Sổ Tay Người Vợ Có Chồng 7 Năm Ngứa

Chương 66


Trình Nam và Trần Tư Mỹ chính thức trở thành bạn bè, trên một phương diện nào đó hai người thật sự là hai mảnh ghép vừa khít vào nhau.
Trần Tư Mỹ có tính tình bình lặng, phải nói là có hơi lạnh nhạt.

Cô ấy là một cô gái vô cùng lễ phép và hiểu chuyện, nhưng trong sự lễ phép ấy luôn tồn tại một sự lãnh đạm khiến người khác phải e ngại.
Trùng hợp Trình Nam lại là một người ngược lại hoàn toàn.
Chàng trai thích cười và mang sức sống nồng nhiệt như mặt trời ấy quả thật là một người bạn tuyệt vời và chu đáo, ở bên cô những lúc cô cần, cho cô không gian riêng tư những lúc cần thiết.
Những buổi cuối tuần hẹn nhau leo núi theo đề nghị của cô hay vào trung tâm thể thao chơi bóng khiến họ xích lại gần nhau hơn.

Trần Tư Mỹ đối ai cũng nhạt như nước nhưng khi bên anh lại hiếm khi xị mặt quá mười lăm phút.
Mối quan hệ giữa bọn họ dần dần biến thành một sắc thái khác, ai cũng nhận ra nhưng lại ăn ý chưa hề đề cập tới.

Bước ngoặc rồi cũng đến, nhưng theo một cách không ai ngờ tới.
Trần Tư Mỹ đeo ba lô rời khỏi trung tâm pháp y lúc trời vừa nhá nhem tối, sau hai ngày liên tục khám nghiệm cùng phân tích mẫu vật cho một vụ án mới nhất.

Người anh làm cùng sở cảnh sát vừa nhắc nhở cô một điều mà dường như cô quên một cách cố ý: Đã hơn nửa năm Trần Tư Mỹ chưa về thăm nhà, đồng nghĩa với việc cô chưa hề bước chân vào ngôi nhà với những con người xa lạ ấy từ hơn sáu tháng rồi.
Tần Tranh bảo rằng mẹ của cô nhớ cô.

Nhưng chẳng phải giờ này bà ấy vẫn đang bận rộn chăm sóc cho "người chị khác cha - khác mẹ" kia của cô sao?
Trần Tư Mỹ không muốn trở lại ngôi nhà xa hoa lạnh lẽo ấy để làm một cái bóng mờ nhạt làm nền cho hạnh phúc của người khác, nhất là không muốn đối mặt với người đàn ông đã đem mình lên bàn cân đong đếm rồi lựa chọn vứt bỏ để theo đuổi Thiệu Minh Hạnh ngay khi cô ta vừa ngoắc ngón tay.
Cũng chẳng phải tình yêu sâu đậm gì cho cam, người đàn ông có tên Lại Chí Khiêm ấy sở dĩ có chút đặc biệt vì anh ta là người thứ hai sau bao nhiêu năm cho cô cảm giác được chú ý, được bảo vệ.
Ngày vui ngắn chẳng tày gang, ngay khi có dịp bước chân vào nhà họ Thiệu, lúc anh ta biết rõ địa vị xấu hổ của cô trong ngôi nhà này cũng là lúc chọn cho mình một mục tiêu mới.

Hai người đó ai cũng có nhu cầu lợi dụng lẫn nhau.
Thiệu Minh Hạnh muốn dùng thủ đoạn dụ dỗ anh ta bỏ rơi cô để thỏa mãn tính ích kỷ của bản thân mình, từ nhỏ đến lớn cô ta luôn nhìn Trần Tư Mỹ không vừa mắt, chỉ chăm chăm muốn thấy cô chịu cảnh bẽ bàng.

Vừa hay Lại Chí Khiêm cũng là một người có dã tâm, muốn đu cành cao một bước lên mây.
Tâm cơ của người đàn ông từng trải dĩ nhiên bỏ xa cô tiểu thư chưa trải sự đời như Thiệu Minh Hạnh tám con phố.

Kết quả là chưa đầy bốn tháng sau khi Lại Chí Khiêm nói đủ lời phiến tình chia tay Trần Tư Mỹ, hai người kia đã dắt tay nhau tiến vào lễ đường với cái bụng đang lùm lùm của Thiệu Minh Hạnh.
Từ đầu đến cuối Trần Tư Mỹ đều không xuất hiện, bởi cô quá thất vọng và chán ngán với thái độ của mẹ đẻ mình, người vì làm mẹ kế sợ tiếng đời dị nghị mà chưa bao giờ đứng về phía con gái ruột của mình.


Trong mắt bà ấy chỉ có đôi con trai con gái của người chồng sau mới xứng đáng được bảo bọc và nuông chiều, bởi vì chúng không có mẹ.

Thế nhưng bà ấy lại quên rằng Trần Tư Mỹ cũng là một đứa bé không cha.
Thuở nhỏ bước vào nhà họ Thiệu với thân phận con gái riêng của vợ kế đầy xấu hổ, cô bé Trần Tư Mỹ phải đối mặt với ánh nhìn soi mói của người nhà họ Thiệu, sự ghẻ lạnh của đứa con trai lớn, sự khinh thường khiêu khích của đứa con gái nhỏ chỉ hơn cô ba tuổi.

Mà lúc ấy, bà Mai Hà mẹ của cô chỉ biết e ngại không phản kháng hay ra mặt bênh vực cô, chỉ biết bắt cô nhường nhịn.
Nực cười là đến một người anh họ trên danh nghĩa như Tần Tranh còn đối xử công bằng với cô hơn cả mẹ ruột.

Bởi vậy, hai tiếng "anh Ba" mà cô gọi anh luôn mang theo tình yêu thương và dựa dẫm của một người em gái đối với anh trai mình.

Từ nhỏ đến lớn Trần Tư Mỹ chưa bao giờ lẫn lộn đó là tình cảm trai gái cả, mặc cho Thiệu Minh Hạnh nhiều lần bóng gió chì chiết cô muốn học theo mẹ quyến rũ đàn ông để bước chân vào nhà danh giá.
Theo tuổi đời ngày càng lớn, Trần Tư Mỹ học được cách phớt lờ mọi thứ.


Cái gì là uất ức, tủi thân? Chỉ cần cô không để ý sẽ không thấy tổn thương.

Nhưng đối với những người và sự việc cô để ý, Trần Tư Mỹ nhất quyết không buông tay.
Chiếc xe thể thao đời mới với vẻ ngoài rêu rao nghênh ngang chặn lối đi của Trần Tư Mỹ.

Từ trong xe, khuôn mặt cau có của Thiệu Húc Khanh hiện ra sau cửa sổ.
Trần Tư Mỹ thở dài.

Cuộc sống này chưa đủ xúi quẩy hay sao?.

Bình Luận (0)
Comment