Song Bích (Dịch Full)

Chương 185 - Chương 185: Thay Đổi Triều Đại (2)

Chương 185: Thay đổi triều đại (2) Chương 185: Thay đổi triều đại (2)Chương 185: Thay đổi triều đại (2)

Hàn Hiệt khẽ "xuỳ" một tiếng rồi nói: "Nếu như bản thân ngươi đăng cơ thì ta còn có thể hiểu được, nhưng ngươi tốn nhiều sức lực như vậy, không tiếc kéo Minh Hoa Thường xuống nước, cuối cùng lại đẩy thúc thúc ngươi lên làm Hoàng đế. Ta chỉ có thể nói rằng, ngu xuẩn."

Sao Lý Hoa Chương lại không biết lòng người dễ thay đổi kia chứ? Nhưng Lý Hiển là Thái tử, chỉ có dùng danh nghĩa của ông ta khởi sự thì mới là chính đáng nhất. Nếu như đẩy Lý Hoa Chương lên làm Hoàng đế, vậy thì vì sao Tương Vương lại không thể? Cứ như vậy, còn chưa khởi sự mà tư tưởng của Lý gia đã rời rạc rồi, chính biến ắt bại.

Bên cạnh đó, từ mặt tình cảm mà nói, Lý Hoa Chương cũng không muốn làm Hoàng đế. Điều mà hắn thật sự muốn từ trước đến nay, chỉ là thay cha huynh sửa lại án sai, khôi phục Đại Đường, trải lại thái bình cho thiên hạ, chứ không phải là hoàng vị. Trong triều âm thầm tranh cãi xem, giữa con cháu Lý Hiển và con cháu Lý Hiền, ai mới là chính thống, nhưng Lý Hoa Chương lại chưa một lần để ý đến điều ấy.

"Cho dù ngài tin hay không tin, thì ta cũng vẫn chưa từng nghĩ tới việc làm Hoàng đế." Lý Hoa Chương nói với Hàn Hiệt: "Không mong đúng với ý người, nhưng mong không thẹn với lương tâm. Ở đây sẽ có người phụ trách ba bữa một ngày cho ngài, ngài muốn ở lại thì ở, muốn đi thì đi, nhưng đừng đến cung Thượng Dương tìm Thái thượng hoàng. Triều thần dân chúng đã vì giang sơn họ Lý hay họ Võ mà lo lắng hãi hùng quá lâu rồi, phải kết thúc cuộc nội đấu không ngừng nghỉ của hai nhà Lý Võ, thì triều đình mới có sức lực quản lý đất nước, tạo phúc cho dân. Cứ để vương triều Chu Võ và sự chi phối của ác quan hoàn toàn qua đi thôi, mặt trăng của Đại Đường nên sáng ngời không một hạt bụi."

Hàn Hiệt khinh thường mà "xùy" một tiếng, hỏi trong giêu cợt: "Ngươi dựa vào đâu mà nói rằng mặt trăng của Lý gia là sáng nhất?"

"Ta sẽ chứng minh cho ngài thấy." Lý Hoa Chương không dừng lại nữa, hắn kéo cửa ra, bước về phía trời đông giá rét và tối tăm đến mức tưởng như không thấy đáy, ngỡ như tích nước thành băng ở ngoài kia: "Mười năm sau, chắc chắn Đại Đường sẽ là thời đại thái bình thịnh trị, hòa bình, còn phong phú và giàu có hơn cả thời kỳ Trinh Quán"...

Ngày Ba tháng Ba là Tiết Thượng ty. Ngày Xuân ấm áp, hoa ngọc lan, hoa hải đường, hoa đào, hoa lê, hoa hồng đều nở rộ. Trường An được bao phủ trong màn sương hoa dày mỏng có độ. Hôm nay phải ra khỏi thành phất hễ [*], Minh Hoa Thường và Minh Vũ Tễ cùng đi đến bên bờ nước đạp thanh, đến cả Minh Dư cũng trở về từ nhà chồng.

[*] 3##: Người xưa dùng các loại thảo mộc tắm ở mép nước như một nghi lễ để xua đuổi những điều xui xẻo...

Minh Dư nghịch nước cùng tỷ muội Minh Hoa Thường, thái độ niềm nở vô cùng. Không chỉ có Minh Dư, những nhà khác ở bên bờ nước nhìn thấy phủ Trấn Quốc Công, nhất là nhìn thấy Minh Hoa Thường, thì đều rối rít tiến lên bắt chuyện, nói gần nói xa, nghe ngóng xem khi nào hôn lễ của Minh Hoa Thường và Ung Vương được tiến hành.

Minh Hoa Thường cũng thấy được những sự thay đổi này, nàng không nhịn được mà nhớ đến những năm trước kia, khi Lý Hoa Chương vẫn chưa khôi phục thân phận, mỗi khi nàng đi ra ngoài dự tiệc, hiếm có ai đến hỏi thăm nàng lắm. Bây giờ chưa đầy một năm mà thái độ của các quý phụ trong Trường An đối với nàng như đã khác một trời một vực, người ta không thể không cảm thán thế sự như vở kịch.

Minh Hoa Thường nhanh chóng mất hứng, Minh Vũ Tễ cũng không muốn hàn huyên với một đám người mình không quen không biết, bọn họ chọn chỗ ít người rồi ngồi xuống nghỉ ngơi.

Nhưng mà, có thể tránh người khác nhưng lại không thể tránh người thân. Minh Dư ngồi xuống với tỷ muội bọn họ, bình tĩnh quan sát vẻ mặt của Minh Hoa Thường rồi hỏi: "Nhị muội muội, hôn sự của muội và Ung Vương sẽ tổ chức vào năm nay nhỉ?"

Hai mươi hai tháng Giêng, mọi người chìm đắm trong lễ mừng năm mới, còn chưa kịp thoát ra khỏi tiếng pháo, ấy thế mà đám người Ung Vương, Thái Bình Công chúa đã phát động chính biến mà chẳng có bất kỳ một điềm báo nào cả, khiến Nữ hoàng thoái vị, truyên ngôi cho Thái tử Lý Hiển.

Vì xảy ra trong năm Thần Long, biến cố này được gọi là "Thần Long chính biến". Ngày hai mươi ba tháng Giêng, Nữ hoàng thoái vị, ngày Hai mươi bốn tổ chức đại điển tân đế đăng cơ. Ngày Hai tháng Hai, tân hoàng khôi phục quốc hào là Đường, thay đổi niên hiệu thành Cảnh Long.

Vương triều Chu Võ chính thức trở thành lịch sử, dù có tranh vanh trâm bổng, âm ầm gợn sóng hơn nữa, thì cũng phải hóa thành một hạt bụi trên trang sách, phẩy nhẹ một cái là qua.

Thời thế ở Trường An thay đổi còn nhanh hơn cả cơn mưa tháng Sáu, đã nhanh chóng thay đổi hết thảy. Chỉ có một ngày để chuẩn bị điển lễ đăng cơ, vô cùng vội vàng, nhưng trong thời điểm này, căn bản là không có ai bắt bẻ tiểu tiết này cả. Sau khi Thái tử đăng cơ thì đã lần lượt sắc phong Thái tử phi Vi thị làm Hoàng hậu, thứ tam tử Lý trọng Tuấn làm Thái tử, đích ấu nữ Quận chúa An Lạc làm An Lạc Công chúa, đồng thời, ông ta còn vô cùng bi thương mà truy phong trưởng tử Lý Trọng Nhuận đã qua đời trong biến Đan Phượng Môn làm Thái tử Ý Đức, Quận chúa Vĩnh Thái Lý Tiên Huệ làm Vĩnh Thái Công chúa.

Vì đền bù cho sự bất lực của bản thân mình - khi biến cố Đan Phượng Môn xảy ra, bản thân Lý Hiển có thể trơ mắt nhìn nhi tử bị đánh chết một cách đầy đau đớn, đích thân ông ta đã tự bổ sung thêm tang lễ long trọng cho Thái tử Ý Đức, Vĩnh Thái Công chúa.

Nhưng, dù có tổ chức điển lễ truy phong long trọng đến mức nào, thì nhi nữ đã mất cũng sẽ không thể quay trở lại. Nỗi niềm bi thương trong lòng Hoàng đế và Vi Hậu, không có một ai hay biết cả; vì mọi người trong Trường An đều đang bận bàn luận về việc, tang lễ này phô trương lãng phí đến mức nào, tiêu tốn hết bao nhiêu tiền.

Ngoài ra, các thần tử lập công trong Thần Long chính biến cũng trở thành chủ đề bàn luận nóng hổi ngoài phố. Trong đó, chắc chắn Ung Vương, Thái Bình Công chúa, Tương Vương là công thần lớn nhất.

Thần Long chính biến không chỉ đảo lộn tình hình cung đình, mà trong triều cũng có rất nhiều người sụp đổ. Cựu thần Lý Đường đã từng cẩn thận dè dặt, giờ đây đã dám cười xòa khắp nơi, phấn chấn tỉnh thần; còn những "hồng nhân" trước kia thì lại liên tục "rơi từ trên trời xuống đất""tan xương nát thịt".

Vào cái đêm mà hai huynh đệ Trương gia qua đời trong Thần Long chính biến, gia tộc của bọn họ cũng không thể trốn thoát được. Trương gia bị xử lý liên tục, tất cả tài sản sung vào quốc khố thì thôi không nói, mà những chuyện họ đã từng nhúng tay vào cũng bị moi ra, không ít người gánh kiện cáo mạng người, bị xích trong tù, sinh mệnh điêu tàn.

Trương gia đã từng hưng thị một thời, một nhà hai Quốc Công, cứ vậy mà bị hủy diệt.

Những người nịnh bợ, dựa dẫm vào Ngụy Vương cũng xuống dốc. Vào ngày chính biến, sau khi Ngụy Vương hay tin Thái thượng hoàng nhường ngôi thì bị khó thở, nôn ra một ngụm máu lớn, rồi cứ vậy mà tức đến chết.

Ngụy Vương chết rồi, phủ Ngụy Vương cũng "cây đổ chim bay", các nhi tử của ông ta liên tục bị trị tội, biếm làm thứ dân, cuối cùng, chỉ còn lại Phò mã của Vĩnh Thái Công chúa, là Võ Diên Cơ, là có thể được tổ chức đám tang long trọng sau khi chết.

Phủ Ngụy Vương sụp đổ ầm ầm, mà phủ Lương Vương thì lại không hề tổn hại gì, thậm chí là cha con Lương Vương còn thăng quan tiến tước. Cái này, đương nhiên là nhờ có công lao của con dâu, An Lạc Công chúa rồi.

Cưới được thê tử tốt, cả tộc nhà trai đều được lợi theo, có thể thấy được chút ít sức hấp dẫn của quyền thế.

Lá rụng mà biết mùa thu, có người buồn thì cũng có người vui, phủ Trấn Quốc Công chính là nhà "vui" đó đấy. Trong một đêm, Minh gia đã có thêm rất nhiều bạn cũ bạn mới trong giới, mọi người đều biết công lao lớn đến mức không thể gạt bỏ của Ung Vương trong cuộc chính biến ấy, sau khi Hoàng đế nhớ đến Thái tử Ý Đức xong, thì tất nhiên là sẽ trọng thưởng cho Ung Vương rồi. Phong hào của Ung Vương đã lên tới hàng thân vương, đất phong chiếm cứ long mạch của Trường An, nắm giữ quyền lực nội vụ trong kinh thành, còn phong lên nữa thì quả đúng là "quyền nghiêng triều chính"!

Thoáng cái, Ung Vương phi Minh Hoa Thường này đã trở thành nữ nhân phù hợp với nữ đức nhất, hiếu thuận hoàn mỹ nhất thiên hạ, ai ai cũng vội vã lôi kéo quan hệ, gấp gáp muốn làm quen với nàng. Minh Hoa Thường bị hỏi han đến nỗi chỉ thấy phiền lòng, ngoài cười nhưng trong không cười mà đáp: "Không biết, nghe theo trong cung sắp xếp thôi." Minh Dư biết nhìn mặt mà nói chuyện, cũng nhanh chóng nhận ra được rằng Minh Hoa Thường không vui. Nhưng mà không sao, vốn dĩ mục đích hôm nay nàng ta đến đây cũng không phải là để nói mấy lời khách sáo này. Bọn họ đều mang họ Minh, là quan hệ không thể cắt đứt được, chỉ cần duy trì tình nghĩa tỷ muội với Minh Hoa Thường, thì nàng ta có thể đứng ở thế bất bại cả đời.

Minh Dư cười một tiếng, biết điều mà thay đổi chủ đề, nói đến loại vải mới ra trong Trường An: "Thương nhân người Hồ ở chợ Tây vừa nhập một loại vải vê, nghe nói là dùng lông chim công vê thành sợi, chiếc váy được dệt nên tỏa ra ánh sáng lung linh, xán lạn như ngân hà, nhìn từ các góc độ khác nhau thì sẽ lại thấy một màu sắc khác nhau. Ta may mắn có được nửa thớt, nhị nương chung linh dục tú, chỉ có muội mới có thể phô diễn hết được sức hấp dẫn của loại vải này, đợi một lát nhé, ta ra lệnh cho người ta đưa đến cho muội."

"Không cần." Minh Hoa Thường nhanh chóng từ chối: "Mặc y phục cốt là để chống lạnh và che đậy thân thể, ta thích ăn diện, mặc váy tứ phúc đã là sai lầm rồi, sao có thể tàn sát chim công chỉ để lấy một cái áo cho bản thân mình mặc kia chứ? Váy như vậy quý giá quá, ta không mặc nổi, Đại tỷ vẫn nên giữ lại cho bản thân tỷ mặc đi."

Minh Dư bị chặn họng, sắc mặt hơi ngượng ngùng. Nàng ta nhìn về phía Minh Vũ Tễ ngồi bên cạnh đang "hí hoáy" với chiếc quạt tròn, đột nhiên nàng ta phát hiện ra rằng, vì muốn lấy lòng Minh Hoa Thường mà bản thân nàng ta lại xao nhãng Minh Vũ Tễ mất rồi, thế là Minh Dư vội vàng nói: "Xem cái miệng của ta này, lúc nào cũng chẳng biết nói rõ ra ý ta muốn nói. Ý của ta là, ta muốn tặng cho tỷ muội hai người, về phần các muội muốn làm gì thớt vải này thì còn tùy thuộc vào sở thích của các muội."

Minh Vũ Tễ nghe xong thì nói ngay: "Đừng. Ta không thích váy dính sát nghiệp, còn chẳng thực tế bằng đưa tiền cho ta nữa."

Minh Dư cười xòa, nhưng trong lòng cũng hiểu rõ, chắc chắn là không thể đưa tiền cho Minh Vũ Tễ được, đây là kết giao hay kết thù đây? Không tặng cho Minh Hoa Thường được, xem ra là chỉ có thể bảo mẹ chồng tìm cách đưa vào trong cung thôi.

Giữa việc tặng cho An Lạc Công chúa hay là tặng cho Đông Cung, Minh Dư do dự trong thoáng chốc, rồi cuối cùng, nàng ta quyết định lấy lòng Đông Cung. An Lạc Công chúa có được sủng ái hơn thế nữa thì cũng chỉ là một nữ nhi thôi, đời này đã cao đến mức chạm trời rồi, Đại Đường còn có thể có thêm một nữ Hoàng đế nữa hay sao?

Chi bằng cứ lấy lòng Hoàng đế tương lai đi, đây mới là kế sách lâu dài.

Nghĩ đến đây, Minh Dư vô cùng thổn thức. Đúng là trên đời này có vài người trời sinh tốt số, giống đương kim Thái tử Lý Trọng Tuấn vậy, hắn ta chỉ là thứ tam tử thôi, vừa không phải trưởng vừa không phải đích, vốn dĩ đời này còn chẳng xứng để nghĩ đến hoàng vị nữa là. Vậy mà, có ai có thể ngờ được rằng, trưởng tử của Hoàng đế, Thái tử Ý Đức, lại bị đánh gậy chết, nhị tử Lý Trọng Phúc thì bị "rớt đài" vì mật báo, hai huynh trưởng phía trên liên tục ngã xuống, cuối cùng vị trí Thái tử này lại rơi lên đầu hắn ta.

Quả đúng là miếng bánh từ trên trời rơi xuống, quả thật là ông trời có mắt đui mờ.

Đương nhiên là, danh xưng người có mệnh tốt nhất còn thuộc về hai vị trước mặt nàng ta đây. Một người mặc dù được đưa đến nông thôn, nhưng vừa ra đời đã trở thành ân nhân cứu mạng của Ung Vương, chỉ cần chịu khổ mười bảy năm là có thể an hưởng tuổi già vinh hoa phú quý; một người còn lại thì ly kỳ hơn nhiều, nhờ có tình nghĩa huynh muội mà trở thành Ung Vương phi.

Nếu nói Minh Dư không hâm mộ, thì là giả. Nếu sớm biết nhị lang là người hoàng gia, thì ban đầu, khi hắn còn ở Công phủ, nàng ta đã chủ động hỏi han ân cần, không chừng vị trí Ung Vương phi bây giờ đã là nàng ta rồi. Nhưng trên đời này lại không có chuyện biết trước tương lai như thế, Minh Dư chỉ có thể áp chế lại giả thiết vô vị này mà tiếp tục bắt nối quan hệ với Minh Hoa Thường: "Các muội nói rất đúng, là do sơ suất của ta, sau khi quay về, ta sẽ ném vải đi."

Minh Hoa Thường lạnh lùng nói: "Những con công bị lấy lông kia cũng đã mất mạng rồi, nếu ném đi, há chẳng phải là cái chết của chúng đã thành trò cười rồi hay sao? Chỉ bằng trả lại cho cửa hàng đi, thương nhân không kiếm được tiền, ắt rằng sau này sẽ không bắt giết công dệt vải nữa."

Minh Dư đồng ý luôn miệng, còn nói đùa: "Lần này Ung Vương đã lập công lớn, lại để ý đến muội như thế, sau này nhị nương có vinh hoa phú quý không tiêu hết được, vẫn còn để ý đến tiền của của một chiếc váy nữa à?" "Không phải chuyện tiền bạc." Minh Hoa Thường thản nhiên nói: "Huống chỉ, hai chuyện này có liên quan gì đến nhau à?"

Minh Dư cười một tiếng, không nói gì nữa. Minh Vũ Tễ lặng lẽ nhìn những phu nhân danh viện này trở mặt, đột nhiên cảm thấy, bọn họ không khác gì đám đàn bà chợ búa kia cả.

Đều là nâng cao đạp thấp, lấn yếu sợ mạnh giống nhau. Quý tộc mà nàng ấy từng cho rằng không nhiễm phàm trần, phong nhã xinh đẹp, cũng chỉ đến vậy mà thôi.

Sau đó Minh Dư lại nói gì đó, Minh Vũ Tễ cũng lười nghe. Thế giới bên ngoài chạy theo phủ Trấn Quốc Công như vịt, nhưng Minh Vũ Tễ biết, mấy ngày gần đây Minh Hoa Thường lại chẳng vui vẻ gì.

Bên ngoài đều chờ mong Hoàng đế sẽ luận công ban thưởng cho các công thần trong Thần Long chính biến như Ung Vương, Thái Bình Công chúa, Tương Vương sau khi xử lý xong xuôi tang sự cho Thái tử Ý Đức. Nhưng, đã lâu như vậy rồi mà vẫn chẳng có động thái gì, thì e là cũng đã đủ để thấy được vấn đề trong đấy.

Được chim bẻ ná, được cá quên cơm [*]. Kết cục của công thần, chưa chắc đều là kết cục tốt đẹp.

[*] Được chim bẻ ná, được cá quên cơm: Câu gốc là "Phi điểu tận, lương cung tàng; Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh' dịch ra là "Chim hết rồi cung tên xếp xó, thỏ chết rồi chó bị phanh thây", dùng để hình dung một số người có thể có họa cùng chịu nhưng có phúc không thể cùng hưởng. Đồng thời hai câu thành ngữ trên cũng được hiểu là những thứ không còn tác dụng nữa sẽ bị bỏ đi.
Bình Luận (0)
Comment