Soán Đường

Chương 205

Uất Trì Kính Đức thấy viện quân tan tác, tâm tư càng thêm bối rối.

- Lý vương gia, chuyện của Ấp vương ngày xưa mỗi người đều vì chủ của mình, cũng không phải là bổn ý của Kính Đức, vương gia cần gì phải đau khổ bức bách?

- Nếu ta giết con của ngươi, rồi nói cho ngươi biết đều vì chủ của mình, ngươi sẽ thấy thế nào?

Uất Trì Cung có một đứa con trai tên là Uất Trì Bảo Lâm, đồng thời cũng là người mà Uất Trì Cung yêu thương nhất, Lý Ngôn Khánh sắc mặt trầm lạnh, Trầm Hương giáo bay múa khiến cho Uất Trì Cung không có lời nào để nói, hai bên liều chết đấu với nhau mấy chục hiệp, Uất Trì Cung cắn răng một cái thúc ngựa chạy đi.

Lý Ngôn Khánh làm sao chịu bỏ qua, hắn thúc ngựa đuổi theo, hai con ngựa đuổi nhau, chỉ thấy bỗng nhiên trong tích tắc, song tiên của Uất Trì Cung phóng ra.

Chiêu liên hoàn này chính là Tát Thủ tiên, là tuyệt chiêu của Uất Trì Cung, Tượng Long bốn vó đột nhiên mềm nhũn, phủ phục xuống mặt đất, roi thép bay qua đầu của Lý Ngôn Khánh, nếu như vừa rồi Tượng Long châm nửa bước thì Lý Ngôn Khánh không chết cũng bị trọng thương, Uất Trì Cung thấy tuyệt chiêu thất thủ thì biết rằng việc lớn không xong, hắn định nhặt song tiên về thì Lý Ngôn Khánh đã không cho cơ hội, Tượng Long chưa đứng dậy, Uất Trì Cung đã thúc ngựa rời đi.

Lão tử đánh không lại ngươi chẳng lẽ không trốn được ngươi sao?

Ở phía xa xa, Lý Thế Dân suất lĩnh binh mã hướng về phía Kinh Tử sơn mà chạy tới.

Uất Trì Kính Đức mừng rỡ lớn tiếng gọi:

- Đại tướng quân cứu ta.

- Vương huynh thủ hạ lưu tình.

Uất Trì Cung đưa lưng về phía Lý Ngôn Khánh, không rõ tình huống sau lưng nhưng Lý Thế Dân thì nhìn rõ, hắn kinh hãi la lên.

Chỉ thấy Lý Ngôn Khánh phóng ngựa đuổi theo thu hồi Trầm Hương giáo.

Từ trên ngựa hắn giương cung cài tên, nhắm về phía Uất Trì Cung phía xa xa, tiễn thuật của Lý Ngôn Khánh là do Trưởng Tôn Thịnh truyền thụ, hơn nữa còn có xu thê trò giỏi hơn thầy.

Lý Thế Dân la lên hi vọng có thể ngăn cản Lý Ngôn Khánh.

Nhưng Ngôn Khánh không thèm để ý lập tức khai cung.

Một mũi tên này bắn ra, chỉ sợ sẽ khiến cho mình và Lý Thế Dân sẽ có một bức tường ngăn cách.

Nhưng cho dù thế nào mối thù giết cha không thể đội trời chung.

Trong đầu của Lý Ngôn Khánh liền hiện ra nụ cười hòa ái dáng vẻ tươi cười của cha mình, tiếng cha mình dạy bảo ở trong Học Xá vang vọng không thôi.

Ta có lẽ không hát được Trinh Quán trường ca.

Ta có lẽ không làm được cái gì thiên cổ.

Ta chỉ biết rằng thân thể của ta là do cha mẹ cho, suy nghĩ chính trị chó má gì, đại cục chó má gì, nếu như ngay cả thù cha cũng không báo được thì thật uổng cho ta trùng sinh vào cõi đời này.

Dây cung nhẹ nhàng vang lên, mũi tên như điện phóng ra.

Uất Trì Cung, tự là Kính Đức, người Sóc Châu, danh tướng triều Đường, Tư Đồ kiêm Tịnh Châu đô đốc, Ngạc quốc công.

Sau khi chết được ban thưởng Trung võ, chôn ở Chiêu Lăng.

Uất Trì Cung trong lịch sử công huân huy hoàng không ai vượt qua được, lúc hắn ở dưới trướng Lưu Vũ Chu ngày đoạt mười tám trấn, về sau quy thuận Lý Đường có công cứu giá, tại cuộc chiến Lạc Dương thể hiện oanh liệt mà sau khi cuộc chiến Lạc Dương chấm dứt còn có chiến công đánh Đột Quyết, không chỉ vậy Uất Trì Cung là nhân vật trọng yếu của biến sự ở Huyền Vũ môn.

Hắn giết Lý Nguyên Cắt, nắm chặt cổ áo của Lý Uyên kéo Lý Uyên từ trên ghế rồng xuống.

Về sau Uất Trì Cung tựa hồ không có công lao gì, nếu như nói về điểm sáng thì chính là việc hắn thu Tiết Nhân Quý làm con nuôi.

Chân núi Kinh Tử lặng ngắt như tờ.

Uất Trì Cung ngã vào vũng máu, một lợi tiễn xuyên qua cổ.

Máu tươi từ trên mũi tên chảy xuống mặt đất, hai chân co lại, bày ra hình dáng thi thể kinh người, người sáng suốt có thể nhìn ra Uất Trì Cung phải chết không thể nghi ngờ.

Lý Thế Dân ngơ ngác ngồi ở trên lưng ngựa, đỡ lấy thi thể của Uất Trì Cung.

Khuôn mặt của Ngôn Khánh không có biểu tình nào, ánh mắt sâm lãnh, bàn tay từ từ thu hồi cung tiễn, thuận thế đem Trầm Hương giáo chỉ lên trên trời xanh.

Vạn Thắng quân dưới sự suất lĩnh của Lưu Hắc Các nhanh chóng lùi tới sau lưng của Lý Ngôn Khánh, Hùng Khoát Hải, Hám Lăng một lần nữa ở bên cạnh hắn.

- Lý Ngôn Khánh, ngươi hung hăng càn quấy lắm.

Lý Thế Dân rốt cuộc không kìm chế được chỉ vào Lý Ngôn Khánh mà tức giận quát mắng:

- Kính Đức là đại tướng trong quân, là mệnh quan triều đình, ngươi vì tư oán của mình mà giết hại trung lương, cô nếu bỏ qua cho ngươi thì không phải là phụ đại thần trung lương sao? Cô thề với ngươi không đứng chung một chỗ.

Cũng khó trách Lý Thế Dân lại tức giận như thế.

Lần này xuất binh cũng không tốt đẹp như trong tưởng tượng của hắn.

Tuy nói là một đường thông suốt nhưng danh tiếng lại bị Lý Ngôn Khánh át chế sạch sẽ, Lý Thế Dân muốn mượn cơ hội này để đứng vững không ngờ Lý Ngôn Khánh lại khơi mào cuộc chiến Hà Bắc, khiến cho chiến sự Lạc Dương trở nên dễ dàng Lý Thế Dân tuy binh không nhuốm máu chiếm lấy Lạc Dương nhưng cũng không có được nhiều chỗ tốt.

Dù sao mọi người khi nhắc tới cuộc chiến Lạc Dương tuyệt không nói tới Lý Thế Dân dùng binh như thần bày mưu tính kế.

Mà sẽ nhắc tới Lý Ngôn Khánh ở Cốc thành đại chiến Đậu Kiến Đức, bên bờ Chương thủy quỷ dị làm nên chuyện long trời lở đất, người ta sẽ đàm luận Lý Ngôn Khánh làm sao lấy được Hà bắc, giải quyết Đậu Kiến Đức Vũ Văn Hóa Cập thế nào, còn đâu Lý Thế Dân oai hùng nữa?

Hào quang chói mắt của Lý Thế Dân át chết cả hắn.

Nhìn chung Lý Thế Dân ở trong lịch sử trước khi xảy ra cuộc biến ở Huyền Vũ môn đã bốn lần đại chiến, hắn đặt căn cơ ở cuộc chiến Thiên Thủy Nguyên, sau đó đánh chiếm Lạc Dương, lần thứ ba tấn công Hổ Lao quan, tập kích Đậu Kiến Đức, cuối cùng mới là cuộc chiến Phách Bích.

Mà hiện tại lịch sử đã phát sinh biến hóa vô cùng lớn.

Cuộc chiến Thiên Thủy Nguyên Lý Thế Dân vẫn giống như trong lịch sử trước bại sau thắng, cuộc chiến Phách Bích đã diễn ra quá sớm khien cho thanh danh của Lý Thế Dân lên cao trong quân, vốn đỉnh phong của hắn là ở cuộc chiến Hổ Lao quan nhưng Lý Ngôn Khánh xuất hiện đã biến mất vô ảnh vô tung, cuộc chiến Lạc Dương vì Lý Ngôn Khánh đánh bại Đậu Kiến Đức cũng đã thành trò hài đầu voi đuôi chuột.

Cho nên có thể nói, bốn chiến dịch căn cơ của Lý Thế Dân hiện tại chỉ có hai trận rưỡi.

Chuyện này khiến cho danh vọng của Lý Thế Dân càng không được vang dội như trong lịch sử, hơn nữa hắn lại thiếu những mưu thần như Đỗ Như Hối, Phòng Huyền Linh, Tiết Thu phụ tá, bên người tuy có Lưu Văn Tĩnh, Vương Thông giúp đỡ nhưng đối với Lý Thế Dân mà nói, thiếu khuyết như vậy vẫn là rất nhiều.
Bình Luận (0)
Comment