Soán Đường

Chương 170

Hoàng Quân Hán trước khi cùng với Lý Ngôn Khánh khai chiến với Lý Mật đã đích thân đi tới Củng huyện.

Hắn chỉ có một yêu cầu duy nhất là tận mắt nhìn thấy Lý Mật bị giết chết, chuyện này Lý Ngôn Khánh nhẹ nhàng đáp ứn mà Hoàng Quân Hán về vấn đề chiến trận cũng rất có kinh nghiệm, sau khi quy thuận Lý Ngôn Khánh hắn ở Hắc Thạch quan đứng vững gót chân hiện tại là quan bái Ưng Kích Lang Tướng, nghe theo lệnh của Diêu Ý, bây giờ theo lời của Lý Ngôn Khánh thì hắn được điều tới Long Hổ, chỗ này cơ bản đã thuộc về Yển Sư.

Cách Hắc Thạch độ mười lăm dặm, cùng với Yển Sư tạo thành một đường thẳng tắp.

Lưng dựa vào núi có thể dễ thủ khó công, đảm nhiệm là lô cốt của Yển Sư.

Sau khi sắp xếp xong xuôi tất cả, Lý Ngôn Khánh cùng với Tổ Thọ đi xuống rời khỏi thư phòng.

Hai người đi tới trước cửa Lý phủ thì đã thấy xe ngựa chuẩn bị thỏa đáng.

Trưởng Tôn Vô Cấu vì mang thai cho nên Lý Ngôn Khánh quyết định dẫn người nhà tới Tung Sơn mừng năm mới.

Ngôn Hổ cũng nhiều lần gửi thư thúc giục Lý Ngôn Khánh tiến về Thiếu Lâm.

Vô Cấu cùng với Tiểu Niệm đã ngồi lên trên xe.

Bùi Thúy Vân thì cùng với nhị nương của mình ôm lấy đệ đệ đầy tuổi ngồi trên một chiếc xe khác.

Con của Bùi Nhân Cơ tên là Bùi Hành Kiệm, má ngọc trắng trẻo vô cùng đáng yêu, Bùi Thúy Vân nói Bùi Hành Kiệm không giống như Bùi Hành Nghiễm, Bùi Hành Nghiễm dáng vẻ hiếu động mà Bùi Hành Kiệm thì yên tĩnh.

Bùi Hành Kiệm?

Đây chính là một vị danh tướng giống như Tô Định Phương ở thời kỳ sơ đường.

Tổ Thọ sau đó cáo từ rời đi Liễu thanh thì nắm lấy hàm thiếc của Tượng Long dẫn Lý Ngôn Khánh lên ngựa, Lý Ngôn Khánh nhìn theo Đóa Đóa thì thấy ở sau nàng có hai người giống như hai cái đuôi, chính là Tiết Lễ và Tống Lệnh Văn hắn thấy thế thì lắc đầu.

- Tiết Lễ, Tống Lệnh Văn các ngươi không ở nhà sao lại tới đây?

Tiết Lễ cưỡi một con ngựa hào khí bừng bừng:

- Nhị nương nói để chúng con cùng với nhị nương đi Cấp quận mừng năm mới.

Ngôn Khánh gãi gãi đầu vung tay nói:

- Đi.

- Đi.

Hùng Khoát Hải cũng rống to thanh âm, người hô ngựa hí, đoàn người từ từ lên đường rời khỏi Củng huyện mau chóng hướng về phía Tung sơn.

Một hồi mưa xuân tan băng tan tuyết, mang tới dấu hiệu tốt của một năm.

Lý Ngôn Khánh mặc bạch y, từ từ bước trong núi, hắn ngẩng đầu nhìn tòa cổ tháp như ẩn như hiện phía trước.

Lúc này Thiếu Lâm vẫn không vang rền thanh danh như đời sau.

Đạt Ma tuy sáng chế ra thiền tông nhưng tất cả mọi người thời hiện tại đều biết Thiếu Lâm sau Động Lâm Tự, Bạch Mã, Hương Sơn. Về phần võ công của Thiếu lâm tự cũng không quá nhiều người nhắc tới.

Thiếu Lâm nuôi dưỡng võ tăng có quan hệ đến thời đại này.

Chùa miếu có rất nhiều ruộng đất điền sản, bọn họ cũng phải bảo hộ điền sản của mình, những võ tăng này kỳ thực cũng giống như hộ viện giữ nhà vậy.

Phật giáo từ khi thịnh hành cho tới nay rất có thủ đoạn vơ vét của cải, tiếp nhận sự cung phụng của hỉ nam tín nữ.

Dương Kiên trước kia được nữ sư nuôi lớn từ nhỏ cho nên đối với Phật giáo rất tôn sùng, vào năm Đại nghiệp, Phật giáo càng hưng thịnh hơn nữa.

Trên danh nghĩa Thiếu Lâm tự có không ít sản nghiệp, tuy không bằng Động Lâm tự, Bạch Mã tự nhưng mà sản nghiệp cũng không hề ít.

Theo sự thống kê ở năm ngoái thì Thiếu Lâm Tung Sơn thậm chí giữ gìn ruộng đất không tới một vạn thì cũng là bảy tám nghìn khoảnh.

Lý Ngôn Khánh lần này tới Tung Sơn sẽ ngụ ở Phách Cốc ổ ở đây.

Đối với chuyện mấy năm gần đây Thiếu Lâm trắng trợn thu mua đất Lý Ngôn Khánh cũng khó có thể bình luận, Huỳnh Dương trước mắt có rất nhiều đất đai hoang phế, một phương diện bọn họ có hiềm nghi sát nhập thôn tính nhưng một mặt nào đó, bọn họ cũng đảm bảo cho đất ruộng không bị bỏ hoang, cũng là một công lao hiệp trợ cho sự ổn định của Huỳnh Dương quận.

Dù sao một phần lớn thổ hào rời khỏi gia viên của mình sẽ mang tới khủng hoảng của một nhóm người lớn.

Thiếu Lâm tự với tư cách là một tòa chùa lớn có vô số tín đồ, bọn họ mua sắm ruộng đất cũng có thể khiến cho người ta yên tâm.

Lần này Lý Ngôn Khánh đến đây là vì muốn đốt mấy nén hương, hơn nữa còn trao đổi với Tư Mã Đạo Tín.

Nếu như...

Chỉ là nếu như.

Ngôn Khánh dùng chính sách điều chỉnh thuế ruộng thì sẽ khiến cho Thiếu lâm tự bị ảnh hưởng rất lớn, làm không khéo còn có khi dẫn tới đại họa.

Tuy nói Ngôn Khánh hiện tại vẫn khống chế được Huỳnh Dương nhưng vẫn còn nhiều phiền toái.

Ở trên eo núi, tại trong tòa đình đơn sơ, Ngôn Khánh hít một hơi dài, sau đó nói với Liễu Thanh ở sau lưng:

- Liễu Thanh, ngươi dẫn người trở về đi.

Liễu Thanh gãi gãi đầu:

- Thiếu gia lúc tiểu nhẩn rời đi, bốn vị nương tử nói tiểu nhân đi theo thiếu gia.

- Ha ha ngươi đi theo ta thì được gì nào?

Ta ở chỗ này thương lượng, ngươi về trước đi, buổi trưa lại đến.

Liễu Thanh không dám ở lại, khom người dẫn tùy tùng rời đi, tuy nhiên hắn không thật sự xuống núi mà ở cách lương đình ba bốn trăm bước, ngoại trừ nghỉ ngơi cũng có thể để ý tới Lý Ngôn Khánh .

Đứng ở trong đình viện Ngôn Khánh có thể nhìn thấy cảnh đẹp Tung Sơn.

- Đinh đinh đinh.

Từng tiếng chuông vang lên ở trong chùa quanh quẩn, Ngôn Khánh mỉm cười hướng về phía đường núi thông với chùa mà nhìn lại.

Ước chừng một nén nhang sau ở sơn đạo xuất hiện một lão tăng hùng tráng.

Lão tăng này một thân mặc y phục màu xám, bộ pháp phiêu động, ở phía xa xa nhìn thấy Lý Ngôn Khánh liền nở ra nụ cười, chân bước nhanh hơn.

- Cữu cữu.

Ngôn Khánh bước ra chào đón.

Lão tăng kia chính là Ngôn Hổ mặc dù đã qua năm mươi tuổi nhưng tinh thần vẫn tinh anh.

Quanh năm tập võ mặt khác lại chìm đắm nơi cảnh đẹp này, mỗi ngày được phật hiệu hun đúc, dưỡng sinh có đạo.

Hắn nhẹ nhàng cười một tiếng, dùng sức ôm lấy Ngôn Khánh:

- Ngọc oa nhi, con vẫn khỏe chứ.

- Con vẫn khỏe, ngắm nhìn cảnh đẹp lại nghe tiếng chuông buổi sáng thật có vài phần cảm xúc.

- Ha ha, cảnh sắc này, nhìn lâu rồi sẽ sinh ra chán mà thôi.

- Đây là đồ vật mà con muốn, con xem đi có phù hợp không.

Ngôn Khánh nhận lấy mở ra thì thấy ở trong đó có một cuốn sách, ở trên đó có vẽ mấy bức tranh tăng nhân tập võ.

Đây là một quyển thương phổ.

Vì chế tạo giáo gian nan cho nên Lý Ngôn Khánh đổi thành trường thương.

Chế tạo thương so với giáo thì đơn giản hơn rất nhiều, hơn nữa ở thời Tùy Đường cũng có không ít hảo thủ dùng thương, ví dị như Tần Quỳnh, Uất Trì Cung, tuy nhiên những thanh thương của bọn họ đều đúc bằng sắt, chính là thiết thương.

Uy lực rất lớn, đồng thời hao phí tài liệu cũng không nhỏ.
Bình Luận (0)
Comment