vứt bỏ và thiêu hủy thứ tốt như vậy, chẳng khác nào đang đào tâm can của nàng. 

Tuy trong lòng Quý Hòa cũng có chút không nỡ, nhưng nghĩ tới lời cam đoan của mình với Vân Sơ, nàng lắc đầu nói: "Không được, ta đã đáp ứng đại tỷ tỷ một khi trở về thì sẽ tiêu hủy mấy thứ này. Bây giờ không thể nói mà không giữ lời". 

Trang Cơ còn muốn đấu tranh thêm chút: "Nói thì nói như thế, nhưng nếu chúng ta vụng trộm giữ lại mấy thứ này thì nàng ấy cũng không biết mà". 

Nghe vậy, Quý Hòa còn chưa lên tiếng thì Trọng phụ đã không đồng ý mở miệng quở trách trước: "Nói thế mà ngươi cũng nói được à? A Quý nói đúng, công tử đối với chúng ta không tệ nên chúng ta không thể nói mà không giữ lời được". 

[LTH: Công tử? Lộn hả Đồ Mi tỷ? ]

Trọng phụ cúi người ôm lấy những cái túi đi tới chỗ hay nhóm lửa thổi cơm thường ngày. Hắn không hề lưu luyến chút nào ném hết mấy chiếc túi trên tay vào đống lửa. Tuy nhiên, mùi hôi của những chiếc túi ni lông này khi đốt lên quá nặng, làm hắn phải vội vàng khều những chiếc túi chưa cháy ra khỏi đống lửa trước khi mùi khét khuếch tán. 

Sau khi xác định hàng xóm trái phải không bị mùi lạ hấp dẫn, Trọng phụ vội ôm lấy mấy chiếc túi còn lại và lấy đá lửa và chạy về phía ngoài làng. Gió lạnh trên bãi biển vào ban đêm không ngừng thổi, Trọng phụ đi lòng vòng và tìm được một đống đá ngầm để tránh gió. Sau hắn như tên trộm lén lút đốt sạch hết mấy cái túi còn lại. 

Nhìn đống tro tàn còn sót lại sau khi bị đốt cháy trên đống đá ngầm, hắn cảm thấy đặc biệt không an toàn nên lại nhấc chân đá tất cả chỗ tro còn lại trên đá ngầm vào trong biển. Làm xong tất cả, Trọng phụ rón rén sờ soạng trở về nhà. 

Đột nhiên có được nhiều lương thực và tài vật như vậy khiến Trang Cơ và Trọng phụ kích động cả đêm không ngủ được. 

Hoặc cũng có thể nói là------- Hai người họ không dám đi ngủ.

Bọn hắn lo sợ nếu mình ngủ say, ngày mai thức dậy lại thấy đồ trong nhà đã bị người khác lấy trộm hết.

Đây quả thật là hai người bọn họ buồn lo vô cớ. Làng chài chỉ có lớn ngần ấy, cộng lại chỉ mới có mười mấy nhà. Mà nhà Quý Hòa còn là nhà nghèo khó bần cùng nhất trong làng, tiếp theo chính là nhà Bá thúc của họ. 

Đúng vậy, nhà Bá thúc của họ cũng đang ở làng chài này. A đa của Trọng phụ đã gặp phải trận mưa khủng khiếp khi đi đánh cá mấy năm trước, và không ai trong số những người đi biển hôm đó có thể trở về. Hiện tại A nương Trọng phụ đi theo một nhà Đại huynh Bá Hoa của hắn cùng ở. 

Bá Hoa và thê tử hắn sinh được hai nữ một nam. Bá Hành là nhi tử lớn nhất của hắn, phía trên còn một người tỷ tỷ đã kết hôn với một nam tử ở phía bên kia núi vào năm ngoái. Còn tiểu nữ nhi của Bá Hoa năm nay mới năm tuổi, gọi là A Tự, thường là cái đuôi chạy theo sau hai tỷ đệ Quý Hòa. 

Trước đây Bá Hành cũng là thành viên của tiểu đoàn thể này. Nhưng năm nay hắn vừa tròn mười hai tuổi đã bị Bá Hoa kéo ra biển bắt cá, cho nên không còn thời gian để theo chân họ chơi đùa nữa. 

Trọng phụ còn có một người đệ đệ tên là Bá Thân, hắn ta nhỏ hơn Trọng phụ tám tuổi. Bởi vì phụ thân đi sớm nên không có người giúp đỡ, do đó đến giờ hắn vẫn còn chưa thành gia và đang cùng lão mẫu ở lại nhà Bá Hoa. Đợi khi để dành đủ tiền mới có thể cưới vợ thành gia. 

Ngày nay, chuyện kết hôn giữa những người dân thường không có nhiều điều kiện như sau này. Chỉ cần điều kiện phù hợp, lại đưa cho vài thớt vải bố là có thể lấy được nàng dâu. Chẳng qua, Bá Thân khó ở chỗ hắn giờ chưa có nhà. Nếu muốn thành gia, còn cần phải tích lũy đủ tiền để xây hai gian phòng trước, còn không sẽ chẳng có nhà nào nguyện ý gả nữ nhi cho hắn. 

Một nhà Bá Hoa cũng không phải nuôi không Bá Thân và mẫu thân Trọng phụ. Hàng năm, Trọng phụ đều sẽ đưa qua đó hai mươi cân cá khô và năm mươi cân bột đậu hỗn hợp. Đây xem như là phí phụng dưỡng của hắn. Vì Bá Thân còn chưa thành gia nên không cần đưa phí phụng dưỡng cho mẫu thân, nhưng hắn cần phải đưa ba trăm cân lương thực cho Bá Hoa, xem như đó là khẩu phần lương thực của hắn. 

Sau tất cả, Bá Hoa cũng cần nuôi cả một gia đình riêng của hắn, nên không có khả năng hắn nuôi ấu đệ đã trưởng thành mãi được. 

Tóm lại, dựa theo ấn tượng mà nhà Quý Hòa đã để lại cho người trong làng, thì dù ai có tâm tư muốn trộm đồ cũng sẽ không mắt nhắm mắt mở mà chọn tới nhà các nàng. 

Những lương thực và muối đường này cần phải được đưa đến trong thành đổi thành vải vóc cùng lương thực càng sớm càng tốt. Mà muốn bán những thứ này chỉ dựa vào một mình Trọng phụ quả là không được. 

Hắn trằn trọc suy nghĩ nguyên một đêm, vẫn là cảm thấy nên gọi Bá Hoa và Bá Thân tới. Nếu mang tới trong thành gần đây thì hắn lại không dám đi, bởi người trong làng chài cũng thường xuyên tới trong thành để đem cá khô đổi sang lương thực nên sẽ rất dễ dàng bị người nhận ra. Mấy thứ này nhất định phải chuyển tới thành trấn xa hơn để đổi lương thực, và việc gọi theo Bá Hoa và Bá Thân đi cùng sẽ càng an toàn hơn chút. 

Còn về lai lịch của mấy thứ này, Trọng phụ đã nghĩ kỹ nên nói như thế nào. 

Chuyện hai tỷ đệ Quý Hòa biến mất một ngày một đêm người trong làng đều biết tới. Sau khi Bá Hoa và Bá Thân ra biển trở về cũng nghe được tin tức còn tới hỏi qua. Vì vậy, Trọng phụ tính toán sẽ nói mấy thứ này là hai tỷ đệ Quý Hòa ở bờ biển cứu được một quý tộc và được họ đưa cho mấy thứ này làm báo đáp. 

Dù sao mấy thứ này người bình thường cũng không lấy ra được. Trọng phụ cũng không sợ Bá Hoa và Bá Thân sẽ không tin, bởi mấy thứ này chính là sự tồn tại chân chân thật thật nhất. Bọn hắn ngoại trừ tin vào lời nói của hắn thì không nghĩ ra được giải thích hợp lý nào khác. 

Sự tồn tại của cánh cửa gỗ quá nguy hiểm lại khó tin. Nếu không phải tự mình đã trải qua thì hắn có suy nghĩ nát óc cũng nghĩ không ra sẽ có chuyện như vậy. 

- -- HẾT CHƯƠNG 78 ---
Bình Luận (0)
Comment