Siêu Việt Tài Chính

Chương 126

Mọi người đầu tháng ủng hộ nguyệt phiếu đề cử leo bảng với nhé thank mọi người nhiều nhiều.

Bây giờ trên xe vẫn còn ồn ào náo nhiệt. Những người lấy ý kiến lẫn nhau, Người Hướng Dẫn Viên lúc này cũng cười hỏi.

- Sao nào mọi người đã có câu trả lời chưa.

Phùng Kiếm Nhất cũng muốn lấy lại mặt mũi nên trả lời ngay sau khi người hướng dẫn viên vừa kết thúc câu hỏi.

- Em nghĩ là 1866 hồi xưa làm gì có đầy đủ cơ sơ vật chất để xây dựng nên chắc ít nhất cũng bốn năm chắc mới xây xong. Thì đưa vào hoạt động thì là thư đâu tiên được gửi đi là năm 1866 là đúng nhất.

Ý kiến của Phùng Kiếm Nhất không phải là không đúng với hoàn cảnh và lịch sử theo đáng giá nhận thức chung thì ai cũng có thể xem như là câu trả lời thích hợp nhất.

Lúc này Thiếu Kiệt chợt nhớ ra người hướng dẫn viên du lịch đã ra một câu đố mẹo khác hay nếu không đọc kỹ có thể rơi vào cái bẫy tinh vi của người Hướng dẫn viên du lịch và bây giờ hắn cũng đã có đáp án cho câu hỏi trên.

- Theo em thì năm 1864 lá thư được đầu tiên được gửi đi, Vì chỉ cần chú ý một chút thì bạn kia sẽ chú ý, Chi đã nói rằng năm 1860, Pháp cho xây dựng “Sở dây thép” tức là Bưu điện thành phố ngày nay đó là lúc công trình được khởi công, Mà đến năm 1863, Sở dây thép mới được thành lập thì đáp án gần nhất là năm 1864 là phù hợp nhất. nếu để đến năm 1866 mà mới có lá thư đầu tiên được gửi đi thì có vẽ như hơi chậm chạm.

Bây giờ Phùng Kiếm Nhất nghe thấy bắt đầu mặt cũng đỏ lên mọi người trong xe đều cười đùa. Người hướng dẫn viên thấy thế cũng cười gật đầu nói.

- Năm 1864 là đúng tháng 10 năm 1863 con tem đầu tiên của nước ta được phát hành được in ấn tại hung ga ri và được sử dụng để gửi thư là năm 1864. Đến năm 1886, Bưu điện thành phố được khởi công xây dựng lại theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux, do không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của người dân. Năm 1891, trụ sở mới chính thức khánh thành. Ngày nay Bưu Điện Thành Phố cùng một số kiến trúc xung quanh tạo thành một quần thể di tích đặc biệt, trở thành biểu tượng khó thay thế của người dân trong thành phố. Các em sẽ được cận cảnh tham quan khi chúng ta tới nơi và cũng như ngắm nhìn kiến trúc pha trộn giữa phong cách châu âu và nét trang trí của châu á.

Dù từ khoảng cách Thiên Hoa đi đến bưu điện Trung Tâm thành phố không bao lâu nhưng cũng trải qua một con đường dài củ dòng người đông đút, giữa phố phường đan phát triển.

Khi xe vừa đến gần bưu điện thành phố thì mọi người đều xuống xe ngắm nhìn kiến trúc bên ngoài của nơi vừa đến. Bên ngoài, phía trước ngôi nhà trang trí theo từng ô hình chữ nhật, trên đó ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành điện. Trên các ô có đắp hình người đội vòng nguyệt quế, cùng chiếc đồng hồ lớn. Phía dưới đồng hồ vẫn còn lưu giữ năm khởi công xây dựng và khánh thành của tòa nhà.

Mặt tiền của bưu điện được trang trí những bảng tên một số danh nhân Pháp như Laplace, Voltaire, Arage, Gay-Lvssac... Hai bên vườn hoa trước cửa là hai tượng đài Bưu điện thời kỳ phát triển hiện đại.

Theo chân người hướng dẫn viên từng phong cách trang trí cũng như cách sắp xếp không gian của kiến trúc, Thiếu Kiệt mới thấy được rằng tuy nơi này có một số tuổi không hề nhỏ nhưng nó vẫn còn đó nét hiện đại,xen lẫn sự cổ kính của phong cách châu âu đương đại.

bưu điện có kết cấu hình khối với các vòm cung phía trên các khe cửa. Hệ thống cột, trụ chính, trụ phụ, mái hiên đều có kết cấu hình vuông. Đặc biệt, trên mỗi đầu trụ, cột được chạm khắc hoa văn, phù điêu công phu và tỉ mỉ. Đặc điểm ấn tượng khi khám phá bên trong bưu điện trung tâm thành phố là những mái vòm lớn ở cửa chính, dọc trần. Vòm cung lớn được chống đỡ bởi bốn trụ sắt nằm bốn góc, mỗi cột chống đỡ bốn kèo sắt tỏa ra bốn phía. Trên vòm tiền sảnh treo hai tấm bản đồ nói về lịch sử hình thành hệ thống viễn thông thành phố. Tấm bên phải là bản đồ thành phố và các vùng lân cận năm 1892, tấm bên trái là bản đồ đường dây điện của quốc gia và nước láng giềng năm 1936.

Chính giữ bưu điện có bốn dãy bàn gỗ lớn được xếp dọc để phục vụ người dân có nhu cầu khai báo, ghi chép thư từ, bưu phẩm. Bưu điện trung tâm hoạt động bình thường vào tất cả các ngày trong tuần, phục vụ khách du lịch và người dân thành phố các dịch vụ liên lạc hiện đại cũng như nhiều dịch vụ truyền thống. Tiêu biểu của các dịch vụ truyền thống như bưu phẩm ghi số hẹn giờ, văn hóa lưu niệm, điện hoa, phát chuyển nhanh…

Người hướng dẫn viên không ngừng nói về lịch sử hình thành và phát triển vốn có của bưu điện, mọi người thì nhìn ngắm nhưng gì đang thấy ở trước mắt. Nếu ai đã từng một lần bước chân vào nơi đây đều sẽ như thế nó không ồn ào náo nhiệt, mọi người có thể thấy được nơi đây vẫn còn những buồng điện thoại được sử dụng. Nơi đây vẫn lưu giữ 14 bốt điện thoại chia làm hai bên sảnh chính để phục vụ người dân và du khách có nhu cầu liên lạc cũng như hoài niềm về một thời quá khứ đã qua.

Với nhiều du khách, gửi bưu ảnh từ Bưu Điện trung tâm Sài Gòn tới người thân và bè bạn là một cách lưu giữ kỷ niệm khá thú vị giữa thời hiện đại.

Lúc này mọi người như chìm đắm trong một khoảng không gian của nhưng năm thế kỷ 80 và 90 trông một nơi đô thị phồn hoa đang trên đà phát triển.

Ngọc Nhi như vừa tìm thấy điểm gì đó thú vị nên hướng người hướng dẫn viên hỏi.

- Chị ơi ông ấy ngồi đó làm gì thế?

Người Hướng Dẫn viên nhìn theo tay Ngọc Nhi đang hướng về chính giữa sãnh chính, nơi đó có một ông ông tóc đã bạc lưng đã còng, với một số người khách du lich đang vây quanh.

Lúc này người hướng dẫn viên cũng cười nói với Ngọc Nhi.

- Ông ấy là niềm tự hào ở nơi đây một con người rất tốt và hòa đồng với mọi người, ông ấy đọc viết được cả tiếng anh và tiếng pháp đấy, Ông tên là Dương Văn Ngộ, vốn là người gốc Hoa, sinh ra và lớn lên ở đây, gia đình có sáu anh, chị, em; ông là con thứ năm. Thời xưa, cha ông làm nghề thợ nguội, mẹ mưu sinh bằng nghề vá bao bố. Dù cả ngày cật lực làm lụng nhưng cuộc sống vẫn chật vật, ăn bữa hôm đói bữa mai nên từ nhỏ ông và các anh chị đã phải nghỉ học để cùng cha mẹ bươn chải làm thuê. Cậu học trò nghèo hiếu học năm 1942 được nhận vào học ở trường. Dưới thời Pháp thuộc, ngôi trường này chủ yếu dạy tiếng Pháp nên ông đã nói và viết được tiếng Pháp khá thành thạo.Sau khi tốt nghiệp, vì cuộc sống khó khăn, không có điều kiện được tiếp tục đi học nên ông xin vào làm lao công ở Bưu điện Thành Phố. Năm đó mới chưa tròn 16 tuổi nhưng với đức tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, chỉ trong vòng hai năm, ông được cất nhắc lên vị trí quản lý lao công. Năm 18 tuổi, Bưu điện tuyển công chức ngành viễn thông, ông nộp hồ sơ và thi đậu, sau đó không lâu được giao giữ chức Chánh sự bộ (thư ký).

Nghe được người hướng dẫn viên nói về cuộc đời của ông ông như thế. Thiếu Kiệt cũng hỏi.

- Vậy tính ra nếu tới thời điểm này thì ông cũng gắng bó với bưu điện gần năm mươi năm rồi. nhưng mà ông phải về hưu lâu rồi sao ông không ở nhà mà lại lên trên này.

- Chuyện này mọi người cũng như em đều đã hỏi qua ông nên chuyện của ông kể mọi người đề nhớ hết. Ông có kể là “Thời đó cha mẹ ông mất sớm, để lại mấy anh chị em phải nương tựa vào nhau. Ai cũng làm thuê làm mướn, để có được một công việc ổn định tưởng chừng như chỉ trong mơ. Hôm tôi biết tin mình chính thức trúng tuyển thì gần như cả đêm hôm ấy ông không thể chợp mắt được vì hạnh phúc khi được làm công việc yêu thích của mình, vừa nuôi sống được gia đình...”.Ông kể, công việc khi mới vào nghề chủ yếu là kiểm kê, dán tem, đóng dấu và giúp những người khác viết địa chỉ bằng tiếng Pháp, thỉnh thoảng có người nhờ dịch thuật thư từ tiếng Pháp sang tiếng Việt hoặc ngược lại.Năm 36 tuổi ông được cử đi học thêm lớp tiếng Anh. Hồi đó công nghệ thông tin chưa phát triển như bây giờ, người ta chủ yếu chỉ thông tin qua lại bằng thư tay. Thư từ trong nước chuyển ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài chuyển về cũng chỉ qua con đường này. Nên hầu như ngày nào ở bưu điện cũng rất đông người chen chúc, chờ đợi. Có thời kỳ cao điểm, một ngày ông phải viết, dịch thuật hàng chục, có khi hàng trăm cánh thư.

Mọi người nghe người hướng dẫn viên kể lại như thế cũng hứng thú với những gì về ông nên mọi người đều đồng ý lại chổ ông ngồi. Đúng như người hướng dẫn viên nói ông khá vui vẻ, hòa đồng. Khi được mọi người nói ông kể tiếp về những gì xảy ra với ông, thì ông đều cười. Bây giờ ông lại thay cho hướng dẫn viên nói về lịch sử hình thành và phát triển của bưu điện.

Gần 50 năm trong nghề, không biết bao nhiêu cánh thư đã qua bàn tay và khối óc ông để đi ra thế giới. Đến năm 1990, ông được về nghỉ hưu. Nhưng đối với ông, mỗi ngày được gắn bó ở Bưu điện thành phố, được làm công việc “truyền tin” và gặp những vị khách khắp nơi trên thế giới không còn đơn thuần là cuộc chạy gạo mưu sinh mà đã là niềm vui trong cuộc sống, nên cảm giác những ngày đầu về vườn.

- đôi tay cứ ngứa ngáy, buồn đến độ muốn chết...

Không chịu đựng được những nỗi buồn, ông lại đạp chiếc xe cọc cạch đến cơ quan cũ chỉ để được gặp và trò chuyện với đồng nghiệp trong giờ nghỉ, được thỏa sức chuyện trò với những người bạn ngoại quốc:

- Họ hỏi tôi rất nhiều về những danh lam thắng cảnh và con người đất nước ta. Mỗi lần như thế tôi lại được tự hào giới thiệu bản sắc của nước mình...

Sau nhiều lần trở lại thăm cơ quan cũ, tôi chứng kiến cảnh nhiều lớp nhân viên trẻ của bưu điện còn thiếu kinh nghiệm, làm việc có phần chậm trễ trong khi khách chờ đợi rất đông và nhu cầu dịch thư rất lớn nên ông xông xáo xắn áo phụ giúp. Dần dần ông đề đạt ban lãnh đạo tạo điều kiện để mình hỗ trợ dịch thuật, viết thư thuê khi khách có nhu cầu.Ban lãnh đạo bưu điện nghe xong liền đồng ý ngay. Họ cũng tạo điều kiện cho tôi được làm việc ở bàn ghi chép và được ăn uống nghỉ ngơi ở một phòng nhưng tôi luôn tâm niệm phải gắng làm việc hết khả năng của mình, còn lại tôi không muốn ảnh hưởng hay liên lụy gì đến mọi người nên đã từ chối mọi đãi ngộ khác...thời đầu khi mới bén duyên với nghề viết thư thuê, ở thành phố cũng có rất nhiều người theo nghề này.

Những năm ấy chưa có nhiều trung tâm dịch thuật, Internet và công nghệ gửi thư qua email, điện thoại cũng chưa phát triển như bây giờ… nên nghề viết thư thuê được xem là nghề của trí thức và phát triển rất thịnh. Những ai biết đọc và viết được tiếng Pháp, tiếng Anh thì mỗi ngày có thể thu nhập rất khá.Ngoài viết thư, hồi trước một ngày có đến gần chục người tìm đến nhờ dịch thuật. Tuy nhiên ngày nay số khách cũng dần giảm đi. Những đồng nghiệp cũng đều đã “rơi rụng”, người trẻ không có ai theo nghề, chỉ còn lại một mình ông đeo đuổi cái nghiệp viết thư tay.Một bức thư không chỉ truyền đạt thông tin mà còn chứa đựng những tâm tư tình cảm của người viết. Do vậy để dịch được một bức thư từ tiếng Anh, tiếng Pháp sang ngôn ngữ quốc gia hoặc ngược lại từ ngôn ngữ quốc gia sang tiếng nước ngoài sao cho trọn ý, mềm mại là điều không hề dễ dàng.Người dịch phải nắm rõ được tâm ý của người viết gửi trọn vào câu từ trong thư, để từ đó mỗi câu mỗi từ cũng phải truyền đạt được tình cảm họ đến với người nhận... Lúc đó người dịch thuật mới làm tròn cái tâm và tâm huyết với nghề của mình. Do vậy, những vị khách từng tìm đến, được ông tận tình giúp đỡ đã dần dần “bắt rễ”, mỗi khi cần viết thư cho người thân ở nước ngoài, họ đều không quên ghé lại.

Những gì ông kể đều khắc sâu trong những tâm hồn của những học sinh trên xe. Ai cũng im lặng lên xe cảm nhận lấy cái gọi là thời gian của một ông cụ làm nghề dịch thuật viết thư tay cuối cùng của thành phố hiện đại và phát triển.
Bình Luận (0)
Comment