Song Bích (Dịch Full)

Chương 44 - Chương 44: Con Rối

Chương 44: Con rối Chương 44: Con rốiChương 44: Con rối

Lúc tờ mờ sáng, trời bắt đầu mưa, là một cơn mưa phùn, mưa rơi xuống mái hiên, tựa hàng vạn sợi trân châu màu bạc khẽ rũ xuống. Như Ý chạy nhanh từ trong đình về, đứng ở cửa thu ô lại rồi nói: "Bên phía lão phu nhân vừa truyền lời tới nói, hôm nay trời mưa, các nương tử không cần phải đi thỉnh an."

Chiêu Tài về đến phòng, thấy "ụ núi nhỏ" sau tấm bình phong vẫn còn đang ngủ, không nhúc nhích gì, nàng ấy chỉ cảm thấy "hận sắt không thành thép" [*]: "Nương tử, đã giờ Thìn rồi, sao ngài vẫn còn ngủ được thế ạ?"

[*] Hận sắt không thành thép (lK#&”*Pš#Ñ) chỉ thái độ nghiêm khắc muốn tốt cho ai đó nhưng lại bất thành, mình thấy khá giống thái độ khi muốn nói gì đó (hoặc làm gì đó) hòng tốt cho đối phương nhưng rồi lại bất lực, không biết phải làm sao khi ý tốt đó bất thành.

Sau tấm bình phong, Minh Hoa Thường nghe thấy không cần đi thỉnh an thì yên tâm hẳn, nàng thoải mái xoay người lại và ngủ tiếp.

Sao nàng vẫn còn ngủ được ấy à, là vì nàng chỉ vừa mới lên giường thôi.

Chiêu Tài thấy dáng vẻ "lợn chết không sợ nước sôi" này của Minh Hoa Thường... À, không phải, là dáng vẻ "thái sơn đã sập trước mặt rồi mà vẫn chẳng hoảng loạn gì", thì thấy mình có sốt ruột cũng vô dụng thôi, nàng ấy chỉ đành khép màn lại, ngăn gió lạnh ngoài cửa sổ thổi vào.

Cách một tấm bình phong và lớp màn trướng, tiếng nói chuyện của mấy nha hoàn cũng giống như là đã được ngăn cách bởi một tầng lụa mỏng rồi vậy, có lẽ là đám Cát Tường nghĩ rằng Minh Hoa Thường đã ngủ say rồi, nên họ thì thâm với nhau rằng: "Nghe nói gì chưa? Đêm qua phường Sùng Nghiệp bị cháy, lửa cháy rất to, may mắn là không bị lan rộng ra, chỉ thiêu rụi một tòa nhà thôi."

"Thật à?" Nha hoàn bên cạnh vội gặng hỏi nàng ấy: "Nhà ai bị thiêu thế?"

"Ngỗi gia." Cát Tường nói: 'Là cái nhà làm con rối ấy."

Bọn nha hoàn nghe thấy từ "con rối" thì lại rùng mình, lao nhao hỏi: "Sao lại cháy thế?"

"Không biết nữa." Cát Tường hạ giọng, ra vẻ thần bí mà nói: "Đây là điểm kỳ lạ nhất đấy. Theo lẽ thường tình thì, khi xảy ra cháy vào đêm khuya, nếu như có vài người bị nhốt trong nhà, thậm chí là nếu bị thiêu chết, thì cũng là chuyện bình thường. Nhưng không hiểu sao mà tất cả những người hầu hạ cho Ngỗi gia đều xuất hiện tại một tòa nhà hoang, mười mấy người, từ quản gia cho đến nô bộc, trừ quản gia bị phù trán ra, thì chẳng có ai bị thương hay gặp vấn đề gì cả. Lúc tỉnh lại, bọn họ còn ngỡ rằng mình đang nằm mơ đấy."

"Bọn họ đang ngủ ngon giấc trong Ngỗi gia cơ mà, vậy thì sao lại chạy đến tòa nhà hoang được nhỉ?"

"Ai biết được đâu, nghe nói, lúc bọn họ tỉnh lại, trong quần áo của họ đều có kẹp lá cây hòe. Bây giờ bên ngoài đều đồn là cây hoè ở Ngỗi gia đã thành tinh rồi, nhìn thấy cháy bèn đưa bọn họ ra ngoài."

Như Ý khẽ kêu lên một tiếng: "Thần kỳ thế cơ á?"

"Đúng vậy. Bây giờ đang có rất nhiều người đến Ngỗi gia ngắt lá hòe để mang về phù hộ cho gia đình."

Đám nha hoàn cũng rất muốn đi, nhao nhao thảo luận xem có muốn tranh thủ thời gian để đi ra ngoài hái một chút hay không, chờ đến khi tạnh mưa thì sẽ muộn mất. Minh Hoa Thường nằm trong màn, nàng thờ ơ kéo chăn lên, che đầu mình lại.

Nào có cây hòe thành tinh gì đâu, còn chẳng phải là do tên ngốc Giang Lăng kia à? Do lúc chuyển người, hắn ta đi không nhìn đường nên mới đụng vào cây đó chứ. Còn mấy mảnh lá cây đó thì chắc là do không cẩn thận nên mới bị kẹp trong quần áo.

Chẳng qua là, vậy thì cũng tốt thôi, nếu tất cả mọi người đều chỉ quan tâm đến chuyện cây hòe thành tinh, thì sẽ không có ai chú ý tới việc chưởng quỹ và đồ đệ của Ngỗi gia đều đã biến mất trong vòng một đêm.

Trên đời này, thiếu đi một người thợ làm con rối tên là Ngỗi Bạch Tuyên, thì Thần Đô lại có thêm một chuyện lạ đêm khuya.

Giờ đây, ở cổng thành đang vô cùng náo nhiệt, khắp nơi đều đang bàn luận về trận hỏa hoạn đêm qua. Những người sống ở phường Sùng Nghiệp vẫn còn lo sợ khi kể lại chuyện con rối của Ngỗi gia bị ma nhập, tuy chuyện này đã xảy ra vào một khoảng thời gian trước đó, nhưng khi kết hợp với phần kết "cây hòe thành tinh", thì chỉ trong một thời gian ngắn, đã có đủ loại suy đoán bay đầy trời. Có người này nói thì lại có người kia bắt đầu kể về những câu chuyện quái lạ, kỳ quặc khác. Người đang xếp hàng thì nghe đến mê mẩn, người đang muốn ra khỏi thành thì cũng không còn muốn đi nữa, họ nán lại ở cổng thành để nghe chuyện xưa.

Hàng ngũ này chậm rãi di chuyển đến trước mặt một nam tử trung niên và một nữ tử trẻ tuổi. Thủ vệ cảnh giác nhìn lướt qua bọn họ, hỏi: "Các ngươi là cha con?"

Ngỗi Bạch Tuyên cung kính đáp: "Vâng."

"Vết thương trên mặt cha ngươi đến từ đâu?"

"Gia phụ đi đường đêm vội vã, không cẩn thận nên té ngã."

"Các ngươi đi đến phủ Thái Nguyên để làm gì?"

Ngỗi Bạch Tuyên ngừng một lát, rồi nàng ấy rũ mắt đáp: "Về quê."

Theo bản năng, thủ vệ cổng thành cảm thấy đôi cha con này rất quái lạ, nhưng hắn nhìn kỹ lộ dẫn, thấy hình như cũng không có vấn đề gì cả, bèn xua tay nói: "Đi đi."

Ngỗi Bạch Tuyên thở phào một hơi, không nhịn được mà khẽ cười một tiếng với thủ vệ: 'Đa tạ quân gia. Chúc quân gia vạn phúc an khang, tiền đồ như gấm."

Diện mạo của nữ tử này tuy bình thường, nhưng không hiểu sao lúc nàng ấy cười lên thì lại rất lóa mắt, như thể là, nơi mà nàng ấy sắp rời đi không thành là đô thành phồn hoa nhất thiên hạ, mà là một cái lông giam vậy. Dù sao thì đây cũng chỉ là một tiểu cô nương trẻ tuổi, thủ vệ cũng thấy là mình không nên bày ra sắc mặt không tốt, vẻ mặt hắn hơi dịu đi, nói: 'Bắc Đô đường xa, đi đường cần thận."

Ngỗi Bạch Tuyên cười nói lời cảm tạ: "Tạ quân gia đã nhắc nhở, ta biết rồi."

Quãng đường cả đời này còn rất dài, nàng ấy phải đi cẩn thận, từ từ mà đi.

Cuối cùng, khi Ngỗi Bạch Tuyên đã bước ra khỏi Định Đỉnh Môn to lớn uy phong, nàng ấy cúi đầu, nhìn vào cái tên được viết trên lộ dẫn. Ngô Tuy Tuy, nữ, tuổi mười tám, người đường Hà Đông phủ Thái Nguyên.

Ngỗi Bạch Tuyên đã không còn trên đời này nữa, nàng ấy đã biến mất trong ngọn lửa lớn hừng hực cùng với tro tàn của Ngỗi gia.

Con đường phía trước là con đường thuộc về Ngô Tuy Tuy.

Ngô Không không thúc giục nàng ấy, ông ta cất kỹ mấy cái bánh Hồ đã mua đi, thắt chặt lại rồi vác lên lưng. Những cái bánh này cũng là do vị tiểu thư đêm qua giới thiệu, hôm nay, khi trời vừa sáng, ông ta đã đi xếp hàng để mua chúng, quả nhiên là hương vị cực kỳ thơm ngon.

Rốt cuộc thì Ngô Tuy Tuy cũng đã thoát ra khỏi những hồi ức xưa cũ, nàng ấy cất kỹ lộ dẫn, nói với Ngô Không: "Cha, chúng ta đi thôi."

Cuối cùng thì Ngô Không cũng đã được nghe thấy nữ nhi cam tâm tình nguyện gọi mình là cha, ông ta nở nụ cười, nét hiên hậu và tình yêu thương vẫn hẳn rõ trên khuôn mặt chằng chịt vết sẹo kia. Ông ta nói: "Được, chúng ta đi thôi."

Xưa nay Thần Đô không thiếu chuyện mới mẻ, chuyện yêu ma quỷ quái ở Ngỗi gia chỉ được mọi người truyền tai nhau trong hai ngày thôi, sau đó thì đã có một chuyện khác náo nhiệt hơn đè chuyện này xuống.

Cây hòe tinh có thua cũng chẳng oan, bởi vì, chuyện đoạt danh tiếng của nó là đại điển sắc phong Thái tử.

Cung Tử Vi đã chuẩn bị từ sớm, ở Đông cung, người đến người đi, đâu đâu cũng thấy người bận rộn. Lư Lăng Vương đổi y phục vã mũ miện của Thái tử, Lư Lăng Vương phi Vi thị đang căn dặn người thân: "Lát nữa phải cẩn trọng, cẩn trọng từ lời nói cho tới việc làm, thấy người Võ gia thì phải cung kính, nhất định không được gây thêm phiền phức cho Thái tử, biết chưa?"

Kể từ khi Lư Lăng Vương bị triệu về kinh thành cho đến nay, Vi phi đã lặp đi lặp lại những lời này, cứ nói những câu nói như thế không ngừng. Bà ta thật sự rất sợ, sợ tất cả những điều này đều chỉ là một giấc mơ, sợ rằng khi mở mắt ra một lần nữa, thì bọn họ vẫn còn đang ở Lăng Lư - và họ vẫn phải sống những ngày tháng nơm nớp lo sợ, vẫn phải sống trong tình thế "ăn bữa hôm lo bữa mai". Lý Trọng Nhuận là trưởng tử, từng trải qua khoảng quãng thời gian mà phụ thân của mình từ người rảnh rỗi phú quý thành Thái tử Cao Tông, thành Hoàng đế, rồi lại nhanh chóng bị đá xuống khỏi chốn cao quý nhất, bị biếm tới Lăng Lư giam cầm mười ba năm. Năm nay lại bất ngờ được phục dậy, khôi phục lại thân phận Thái tử. Lý Trọng Nhuận hiểu rõ nỗi sợ hãi của phụ mẫu mình, kiên nhẫn trả lời, mà tiểu nữ nhi Lý Khỏa Nhi của Vi phi thì lại không bình tĩnh được như huynh trưởng của mình.

Nàng ta không kiên nhẫn mà nhìn khắp xung quanh, chờ đến khi Vi phi dông dài xong, nàng ta nói: 'Mẫu thân, thư sắc phong cũng đã viết xong rồi, cha đã là Thái tử, còn sợ người khác làm gì? Chúng ta là quân, bọn họ là thần, lẽ ra phải là Võ gia cung kính chúng ta..."

"Im miệng!" Vi phi hoảng sợ, lớn tiếng chặn lời Lý Khỏa Nhi, bà ta đã hoảng sợ đến nỗi sắc mặt trắng bệch, mồ hôi lạnh chảy ròng ròng.

Bọn họ đã sinh ra nữ nhi này trên đường bị biếm truất, khi đó tình hình rối ren, sau khi hài tử được sinh ra thì đến cả miếng vải để bọc thân cũng chẳng có. Lư Lăng Vương chỉ đành cởi y phục của mình ra để bọc nàng ta lại, ông ấy ôm nữ nhỉ vừa ra đời của mình, lại nhìn tình cảnh thê thảm chung quanh, lòng bi thương khôn tả, từ đó đặt cho nàng ta cái tên Lý Khoả Nhi.

Ít ra thì Lý Trọng Nhuận còn từng được hưởng thụ cẩm y ngọc thực. Lý Khỏa Nhi thì lại khác, vừa ra đời thì đã ở Lăng Lư rồi, phải trải qua cuộc sống lo lắng hãi hùng cùng phụ mẫu. Lư Lăng Vương và Vi phi tự thấy mình mắc nợ tiểu nữ nhi nên vô cùng cưng chiều nàng ta, ngay từ thuở nhỏ, nàng ta có muốn gì thì bọn họ đều đồng ý.

Mặc dù Lý Khỏa Nhi sinh ra trong điều kiện vật chất thiếu thốn, nhưng tính tình lại vô cùng kiêu căng ngang ngược, nhưng bây giờ đang ở trong cung mà lại dám nói rằng Võ gia không đúng! Vi phi sợ đến phát run, có lòng muốn giáo dục Lý Khỏa Nhi, để tránh cho ngày sau nàng ta gặp phải rắc rối. Nhưng khi Vi phi nhìn thấy ánh mắt bướng bỉnh không phục của nữ nhi, cuối cùng thì bà ta vẫn chẳng đành lòng mà buông lời trách cứ.

Khỏa Nhi có lỗi gì đâu? Khỏa Nhi của bà ta trổ mã xinh đẹp như vậy, vốn nên là Công chúa được hưởng muôn vàn yêu chiều, nhưng rồi, nàng ta lại phải đi theo bọn họ chịu nhiều khổ như thế. Là do bọn họ làm phụ mẫu mà lại chẳng có bản lĩnh mài

Lư Lăng Vương không đành lòng, xưa nay ông ta đều sợ thê tử, nhưng giờ phút này, ông ta lại nói: "Khỏa Nhi còn nhỏ, hài tử nói chuyện chẳng kiêng ky gì, nàng như thế thì sẽ khiến cho Khỏa Nhi sợ đấy."

Lý Trọng Nhuận nhìn sắc mặt của phụ mẫu, hắn biết không thể trông cậy vào việc bọn họ sẽ dạy dỗ Lý Khỏa Nhi được. Hắn lặng lẽ thở dài, từ lâu hắn đã cảm thấy phụ mẫu dung túng Lý Khỏa Nhi quá mức, lúc trước ở Lăng Lư thì không sao, nhưng bây giờ đã về đến Thần Đô rồi, Lý Khỏa Nhi mà còn thích làm gì thì làm, không coi ai ra gì như thế nữa thì há có phải là kế lâu dài?

Nhưng muội muội không giống đệ đệ, dù hắn có là huynh trưởng đi chăng nữa thì cũng không thể nhúng tay vào được. Lý Trọng Nhuận chỉ có thể đổi chủ đề, nói: "Mẹ, cha nói đúng. Hôm nay là ngày lễ sắc phong quan trọng, không nên nổi giận, tránh làm ảnh hưởng đến chuyện quan trọng."

Vi phi nương theo đó mà nói thêm hai câu không nặng không nhẹ với Lý Khỏa Nhị, chuyện này cứ được cho qua như thế. Ngoài điện truyền đến tiếng vấn an của đám cung nhân, phu thê Lư Lăng Vương vội vã ra ngoài đón tiếp, thấy người tới là Thượng Quan Uyển Nhi.

Thượng Quan Uyển Nhi đi đến trong sự vây quanh của mọi người xung quanh, nàng ấy thấy bọn họ, bèn cười mà hành lễ: "Nô tham kiến Thái tử, Thái tử phi, Quận vương, Quận chúa."

Vi phi nào dám nhận, vội vã né tránh: "Thượng Quan Tài tử mau đứng lên, lát nữa ta còn trông cậy vào Tài tử chỉ dẫn cho ta đấy, thế thì ta nào dám chịu lễ của ngươi?"

Theo lý mà nói, dù tôn ti có khác đi chăng nữa, nô tỳ trong nội cung có được sủng tới cỡ nào, thì cũng không tới lượt phu thê Thái tử đích thân nghênh đón. Nhưng mà,'Thái tử" lại là Lư Lăng Vương - người vừa được thả ra khỏi "vòng cấm', đầu vẫn còn đang treo trên thắt lưng, còn "nô tỳ" thì lại là Thượng Quan Tài tử - người luôn theo sát bên cạnh Nữ hoàng, tham mưu chính sự, khởi thảo chiếu thư giúp Nữ hoàng. Thế nên mới khó lòng mà nói rõ được ai tôn ai tỉ.

Tuy Thượng Quan Uyển Nhi là một nữ quan phẩm cấp thấp, nhưng từ trong cung cho đến ngoài cung, không một ai dám coi khinh nàng ấy cả, thậm chí người bên ngoài còn đặt cho nàng ấy một biệt danh thanh nhã, là "Cân quắc Tể tướng". Dáng vẻ Thượng Quan Uyển Nhi thướt tha, ỡm ờ chịu Vi phi nâng dậy, nàng ấy cười nói: "Dốc sức vì Thái tử là phúc phận của nô tỳ. Người của Lễ bộ đã ở ngay bên ngoài rồi, mời Thái tử, Thái tử phi đi theo nô."

Sắc phong Thái tử là việc lớn của một quốc gia, Thái tử phi, con cái của Thái tử đều phải có mặt. Lần này, cáo thư sắc phong Thái tử là do Thượng Quan Uyển Nhi viết, nàng ấy lại là nữ quan, chưởng quản [*] nghi thức điển lễ trong cung, cho nên trách nhiệm dẫn đường cho gia quyến của Đông cung mới rơi vào trong tay nàng ấy.

[*] Chưởng quản: quản lý, cai quản, nắm giữ.

Lư Lăng Vương và Vi phi nói lời cảm tạ, khi đang định đi ra ngoài, sau lưng bỗng truyên đến một loạt tiếng ôn ào. Đám người cùng nhau quay đầu lại, họ trông thấy một làn khói đen cuồn cuộn bốc lên cao, có vẻ như nơi xảy ra vụ cháy là góc đông nam của Đông cung.

Giờ phút này, trời vẫn chưa sáng hẳn, làn khói này vắt ngang qua bầu trời sáng sớm màu chàm, tựa như một vết cắt vậy. Mí mắt của Thượng Quan Uyển Nhi giật giật, không hiểu sao lòng nàng ấy lại sinh ra một dự cảm chẳng lành.

Thượng Quan Uyển Nhi đoán không chắc nên nàng ấy nhìn sang Vi phi: "Thái tử phi, đây là..."

Vi phi nhìn qua cũng rất bất ngờ, bà ta nói: "Ta cũng không biết. Có lẽ là do nô tỳ hầu hạ không thỏa đáng nên mới dẫn đốt đèn đuốc."

Đây cũng đâu phải là lang yên [*] đâu, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn thì sao có thể đốt ra làn khói lớn như thế được? Nhưng người của Lễ bộ đang ở bên ngoài, bây giờ cũng không phải là lúc truy cứu lý do vì sao lại cháy, Thượng Quan Uyển Nhi nói: "Mau sai người đi dập lửa đi, không được chậm trễ giờ lành của Lễ bộ."

[*] Lang yên là đốt phân của sói để làm khói báo động.

Nàng ấy còn chưa nói xong, mà đã có một đám hoạn quan bước nhanh từ bên ngoài cửa cung vào. Thượng Quan Uyển Nhi thấy người dẫn đầu là ai thì lòng như hãng đi, cảm giác chẳng lành ấy lại trỗi dậy.

Đội thái giám kia đi về phía Thái tử, Thượng Quan Uyển Nhi vấn an trước, người đi đầu mặc lục bào, mặc dù hắn đang cười nhưng lại mang đến cảm giác vô cùng âm u: "Nô tỳ tham kiến Thái tử, Thái tử phi. Thượng Quan Tài tử, tạp gia này sương có lễ. Hôm nay là ngày quan trọng của Đông cung, ấy vậy mà đám người dưới lại làm việc tắc trách, dám để cho một ngọn khói to như thế nổi lên, thật là đáng chết. Thái tử, Thái tử phi hãy đến nơi an toàn chờ một lát, nô tỳ dẫn người đi dập lửa, tuyệt đối sẽ không để lửa quấy rầy quý nhân."

Lư Lăng Vương nghe vậy thì định đi thật, theo bản năng của mình, Thượng Quan Uyển Nhi lại cảm thấy có gì đó không đúng cho lắm. Kinh nghiệm sống trong cung đình nhiều năm trời nói cho nàng ấy biết rằng, chuyện ra khác thường tất có điều mờ ám, không thể để cho đám hoạn quan này đi vào ngay sau mình được. Nàng ấy bèn gọi Triệu công công lại và nói: "Không dám làm phiền công công, ta gọi người đến là được rồi."

Triệu công công lại cười, cũng không tiếp lời: "Tài tử thanh quý, loại việc nặng như thế này tạp gia nào dám làm phiền đến Tài tử. Nếu là thế lửa to, uy hiếp đến bệ hạ thì lại không tốt. Tài tử đi thong thả, tạp gia đi trước một bước."

Thượng Quan Uyển Nhi vẫn còn muốn cản lại, nhưng nàng ấy là nữ quan, bên người nàng ấy cũng chỉ toàn là cung nữ, dù trước mặt Nữ hoàng có được coi trọng đến đâu đi chăng nữa, thì cũng không thay đổi được sự thật là sức lực của họ yếu hơn. Nàng ấy chỉ vừa phân tâm trong phút chốc ngắn ngủi ấy thôi mà đã bị đám người Triệu công công lách qua người. Bây giờ Thượng Quan Uyển Nhi đã dám chắc chắn là có chuyện, nàng ấy thâm mắng một tiếng, vội vã nói với thân tín: "Mau đi mời Tương Vương và Thái Bình Công chúa tới."

Sau đó, khi nàng ấy ngẩng đầu lên, nàng ấy đã trông thấy Lư Lăng Vương vẫn chưa rõ tình hình, lòng nàng ấy vô cùng hận vị Thái tử không có lòng tranh giành này. Người ta đã mưu hại đến trên đầu mình luôn rồi, ấy thế mà ông ấy vẫn còn chưa nhận ra nữa ư? Chẳng lẽ đã bị giam lỏng mười ba năm rồi mà ông ấy chẳng tiến bộ thêm được chút nào sao? Thượng Quan Uyển Nhi chỉ có thể chỉ rõ: "Điện hạ, Đông cung cháy, e rằng đây không phải là việc cát lợi. Xin Thái tử chỉ thị."

Cuối cùng Lư Lăng Vương cũng nhận ra điều bất thường, thế là ông ấy vội nói: "Mau đi cùng ta qua đó nhìn xem sao."

Sau khi Triệu công công dẫn người đi đến nơi xảy ra cháy thì hắn sai người đi lấy nước và dập lửa ngay tức thì, tất cả mọi hành động đều vô cùng liền mạch, lưu loát. Mãi cho đến khi Lư Lăng Vương và Thượng Quan Uyển Nhi đuổi tới nơi thì chỉ có thể trông thấy mặt đất ướt dầm dề, về phần nơi ấy đã bốc cháy như thế nào thì họ đã không thể nào biết được nữa.

Triệu công công nhìn thấy bọn họ tới thì cũng không ngạc nhiên một chút nào cả, hắn cười nói: "Thái tử, Thượng Quan Tài tử, lửa đã được dập tắt. Là do lão nô bất tài, khiến quý nhân sợ hãi."

Thượng Quan Uyển Nhi cau mày, nàng ấy không rõ ý muốn của Triệu công công là gì. Nhưng, ngay lúc này, một tiểu thái giám đứng sau lưng Triệu công công đột nhiên hô lên: "Công công, nơi này thấm nước."

Triệu công công quay đầu, quả nhiên hắn thấy có mấy miếng gạch không có nước đọng, nước chảy xuống men theo khe gạch. Triệu công công tỏ ra vô cùng sợ hãi: "Đây là gì?"

Sắc mặt Thượng Quan Uyển Nhi thay đổi ngay tức thì, cuối cùng thì nàng ấy cũng đã hiểu ra được bọn họ đang muốn làm gì, nhưng đã quá muộn màng rồi. Tiểu thái giám thành thạo cạy miếng gạch ấy lên, để lộ ra một cửa động đen nhánh, những bậc thang tích nước như ẩn như hiện, thông về phía bóng tối mà người ta không biết đó là nơi nào.

Triệu công công quay người lại, nhìn về phía Lư Lăng Vương: "Thái tử điện hạ, đây là cái gì?"

Lư Lăng Vương cũng muốn biết lắm. Nữ hoàng phái người bí mật triệu Lư Lăng Vương về kinh, sau đó mới đón Vi phi và bọn nhỏ về. Bọn họ chỉ mới vào Đông cung ở thôi, còn chưa ở được mấy ngày nữa, đến nơi ở mà còn chưa quen thuộc, thì sao có thể biết đến chuyện ở nơi đây có một cái hầm cơ chứ? Thượng Quan Uyển Nhi nhìn thấy vẻ mặt của Lư Lăng Vương thì biết chuyện này chẳng tốt lành gì, nàng ấy cố gắng ngăn cản Triệu công công lại: "Công công, dù sao thì hôm nay cũng là ngày vui sắc phong Thái tử, giờ lành sắp tới rồi, chẳng thà cứ đi làm chuyện quan trọng trước đi, chờ đến khi sắc phong xong thì lại bẩm báo với bệ hạ, để ngài tra xét kỹ càng việc này."

Triệu công công ngoài cười nhưng trong không cười, hắn cười ha hả hai tiếng, nói: "Tài tử nói đúng lắm, ngài mau theo Thái tử đi làm lễ đi, nơi này để cho nô tỳ tra là được rồi."

Nói rồi, Triệu công công sai người cầm nến tới, xung phong đi xuống đầu tiên.

Thượng Quan Uyển Nhi thâm mắng một tiếng, nàng ấy lặng lẽ hỏi Lư Lăng Vương: "Thái tử, chuyện bên dưới là như thế nào, gần đây có ai từng tới nơi này?"

Lư Lăng Vương lắc đầu, vẻ mặt mờ mịt chẳng rõ. Thượng Quan Uyển Nhi chỉ "hận sắt không thành thép", đây chính là Đông cung, là "địa bàn" của Thái tử, nhưng đến cả hậu viện nhà mình mà ông ấy cũng chẳng trông coi được! Nếu Triệu công công tìm được thứ gì ở trong hầm ngầm thật, vậy thì còn ai bên ngoài dám tin rằng Thái tử hoàn toàn không biết chuyện gì hay không?

Thượng Quan Uyển Nhi đã có thể dự đoán được chuyện gì sẽ xảy ra sau đó. Triệu công công và hai huynh đệ họ Trương qua lại với nhau rất thân thiết, người đứng đằng sau hai huynh đệ họ Trương này lại là Ngụy Vương và Lương Vương. Đến khi Triệu công công đạt được mục đích thì chắc chắn hai huynh đệ nhà họ Trương sẽ thừa cơ gây khó dễ. Về phần đại điển sắc phong này còn có thể tiến hành được nữa hay không ấy à, đúng là khó mà nói trước được.

Thượng Quan Uyển Nhi đã đặt cược hết vào Lý gia, nếu Lư Lăng Vương không biết cố gắng, lại bị người ta kéo xuống khỏi ngôi vị Hoàng đế thêm một lần nữa, thì nàng ấy cũng sẽ không thể gánh vác nổi.

Thượng Quan Uyển Nhi chẳng còn tâm tư đâu mà lo phía dưới ẩm ướt âm u, cũng vội vã đi theo họ. Bây giờ có nói gì thì cũng đã chậm trễ mất rồi, vì kế hoạch hôm nay, nàng ấy chỉ có thể nhìn xem liệu còn có cơ hội xoay chuyển tình thế hay không.

Dù Lư Lăng Vương có ngốc đến mấy thì giờ phút này cũng hiểu rồi, ông ấy biết tai vạ sắp thổi đến bên mình đến nơi rồi. Ông ấy vô thức lùi ra sau một bước rồi ngã ngồi xuống, sắc mặt trắng xanh, cơ thể cũng bất giác run lên từng hồi.

Căn bản là ông ấy cũng không dám biết bên dưới có thứ gì. So với việc chờ cho mẫu thân tức giận, lại giam giữ mình thêm một lần nữa, chẳng thà ông ấy tự kết liễu bản thân mình cho rồi.

Vi phi liên tục kêu "Điện hạ bình tĩnh đã", kêu tận mấy lần nhưng Lư Lăng Vương vẫn mang dáng vẻ uất ức như trời sập. Vi phi thầm mắng một tiếng, nghiêm nghị nói với người hầu sau lưng: "Để ý Thái tử điện hạ, đừng để cho ông ấy làm ra chuyện điên rồ. Mang nến qua đây, đích thân bản cung sẽ xuống dưới nhìn thử xem."

"Thái tử phi!" Đám người kinh ngạc hô to lên, Lý Trọng Nhuận cũng vội vã nói: "Mẹ, phía dưới nguy hiểm, người không thể lấy thân mạo hiểm."

Nếu vị trí Thái tử cũng không còn, thì đến cả tính mạng mình, bà ta cũng chẳng thể nào giữ nổi, vậy thì bà ta còn sợ gì hiểm nguy nữa đâu? Lòng Vi phi không dao động, đích thân cầm lấy ngọn nến, xoay người bước xuống hầm ngầm.

Đôi giày đầu mây [*] có gắn Đông châu, giãm lên bậc thang vô cùng trơn trượt, làn váy lễ phục lộng lẫy bị vấy bẩn theo từng nhịp bước, nhưng Vi phi chẳng còn tâm tư đâu mà quan tâm đến điều ấy nữa, bà ta vịn vào vách tường, bước từng bước xuống dưới.

[*] Giày đầu mây: Giày Hán phục mà phía mũi giày có thêu hình đám mây.

Vi phi đã chuẩn bị tỉnh thần cho tình huống xấu nhất, nhưng sau khi bước xuống bậc thang thì bà ta chỉ nhìn thấy một cái hầm trống trải và vô cùng bẩn thỉu. Bên trong rỗng tuếch, trên mặt đất phủ đầy bụi xám, thậm chí là trong góc còn có mạng nhện nữa. Vi phi không để ý đến chuyện ống tay áo của mình vừa cọ qua bụi bẩn, bà ta nhìn khắp nơi chung quanh, thấy cực kỳ khó hiểu.

Nhọc lòng bày ra trận thế phô trương như thế, hết cháy rồi lại giội nước, nhưng cuối cùng chỉ để cho bọn họ nhìn một cái hầm trống rỗng thôi ư? Đây là quỷ kế gì?

Triệu công công cũng nghĩ mãi mà vẫn chẳng thể hiểu nổi, tay hắn giơ ngọn nến lên cao, đi lòng vòng hết ba, bốn lượt men theo vách tường mà vẫn chẳng phát hiện ra được thứ gì.

Sao lại thế vậy nhỉ? Rõ ràng trước đó đã sắp xếp ổn thỏa cả rồi...

Sau vài giây kinh ngạc ngắn ngủi thì Thượng Quan Uyển Nhi đã nhanh chóng nhìn ra được manh mối từ sắc mặt của Triệu công công. Lòng nàng ấy đã bình ổn lại, giành lời nói trước: "Hóa ra là hầm chứa đồ, nhìn qua thì thấy, có vẻ như nơi đây đã để không lâu lắm rồi, đến cả mạng nhện cũng đã giăng đầy khắp nơi như thế này. Thái tử điện hạ vừa tới Lạc Dương, chưa quen với cung Tử Vi cho lắm, chẳng trách tại sao lại không biết nơi đây có hầm ngầm. Chờ đến khi đại điển sắc phong kết thúc thì không ngại dâng tấu xin Nữ hoàng tu sửa lại nơi này một lần, hầm để đó không dùng đến, nếu không cẩn thận khiến Quận vương, Quận chúa té ngã bị thương thì đó chính là tội trọng."

Thượng Quan Uyển Nhi nhanh chóng xác định nơi này là một cái hầm để không lâu ngày và không được tu sửa hẳn hoi, Lư Lăng Vương hoàn toàn không biết gì về chuyện này, càng không cần phải nói đến chuyện ông ấy sẽ lợi dụng cái hầm ngầm này để làm ra chuyện gì đó. Hôm nay chỉ còn lại việc Đông cung bị cháy, cùng lắm thì Lư Lăng Vương chỉ mắc sai phạm do giám sát không nghiêm, căn bản thì lỗi sai này cũng chẳng ảnh hưởng nặng nề gì.

Thượng Quan Uyển Nhi nói xong thì nàng ấy nhìn về phía Triệu công công mà cười nói: "Công công, Lễ bộ đã chờ ở bên ngoài, chúng ta đi ra ngoài lo liệu chuyện sắc phong trước chứ nhỉ?"

Sắc mặt Triệu công công cực kỳ khó coi, hắn đã nhận ra bên phía Thái tử có cao nhân giúp đỡ, đã lặng lẽ giải trừ tử cục từ trước.

Đáng giận! Rõ ràng, từ sau khi Lư Lăng Vương về kinh, luôn có người giám sát chặt chẽ mọi hành động của ông ấy cơ mà, từ bao giờ mà bên cạnh ông ấy đã thêm một nhân vật lợi hại như vậy?

Hắn cong môi, ngoài mặt cười nhưng trong lòng không hề cười, nói: "Tài tử nói đúng lắm. Ôi chao, Thái tử phi, sao ngài lại xuống đây? Quý thể của điện hạ đáng giá ngàn vàng, sao ngài lại có thể đi đến nơi âm u ẩm ướt thế này, xin điện hạ hãy mau quay lại..." Đại điển sắc phong bị chậm trễ một lát, sau đó lại nhanh chóng bắt đầu trong không khó vô cùng trang nghiêm, dưới cái nhìn chăm chú của hàng trăm quan viên, các nghi thức đầy trang trọng mà nghiêm trang của đại điển được tiến hành. Không ai biết về khúc nhạc dạo vừa xảy ra cách đây không lâu, một khúc nhạc dạo suýt đã làm thay đổi vận mệnh của một nửa số người đang có mặt tại nơi đây.

Cũng không ai biết rằng, vào lúc tiếng lễ nhạc long trọng vang vọng khắp tiền triều, có hai thiếu niên không đáng chú ý rời đi từ cổng hông, lặng lẽ lẩn vào Đông giáp thành [*|.

[*] Đông giáp thành là vùng giữa phía đông và phía tây của thành.

Tạ Tế Xuyên nói: "Đã nói là không sao rồi, vậy mà ngươi cứ nhất quyết phải đích thân tới xem. Bây giờ Lư Lăng Vương đã đến điện Hàm Nguyên nhận sắc phong rồi, dù sao thì ngươi cũng nên yên tâm rồi chứ nhỉ?"

Ngày mùng Hai tháng Ba, Minh Hoa Chương bắt được Ngỗi Nghiêm Thanh và Ngỗi Bạch Tuyên, ngay sau đó, ngựa không dừng vó mà đến Đông cung giúp đỡ, mấy ngày nay, gân như là hắn không được nghỉ ngơi một chút nào cả. Đây là còn may mà có "bươm bướm dẫn đường”, nếu không thì, trong cung Tử Vi có nhiều điện thất như vậy, con rối lại có thể gỡ ra thành từng miếng nhỏ rồi vận chuyển riêng lẻ, nếu chỉ dựa vào sức người thì chắc chắn là sẽ không thể trừ khử được âm mưu này chỉ trong vòng ba ngày như thế.

Bọn họ lần theo bột phấn mà mắt người không nhìn thấy và cũng không thể ngửi thấy được, dọc đường lần theo bươm bướm, họ đến trước một tòa thiên điện. Dù Minh Hoa Chương đã đoán trước được rồi, nhưng lúc nhìn thấy cảnh tượng dưới mặt đất, thì hắn cũng phải hít vào một ngụm khí lạnh.

Hầm được bố trí và có hình thức giống như là một tế đàn vậy, một đám con rối hình tượng cấm quân vây quanh bên ngoài, trong tay chúng cầm vũ khí và cùng chỉ vào chính giữa. Ở giữa là một lão phụ nhân mặc y phục hằng ngày đơn giản, nhìn vào khuôn mặt thì mới nhận ra, đó chính là Nữ hoàng.

Minh Hoa Chương chợt nhìn đến phần tóc mai của Nữ hoàng, thấy bà ấy im lặng không nói gì thì lấy làm kinh hãi, sau đó mới nhận ra đây là giả. Người Ngỗi gia có thể nhận biết được trang phục của cấm quân, nhưng họ lại không biết khuôn mặt của Nữ hoàng. Nhất là từ xưa cho tới nay, Nữ hoàng ăn mặc đơn giản, khách hàng chỉ đưa cho bọn họ một bản vẽ, bọn họ bèn làm theo đó, căn bản là họ không biết mình đang tự tìm đường chết.

Nếu để cho bọn họ biết lão phụ nhân thường thường không có gì kỳ lạ này là Nữ hoàng, thì, dù có là kiểu người "thấy tiên là sáng mắt lên" như Ngỗi Nghiêm Thanh, chắc chắn cũng sẽ không dám nhận.

Tay nghề của Ngô Tuy Tuy đúng là vô cùng khéo léo, con rối sinh động như thật, giống hệt như người sống. Đến Minh Hoa Chương nhìn thấy Nữ hoàng giả còn giật mình, thế thì càng không cần phải nói tới chuyện, nếu chẳng may bị người của Nguy Vương nhìn thấy thì họ sẽ nương vào đó mà bày ra những âm mưu gì.

Nữ hoàng ngày càng già yếu, hai thứ mà bà ấy kiêng ky nhất, một là tử vong, hai là tranh giành quyền lực. Vừa hay tế đàn này là một thứ tốt, đạp vài phát lên "vảy ngược" của Nữ hoàng. Lư Lăng Vương bố trí một cái tế đàn như thế này ở dưới mặt đất Đông cung, có ý muốn làm gì nữa đây? Lưỡi đao của cấm quân cùng nhau hướng về phía Nữ hoàng, nếu như Nữ hoàng biết được chuyện này thì bà ấy sẽ nghĩ như thế nào đây?

Minh Hoa Chương xóa sạch hết những dấu vết đại nghịch bất đạo, rắp tâm ác độc này đi, bố trí lại để nơi ấy trông giống như một nơi để lâu ngày không tu sửa, không có ai đặt chân đến đấy. Dưới mặt đất Đông cung có mật thất, dù có giải thích thế nào đi chăng nữa thì đều quá sức nhạy cảm, chẳng thà cứ giúp Lư Lăng Vương thoát ra khỏi chuyện này hoàn toàn luôn đi, người không biết thì mới có thể là người vô tội.

Minh Hoa Chương không trả lời câu hỏi của Tạ Tế Xuyên, hắn chỉ hỏi: "Đã thu đồ về hết rồi chứ?"

"Yên tâm đi, đã sắp xếp người trông coi sát sao suốt mười hai canh giờ rồi đấy. Chứng cứ tốn công sức tìm về như thế thì sao lại để cho kẻ khác phá hủy cho được."

Minh Hoa Chương lạnh nhạt gật đầu, lại hỏi: 'Người đâu?"

"Đã nhiều lần muốn tự sát, còn chưa chịu khai ra." Tạ Tế Xuyên chậm rãi nói: "Có muốn..." Hắn vẫn chưa nói xong, nhưng không cần nói hết câu thì người ta cũng đã hiểu ý hắn muốn nói là gì rồi. Minh Hoa Chương im lặng một lúc rồi nói: "Tạm thời đừng dùng hình, giữ lại mạng của hắn ta. Hắn ta là người của Nguy Vương, với thân phận này, Nữ hoàng ắt sẽ rõ."

Tạ Tế Xuyên nhíu mày, hắn không đồng tình với ý kiến này: "Cho rằng không tra khảo ra được chứng cứ thật đấy à? Nguy Vương là cháu trai của Nữ hoàng đấy, không có chứng cứ xác thực thì sao Nữ hoàng lại nghi ngờ người Võ gia bọn hắn cơ chứ? Cảnh Chiêm, tên thư sinh kia là người của Ngụy Vương, không có gì đáng để ta mềm lòng cả. Ngươi cũng đừng vì sự mềm lòng nhất thời này mà làm hỏng đại kế."

Minh Hoa Chương im lặng một lát, rồi cuối cùng hắn vẫn nói: "Dĩ lực giả nhân giả bá, dĩ đức hành nhân giả vương [*]. Việc ta dấn thân vào Huyền Kiêu Vệ là một hành động bất đắc dĩ, nhưng ta tuyệt đối sẽ không làm những việc mà mấy tên quan ác năm đó từng làm."

[*] Dĩ lực giả nhân giả bá, dĩ đức hành nhân giả vương: kẻ dùng sức mạnh mà giả nhân nghĩa là ác bá, người dùng đức làm người là vua.

Tạ Tế Xuyên biết không thể khuyên nổi Minh Hoa Chương, hắn bèn bỏ qua đề tài này, nhắc tới những chuyện thoải mái: "Muội muội của ngươi thật đúng là một người kỳ lạ, tự dưng lại có thể phác họa ra chân dung của hung thủ thì thôi không nói, mà lại còn có thể nghĩ đến việc bắt nhện nữa chứ."

Bọn họ cần biến mật thất dưới lòng đất thành một nơi đã lâu không có người đến, quả thật là mạng nhện đã góp một phần công sức vô cùng to lớn. Nhắc tới Minh Hoa Thường, vẻ mặt Minh Hoa Chương cũng thả lỏng hơn đôi chút, trong ánh mắt ẩn chứa ý cười.

Hắn nhớ tới lời Minh Hoa Thường nói với hắn vào hai ngày trước, nàng phồng má, mở miệng lên án: "Mấy con nhện đó trông như là đang muốn chống lại muội vậy, đêm Thất tịch năm nào muội cũng khất xảo [*] thất bại hết. Vậy nên muội mới nhốt hết chúng nó vào trong mật thất, cho chúng nó biết mặt. Nhưng ngược lại thì muội cũng muốn xem thử xem, không biết mạng nhện mà chúng nó giăng là tròn hay vuông đây."

[*] Khất xảo: Vào ngày thất tịch, nữ giới bày hoa quả ở sân cầu khấn Chức Nữ phù hộ cho mình khéo tay may vá.

Bắt nhện là tập tục đêm Thất tịch, gọi là "hỉ chu ứng xảo". Tối mùng Bảy tháng Bảy, các nữ tử đặt nhện chân dài mà mình đã bắt được vào trong hộp trang sức, ngày hôm sau mở hộp ra kiểm tra tình trạng giăng lưới của chúng. Nếu như mạng nhện tròn vuông thỏa đáng, thưa dày vừa phải, thì nàng ấy sẽ được "xảo' [*|.

[*] Xảo ở đây là khéo, khéo léo.

Minh Hoa Thường chính là hiện thân của "quỷ xui xẻo', nàng đã bắt nhện gần mười năm rồi nhưng không có lấy một năm nào nàng "được xảo" cả. Có thể nói là nàng căm thù nhện đến tận xương tủy, nàng chỉ thuận miệng nói một câu như thế, nhưng lại vô tình giải quyết được vấn đề nan giải mà Minh Hoa Chương đang gặp phải.

"Cảnh Chiêm?" Minh Hoa Chương hoàn hồn lại, phát hiện Tạ Tế Xuyên đang nhìn mình, ánh mắt đầy ẩn ý: "Ngươi nghĩ gì thế, còn cười vui vẻ như thế nữa cơ chứ?"

Hắn cười à? Minh Hoa Chương lạnh mặt, tư thái lưu phong hồi tuyết [*], không chút gợn sóng, lạnh nhạt nói: "Nào có, ngươi nhìn nhầm rồi."

[*] Lưu phong hồi tuyết: Trích từ "Lạc Thần phú” của Tào Thực thời Tam quốc, tả bông tuyết bay trong gió. Thường được dùng để tả tư thái thướt tha yêu kiều của người phụ nữ hoặc cách hành văn phóng khoáng quanh co.

Tạ Tế Xuyên không tin: "Ta gọi ngươi mấy lần mà ngươi cũng không trả lời gì, còn nói là ngươi không thất thần nữa à? Đang nghĩ tới ai thế?"

"Không có.' Minh Hoa Chương hơi tức giận, hắn lạnh giọng nói: "Hôm nay sắc phong Thái tử, trong cung nhiều người phức tạp, mau đi ra ngoài trước đã."

Tạ Tế Xuyên cười nhìn Minh Hoa Chương mà không nói thêm gì nữa. Hắn đã có được đáp án mà hắn muốn, bởi vì ban nãy hắn đâu có gọi Minh Hoa Chương mấy lần đâu.

Thường ngày Minh Hoa Chương sẽ không có phản ứng gì trước mấy lời trêu đùa, nhưng bây giờ hắn lại thẹn quá hoá giận.

Đại điển sắc phong Thái tử kéo dài hết cả một ngày, mãi cho đến khi nó kết thúc, có người trông như vừa trút được gánh nặng, có người ôm lòng kinh hoàng, nhớ lại mà phát sợ, có người tức giận, căm phẫn. Hiếm có khi nào Thần Đô bình yên được một quãng thời gian, trong triều cũng mỗi người mỗi việc, im lặng quan sát những thay đổi xảy ra sau đó. Không một ai chú ý tới việc, đã chẳng còn thấy tăm hơi một Ngũ phẩm thừa nho nhỏ của Thái Thường tự đâu.

Thái Thường tự quản lý quần thể lăng miếu chùa chiền, lễ nhạc nghi chế, là chức quan nhàn tản nhất trong số các chức quan nhàn tản, là những kẻ không có chí tiến thủ nhất trong đám quan lại làm cho qua ngày. Người ta thường chẳng thấy mấy vị quan Tự thừa nghiêm túc làm việc, cứ sểnh ra là họ sẽ chuồn đi mất, chẳng gây ra nhiều sự chú ý đến nỗi khiến người ta phải để mắt đến.

Nếu bây giờ mà bọn họ nhìn thấy người đang đứng trước mặt Nữ hoàng là ai, thì chắc chắn là họ sẽ giật nảy cả mình. Hàn Hiệt đứng giữa điện Tuyên Chính, dáng đứng ngay thẳng, ánh mắt kiên định, khác hẳn dáng vẻ lười nhác bừa bãi của một vị Thừa phán Thái Thường tự thường ngày. Nữ hoàng đọc hết tấu chương rồi buông xuống mà nặng nề hỏi: "Bản tấu này là do ai viết?"

Hàn Hiệt hơi rũ mắt xuống, đáp: "Minh Hoa Chương, đã vào Kim Ngô Vệ được hai năm, độc lập hoàn thành mấy nhiệm vụ. Lúc trước ti¡ chức từng nhắc về người này với bệ hạ, người nên được thăng chức trong lần này chính là hắn."

"Minh..." Nữ hoàng chậm rãi nghiên ngẫm dòng họ này: "Quan hệ giữa hắn và Minh Hoài Uyên là gì?"

"Hắn là con trai thứ hai của Minh Hoài Uyên."

"Hóa ra là nhi tử của Minh Hoài Uyên." Vẻ mặt Nữ hoàng khó đoán, nói: "Trãm nhớ rồi, những năm gần đây Minh Hoài Uyên vẫn luôn không chịu cưới vợ kế, hoá ra là kẻ nhớ tình bạn cũ."

Minh Hoài Uyên từng là thân thuộc của Đông cung, khi đó Thái tử Đông cung là Lý Hiền - Thái tử Chương Hoài. Thái tử Chương Hoài là con trai thứ hai của Nữ hoàng, là vị Hoàng tử duy nhất dám khiêu chiến Nữ hoàng, bị phán tội mưu phản. Lúc Thái tử Chương Hoài vẫn còn sống thì rất coi trọng Minh Hoài Uyên.

Nữ hoàng nói Minh Hoài Uyên "nhớ tình bạn cũ”, thật lòng thì đây không phải là một lời đánh giá tốt. Hàn Hiệt gục đầu xuống, không dám nhìn trộm sắc mặt của Nữ hoàng. May mà Nữ hoàng chỉ nhắc tới một câu như thế thôi, bà ấy cũng không nói gì nhiều về vấn đề này. Nữ hoàng đọc tấu chương xong thì không nói lời nào nữa, Hàn Hiệt im lặng chờ đợi, không có ý định cất lời.

Huyền Kiêu Vệ phục vụ Nữ hoàng, đề bạt ai, xử lý ai, đều dựa theo ý chỉ của Nữ hoàng. Nếu Nữ hoàng cảm thấy Minh gia từng cống hiến cho Thái tử Chương Hoài, không tin tưởng bọn họ, vậy thì cũng chỉ có thể trách chính Minh Hoa Chương không có phúc theo hầu thánh nhan mà thôi.

Nữ hoàng im lặng một lát rồi lại hỏi: "Chữ viết không tồi, năm nay hắn bao nhiêu tuổi?"

Hàn Hiệt đáp ngắn gọn: "Thưa bệ hạ, năm nay Minh Hoa Chương mười sáu tuổi."

"Mới mười sáu à." Nữ hoàng lại nhìn sang tấu chương thêm một lần nữa, nói: "Thấy chữ như thấy người, có thể viết ra được nét chữ vừa đẹp lại vừa sạch sẽ, có khí phách như thế này, hẳn đó cũng là một người quân tử đoan chính. Mười sáu tuổi đã có thể viết được chữ viết như thế này, hiếm thấy, chính là người tài mà Đại Chu ta cần."

Hàn Hiệt chần chờ: "Bệ hạ, ý của ngài là..."

"Nâng lên cấp chữ Thiên, ngày khác lại gọi tới cho trẫm nhìn xem." Nữ hoàng nói: "Hiếm khi nhìn thấy một tấu chương viết thoải mái như vậy. Tài văn chương của hắn tốt, làm việc cũng lưu loát, bây giờ ít có người văn võ song toàn như vậy, hơn nữa, chỉ mới mười sáu tuổi thôi, có thể mong chờ nhiều vào tiền đồ của hắn. Hắn lại còn là thiếu niên lang, bị mai một mới gọi là đáng tiếc."

Hàn Hiệt hiểu rõ, Minh Hoa Chương đã vượt qua "bài kiểm tra" quan trọng nhất, thành công nhảy vọt, ngày sau sẽ có cơ hội gặp mặt Nữ hoàng.

Gần vua như gần cọp, Hàn Hiệt cũng không biết có nên chúc mừng hắn hay không, nhưng chuyện Nữ hoàng đã quyết thì chắc chắn là sáng suốt. Hàn Hiệt khom người hành lễ: "Bệ hạ tuệ nhãn thức châu [*], nhìn rõ mọi việc, quả thật là phúc của triều ta."

[*] Tuệ nhãn thức châu: Ý chỉ người có đôi mắt tinh tường sắc sảo, biết nhìn người.

Nữ hoàng đã quen nghe những lời nịnh nọt như thế này, căn bản là bà ấy không để ở trong lòng. Bà ấy cũng đã nghe nói về chuyện Đông cung bị cháy trong ngày tổ chức điển lễ sắc phong Thái tử, trên đại điện bà ấy không tỏ vẻ gì, sau đó thì lại sai người đến hỏi, rất nhanh sau đó đã nhận được phong tấu chương này.

Bà ấy đã quyết định lập Lư Lăng Vương làm Thái tử, vậy nên, bà ấy cũng không hy vọng là sẽ xảy ra chuyện trắc trở gì làm phá hỏng những sự sắp xếp ấy của mình. Người liên lạc mai phục giao tình báo đến, nói có người muốn phá hỏng điển lễ sắc phong Thái tử, việc này là do Nữ hoàng ra lệnh điều tra, lúc tra ra kẻ chủ mưu là Ngụy Vương, bà ấy cũng không thấy bất ngờ gì.

Nhưng Nữ hoàng cũng không ngờ là Ngụy Vương lại to gan đến mức ấy - dám điêu khắc nên con rối giống hệt như bà ấy. Mặc dù Nữ hoàng không tận mắt chứng kiến hình ảnh đó, nhưng ý nghĩa đằng sau nó vẫn xúc phạm đến bà ấy.

Tất cả mọi người đều cảm thấy bà ấy đã già, thần tử thì thúc giục bà ấy lập Thái tử, nhi nữ thì ngấp nghé muốn hành động, đến cả cháu trai cũng dám giáp mặt mà chế giễu bà ấy.

Hàn Hiệt nhận thấy được rằng, hình như là tâm trạng của Nữ hoàng không được tốt cho lắm, Nữ hoàng phất tay, ra hiệu cho ông ta lui ra. Hàn Hiệt không nói thêm gì nhiều nữa, hành lễ xong thì ngoan ngoãn rời đi.

Sau khi thuận lợi sắc phong Thái tử, không biết có phải là đã giải quyết xong tâm nguyện không mà bệnh tình của Địch Các lão mau chóng trở nặng. Xưa nay Nữ hoàng luôn kính trọng quốc sĩ, đích thân bà ấy đã đến phủ Địch thăm hỏi.

Địch Công phá án cả đời, ông ấy phát hiện ra sóng ngầm cuồn cuộn dưới bề ngoài yên bình của thành Lạc Dương. Trước giường bệnh, ông ấy cố chống người dậy mà nói với Nữ hoàng rằng: "Bệ hạ, chỉ có ngàn ngày làm trộm không có ngàn ngày phòng trộm, nếu lòng người không vững thì loại chuyện này sẽ chỉ ùn ùn kéo đến mãi không dứt. Nội loạn chính là nguyên nhân gây ra mối họa cho quốc gia, mong bệ hạ giải quyết dứt khoát, chớ bỏ mặc mà để cho họa nhỏ thành họa lớn."

Nữ hoàng cũng đang phiền muộn vì chuyện này. Bà ấy luôn lo nghĩ về chuyện truyền ngôi này, đã lo nghĩ suốt gần mười năm qua rồi. Sau cùng, việc chọn lập Lý không lập Võ cũng là do chính bà ấy có suy tính của riêng mình. Bà ấy có thể hiểu được nỗi bất mãn và hụt hãng của nhà mẫu thân ruột thịt, nhưng bà ấy không cho phép xuất hiện người vượt qua mình, ôm vọng tưởng chống lại mình.

Nữ hoàng hỏi: "Theo ý Các lão thì trẫm nên làm thế nào?"

Giờ đây, với Địch lão, chỉ nói chuyện thôi cũng làm hao tổn rất nhiều công sức, ông ấy thở phì phò, vất vả nói ra mấy chữ: "Dời đô về Trường An."

Nữ hoàng trầm mặc.

Dời đô đến Lạc Dương là một bước rất quan trọng trong quá trình Nữ hoàng đoạt quyền. Thế lực quý tộc cũ ở thành Trường An quá lớn, vào cái thời mà Nữ hoàng vẫn còn là Hoàng hậu, bà ấy đã thông qua việc đổi Đông Đô mà bắt đầu gầy dựng mọi thứ từ con số không, xây dựng thế lực của chính mình ở thành Lạc Dương. Trở lại Trường An không khác gì đang thông báo với khắp thiên hạ rằng, thời đại Chu Võ đã kết thúc, bà ấy sẽ phải trao trả chính quyền lại cho nhà Đường.

Địch lão cũng không thúc giục Nữ hoàng quyết định ngay lập tức, ngược lại, ông ấy lại nói lảng sang chuyện khác. Lần này Nữ hoàng cải trang vi hành vô cùng kín đáo, ngoài quan cận hầu thân tín bên người ra thì không có nhiều người biết. Sau khi Nữ hoàng hồi cung không lâu, Minh Hoa Chương đi ra ngoài xem múa rối với Minh Hoa Thường.

Đây là mong muốn của Minh Hoa Thường, sau khi trải qua chuyện ở Ngỗi gia, nàng bỗng thấy vô cùng hứng thú với con rối. Kết quả là, nàng chỉ mới đi ra ngoài chưa được bao lâu, mà quán quà vặt bên đường đã "níu lấy" sự chú ý của nàng, mãi cho đến lúc họ đến được chùa Bồ Đề, thì đã gần chạng vạng tối mất rồi.

Chùa Bồ Đề vẫn vô cùng huyên náo, văn nhân đấu thơ bên tường, thiếu nữ treo dây đỏ dưới tàng cây, đám trẻ con ăn cơm tối xong thì vội vã chen chúc nhau chạy tới, chúng ngồi trên bậc thang chờ múa rối mở màn.

Minh Hoa Chương và Minh Hoa Thường ngồi giữa một đám trẻ con, trông họ nổi bật hơn hẳn. Minh Hoa Thường vừa ăn kẹo mạch nha vừa nói: "Có phải muội nên mang mạc ly theo hay không? Thế này xấu hổ thật đấy, nếu chẳng may gặp phải người quen thì phải làm sao đây? Họ sẽ cảm thấy muội rất ấu trĩ à?" Minh Hoa Chương để ý thấy khóe miệng của Minh Hoa Thường có dính một hạt đường, hai má nàng phồng lên giống như là một chú chuột hang vậy, trông vô cùng đáng yêu.

Minh Hoa Chương nhấc tay lên lau cặn đường trên má nàng đi, nói: "Muội cứ yên tâm mà ăn, nếu có gặp phải người quen thì cứ nói là do ta muốn xem."

Đầu ngón tay Minh Hoa Chương hơi lạnh, đột ngột đụng vào mặt Minh Hoa Thường nên nàng vô thức tránh né. Sau đó nàng nhìn thấy cặn đường trên đầu ngón tay đối phương, bỗng dưng nàng thấy xấu hổ muốn chết đi được: "Muội làm dính lên mặt à?”

Minh Hoa Chương cẩn thận lau mặt cho nàng, khẽ cười nói: "Không sao, đã không còn nữa rồi."

Gió đêm xuân dịu dàng giống tay của người thương, mùi đường quẩn quanh chóp mũi. Minh Hoa Thường cắn một miếng kẹo mạch nha, bỗng cảm thấy tối nay gió mát trăng thanh, gió xuân thổi vừa lúc.

Ngay lúc Minh Hoa Thường đang do dự không biết mình có nên nói gì hay không, thì tiếng chiêng trống từ chợt vang lên từ đằng trước, múa rối mở màn rồi. Minh Hoa Thường nhẹ nhàng thở hắt ra, thuận theo đó mà chuyển ánh mắt qua.

Trên đài, lại là một câu chuyện vê tài tử giai nhân hết sức cũ kỹ. Minh Hoa Chương tùy tiện nghe một lát, chợt thấy trong bóng tối có người ra dấu hiệu với mình. Minh Hoa Chương âm thầm rời đi, hắn lượn quanh vài vòng, sau khi đã đi đến nơi mà mọi người không chú ý đến thì hắn mới dừng lại: "Chuyện gì?"

Nam tử lặng lẽ đi theo sau lưng hắn tiến lên, ghé vào tai hắn, khẽ nói: 'Mới đây trong cung truyền tin tới, Nữ hoàng tưởng nhớ cung Đại Minh, muốn về Trường An."

Đôi mắt đen nhánh của Minh Hoa Chương hơi trợn lên, tin tức này còn rõ ràng hơn cả tin tức lập Thái tử nữa kìa. Lập Thái tử có thể chỉ là kế sách tạm thời thôi, nhưng dời đô thì lại không khác nào đang chứng minh cho bá quan toàn triều, Tiết Độ Sứ các nơi và Võ gia biết rằng, Nữ hoàng đang quyết tâm trao trả chính quyền lại cho Thái tử.

Đây thật sự là một tin tức tốt làm lòng người phấn chấn, nhưng sau khi Minh Hoa Chương nghe thấy thế thì hắn cũng chỉ gật đầu mà thôi, cả người giống như là một bức tượng ngọc lạnh nhạt, cũng không trưng ra bất kỳ một biểu cảm dư thừa nào.

Minh Hoa Thường xem diễn được một nửa thì chợt phát hiện không thấy huynh trưởng của mình đâu. Nàng đợi cả một lúc lâu, khi người nọ lại ngồi xuống bên cạnh nàng thêm lần nữa, có một đôi tay thon dài đẹp đế giơ túi đồ ăn vặt sang chỗ nàng.

Minh Hoa Thường cúi đầu nhìn, ấy thế mà lại là một túi hạt thông. Nàng vui vẻ nhận lấy, hỏi: "Nhị huynh, huynh vừa mới đi mua hạt thông à?"

Minh Hoa Chương im lặng một lát rồi khẽ lên tiếng: "Ừ."

"Sao huynh không gọi muội?”

Minh Hoa Chương nhìn về phía trước, nơi con rối đang trải qua bao thăng trầm, khẽ nói: "Không quan trọng bằng kịch rối dây."...

Thánh Lịch năm đầu tiên, tháng Ba, cuối Xuân.

Hôm qua diện thánh, nữ nhân kia còn già yếu hơn nhiều so với tưởng tượng của ta. Nếu chỉ nhìn bề ngoài thôi thì thực sự không thể tưởng tượng ra được rằng, bà ấy chính là Hoàng đế của cả một nước.

Tư duy nhanh nhẹn và học thức sâu rộng của bà ấy cũng nằm ngoài dự đoán của ta. Hàn Hiệt nói bà ấy rất hài lòng với ta, có ý cất nhắc ta. Bèn lệnh ta ôn tập thơ văn, mùa thu năm nay sẽ hạ chiếu chế khoa [*], Nữ hoàng hy vọng ta tham gia khoa cử, lấy tiến sĩ nhập sĩ, tiện cho việc che giấu thân phận để ngày sau điều động.

[*] Chế khoa là khoa thi do ý vua mở ra, khác với khoa thi theo lệ thường.

Chuyện dời đô đã là chuyện chắc chắn sẽ xảy đến, thời gian cụ thể thì vẫn còn đang sắp xếp. Ngày nào nhị nương cũng hỏi ta còn nhớ Trường An hay không, Trường An có món gì ăn ngon.

Muội ấy vẫn không tim không phổi như thế. Ta thường cảm thấy ta hoàn toàn không thể hiểu rõ muội ấy. Chuyện của Ngỗi gia, để đến cuối cùng mới phá án là do sai lầm của ta, mà công lao thì lại thuộc về muội ấy. Ta cố ý không cho muội ấy đi xem hiện trường án mạng, tránh xảy ra việc ấn tượng đầu in hẳn vào trong lòng mà đưa ra các quyết sách sai lâm. Nếu không nhờ có muội ấy nhắc nhở, nếu ta không tìm thấy con rối bị giấu trong mật thất kịp lúc, thì hậu quả thật khó lường biết bao.

Nhưng, cho đến nay, ta vẫn không cách nào hiểu được tại sao muội ấy lại muốn gia nhập Huyền Kiêu Vệ.

Trong triều rất mừng rỡ với việc dời đô, Ngụy Vương lại cáo ốm. Minh lão phu nhân nói đây là liệt tổ liệt tông của Lý thị đang phù hộ Thái tử, chờ thấy mây tan, cuối cùng cũng gặp trăng sáng. Nếu mấy vị Hoàng đế trước ở trên trời có linh, để đến tận bây giờ mới phù hộ, thì quả là mắt mù tai điếc.

Ngỗi Bạch Tuyên có thể làm ra con rối sinh động như thật, nhưng Ngỗi Nghiêm Thanh chỉ tùy ý nhắc tới chuyện hôn sự thôi mà đã có thể thao túng nàng ta, buộc nàng ta phải ngoan ngoãn nghe lời mình. Ngỗi Nghiêm Thanh làm nhiều chuyện như vậy, chẳng qua cũng chỉ vì một câu nói của Ngụy Vương mà thôi. Mà, về phần Ngụy Vương, nào có phải là không bị Nữ hoàng thao túng trong lòng bàn tay đâu?

Suy cho cùng, chẳng qua là, tất cả mọi người cũng chỉ là con rối bị giật dây mà thôi.

Cảnh Chiêm, ở phủ Trấn Quốc Công Lạc Dương.

— Vụ án thứ hai - "Rối dây", xong.
Bình Luận (0)
Comment