Soán Đường

Chương 31

Ở Thiên Tân Kiều phố có một đám người sống cùng với nhau đặc thù là quân hộ.

Năm đó, phụ thân của Trịnh Đại Sĩ là Trịnh Vĩ khởi binh, miệng hô vạn người, cái này không chỉ có người của Trịnh thị mà còn rất nhiều thường dân sinh sống phụ thuộc vào Trịnh gia. Lúc ấy Trịnh gia đúng là đang đạt tới trạng thái đỉnh phong, mà ở Lạc Dương bọn họ cũng có mấy khoảnh ruộng tốt, mấy vạn người kia dựa vào Trịnh gia mà sinh sống, nghe nói Trịnh Vĩ khởi binh, dân chúng của Thiên Tân Kiều phố đều tập trung những lớp trẻ cường tráng.

Tám trăm thanh niên cường tráng góp sức, đã tung hoành ở vùng đất Hà Bắc.

Về sau Trịnh Vĩ công thành danh toại, 800 người này cũng bị chết và tổn thương trầm trọng, Trịnh Vĩ sau khi áo gấm về nhà đã ban thưởng rất hậu cho những tướng sĩ ở Thiên Tân Kiều phố còn sống sót này. Nói cách khác, chỉ cần An Viễn đường còn sống, dân chúng ở An Viễn đường không cần phải lo lắng về vấn đề sinh hoạt. Cái này tuy là có ý cảm kích, nhưng nhiều phần vẫn là thu mua nhân tâm.

Nhoáng một cái, Trịnh gia đã bắt đầu xuống dốc.

Những tướng sĩ may mắn sống sót ngày xưa hiện tại đều đã mất, nhưng còn có một số lão quân vẫn sinh hoạt ở Thiên Tân Kiều phố.

Bọn họ không cầu phú quý, chỉ có thể cầu an hưởng lúc tuổi già.

Đối với bọn họ mà nói, Thiên Tân Kiều phố chính là nhà của bọn họ.

Mà điểm này Thôi phu nhân lại không rõ ràng, Thôi Đạo Lâm càng không rõ, Thôi phu nhân và Thôi Đạo Lâm chỉ xem Thiên Tân Kiều phố là một đám sống bám vào Trịnh gia mà thôi, nếu như Thôi Đạo Lâm đến Lạc Dương hỏi thăm một chút không chừng Trịnh Thế An còn có thể chỉ ra. Nhưng Thôi Đạo Lâm lại quá kiêu ngạo khiến Trịnh Thế An tức giận không để ý tới chuyện này.

Về sau, ông muốn nói cho Thôi Đạo Lâm biết thì lại bị Trịnh Ngôn Khánh ngăn cản.

- Gia gia, người chớ xen vào.

- Người lúc này đi nói rõ Thôi Đạo Lâm chắc chắn không nghe lọt, ngược lại càng phản cảm...

Trịnh Ngôn Khánh nói nhỏ bên tai Trịnh Thế An khiến ông liên tục gật đầu.

Ông không trở về Lạc Dương, chỉ viết một phong thư.

Cũng không nói chuyện gì, chỉ viết vài câu: Thiên Tân Kiều phố không được đụng vào, đụng vào sẽ xảy ra chuyện lớn.

Ngôn Khánh nói:

- Thôi Đạo Lâm hôm nay chỉ sợ đắc chí trong lòng, gia gia càng nói vậy hắn càng nghe không vào, nếu như đại công tử sau này trách cứ thì gia gia cứ nói là đã thông báo, như vậy Thôi Đạo Lâm chỉ sợ sẽ ăn một chút đau khổ.

Trịnh Ngôn Khánh không muốn Trịnh Thế An dây vào chuyện này nên khuyên ông đừng về.

Bởi vì hắn nhìn ra, Trịnh Nhân Cơ căn bản không quản lý chuyện trong nhà, phần lớn là do Thôi phu nhân quản lý.

Thôi phu nhân cầm quyền một ngày thì Thôi Đạo Lâm không có khả năng thất thế.

Dù sao đối với Thôi phu nhân mà nói, Trịnh gia cao thấp đều là người xa lạ, nàng ở bên ngài vài năm chỉ có thể tín nhiệm người nhà mình. Chỉ là mượn chuyện này chèn ép Thôi Đạo Lâm một chút cũng tốt, ít nhất có thể để Trịnh Nhân Cơ hoài nghi năng lực của hắn. Thế gia môn phiệt, vị trí quản gia là vị trí trọng yếu, các đại nhân vật hoặc danh sĩ phong lưu, cho dù là vua hay dân thì những chuyên nhỏ như lông gà vỏ tỏi đều rơi vào tay quản gia.

Cho nên có thể nói, chỉ cần Trịnh Nhân Cơ bất mãn với Thôi Đạo Lâm thì Trịnh Thế An còn có khả năng lên lại.

Đối với suy nghĩ này của Trịnh Ngôn Khánh, Trịnh Thế An dĩ nhiên là không chối từ.

Ông là một người khéo léo dĩ nhiên biết phải làm thế nào.

Ngôn Khánh có thể sáng chế ra Vịnh ngỗng thể, Vịnh ngỗng thơ, bản thân cũng khiến cho Trịnh Thế An không dám khinh thường.

Trịnh Thế An biết rõ, đứa cháu ngoan này của mình tuyệt đối không phải là người nông cạn, cho nên mặc dù trong lòng cảm thấy kỳ quái nhưng ông vẫn coi trọng cách nhìn của Trịnh Ngôn Khánh. Trịnh Nhân Cơ đưa xe đến Lạc Dương, đúng là hắn đã lén báo tin.

Lại nói tiếp, Trịnh Nhân Cơ hai năm qua quả là không tệ.

Một Thông Sự Xá nhân bình thường bây giờ đã có thể đạt tới vị trí Tào Duyên Lạc châu, đồng đẳng với cán bộ cấp thành phố hiện nay, mà khoảng thời gian thăng tiến chỉ là m ấy năm.

Cho nên có thể nói, đứng đúng vị trí là điều mấu chốt.

Năm đó thái tử tranh giành, An Viễn đường từ bỏ thái tử Dương Dũng, đứng bên của Dương Nghiễm, tự nhiên là thu lợi nổi bật.

Ngày nay địa vị của Dương Nghiễm không ai có thể rung chuyển.

Trịnh Nhân Cơ tự nhiên cũng rộng mở con đường làm quan, đặc biệt là Dương Nghiễm, đối với quan lũng quý tộc không có hảo cảm, nhưng đối với Quan đông sĩ tộc lại dốc sức đề bạt.

Ví dụ như Trương thị ở Ngô Huyện.

Trịnh Nhân Cơ nhậm chức Lạc châu Tào Duyện, dĩ nhiên được sự đề cử rất lớn của Dương Tố và Dương Nghiễm.

Chức vị Tào Duyện này, đã được bố trí từ thời Đông Hán, chỉ là từ khi nhà Tùy khai quốc, Tùy Đế Dương Kiên đối với quyền hành của thừa tướng thì chèn ép cho nên chức vụ Tào Duyên được đặt riêng tại các châu phủ.

Sông lạc là trọng địa thuế ruộng cho nên Trịnh Nhân Cơ làm ở vị trí đông Tào Duyện này không khác với cục trưởng cục tài chính đời sau, phụ trách vấn đề thu thuế, phân công quản lý thương hàng, là một vị trí bất kỳ ai cũng không dám khinh thường. Ở sông Lạc, các quan ở đây đều nể trọng, chỉ cần Trịnh Nhân Cơ ngồi tốt cái ghế ở đây, ngày sau làm tổng quản một châu cũng không phải là chuyện khó khăn, cho nên Trịnh Nhân Cơ càng xem trọng chức vị này.

Chỉ là Trịnh Nhân Cơ không hài lòng lắm với việc Trịnh Đại Sĩ phái Trịnh Thế An tới.

Trịnh Thế An bất quá chỉ là một lão nô mà thôi, ngũ thể lại không đầy đủ thì tính toán được gì chứ?

Trịnh Nhân Cơ đối với những người ngũ thể không được đầy đủ có cảm giác không hài lòng rõ rệt, trước kia chức quan của hắn hèn mọn, cộng thêm với việc Trịnh Đại Sĩ nể trọng Trịnh Thế An nên không nói gì, nhưng hiện tại Trịnh Nhân Cơ coi như là nhân sĩ thành công dĩ nhiên là có chủ kiến của riêng mình, đặc biệt đối với việc Trịnh Đại Sĩ sắp xếp hắn càng phản cảm với Trịnh Thế An.

Nhưng hắn không thể phản đối Trịnh Đại Sĩ cho nên thương lượng với phu nhân, quyết định để Thôi Đạo Lâm tới, đem Trịnh Thế An tới điền trang. Đã không cách nào cự tuyệt thì chỉ có thể tiếp nhận, nhưng khi tiếp nhận thì phải nghe theo lời của ta, nếu Trịnh Thế An không nghe thì trở về An Viễn đường.

Nếu như Trịnh Thế An đáp ứng thì rất tốt...

Mọi người không cần phải gặp mặt, đỡ phải phiền não.

Ôm ý nghĩ như vậy cho nên Trịnh Nhân Cơ mang già trẻ thê nhi đến bên ngoài thành Lạc Dương.

Từ Trường An tới Lạc Dương, xuôi theo cốc thủy,từ phía rất xa đã có một đám người đông nghịt, đi đầu là một lão giả tóc trắng.

Trịnh Nhân Cơ thấy vậy thì không khỏi kỳ quái.

- Ta đã không phải phân phó rồi sao, ta không muốn nghênh đón mà tự vào thành, tại sao Thôi Đạo Lâm còn làm ra chuyện này?

Ở bên cạnh Trịnh Nhân Cơ là một thanh niên.

Hắn mặc áo màu trắng ,mình khoác áo choàng, khí độ ung dung, mang theo chi khí công tử quý tộc bẩm sinh.

Nhấc tay giơ chân đều có phong phạm.

Hắn nhăn mày lại, hai tay cầm kiếm khẽ nói:

- Trịnh Nhân huynh, những người này xem ra không phải là đón tiếp chúng ta.

Lời nói còn chưa dứt thì đã thấy mười bạch phát lão giả đi nhanh tới.

Những người này đều mang theo một sát khí thảm thiết, nếu như không phải đã từng đi ra từ núi thây biển máu thì rất khó có được khí chất này.

Cướp đường sao?

Trịnh Nhân Cơ khẽ nhăn mày, ý bảo hộ vệ tiến tới hỏi thăm.

- Xin hỏi ai là đô đốc công tử?

Một bạch phát lão giả không chờ hộ vệ hỏi đã lớn tiếng nói:

- Chúng ta là người dưới trướng đô đốc năm đó, mãnh hổ thị tòng.
Bình Luận (0)
Comment