Sống Lại Ta Trở Thành Hoàng Hậu Của Phản Diện

Chương 152

Kim Khuê bị Bạch Thiển nói đến mức nghẹn lời.

Biện pháp mà nữ tử này nghĩ ra luôn hẹp hòi bỉ ổi, không hợp với cách bài binh bố trận của bậc trượng phu. Thế nhưng hiện nay Ba quốc suy nhược, nếu giống như trước kia bị Nhung quốc vây đánh, sợ rằng khó mà chống đỡ được.

Coi như nhắm mắt làm bậy, không ai muốn lột tầng da kia xuống.

Sau khi quân Nhung chấn chỉnh xong binh mã, một lần nữa tập kết, thuận lợi hành quân tới dưới gần Hạt thành đã là hai ngày sau.

Trải qua trận kinh hiểm chông sắt và đá lăn đêm hôm đó, quân Nhung mặc dù không đến mức tổn thương nặng nề, nhưng cũng không thể lập tức tái chiến, cần phải nghỉ ngơi, chỉnh đốn quân vụ.

Còn có một điểm quan trọng đó là sương lạnh giăng khắp nơi, quân Nhung muốn lợi dụng chờ nước sông hộ thành bao quanh Hạt thành đóng băng mới tái chiến. Khi đó sông hộ thành cũng trở nên vô dụng kị binh có thể trực tiếp đi qua.

Hai quân giằng co, trong đầu Nhung vương suy tính điều gì Khương Lê há lại không biết.

Nhưng nàng so với Nhung vương biết nhiều hơn một chút, đó chính là mùa đông năm nay Ba quốc sẽ hứng chịu một đợt không khí lạnh bất thường.

Kiếp trước vào khoảng thời gian này, cống nạp Ba quốc chợt giảm mạnh, khiến Đoan Khánh đế bất mãn trách vấn nàng và Khương Chi.

Về sau Khương Chi được Cơ Vô Cương cho hay, Ba quốc trăm năm mới gặp một đợt lạnh như năm nay, tuyết lớn chặn cửa, vô số lợn gà trâu bò bị c.h.ế.t rét, khiến cho quốc lực Ba quốc vốn hư nhược lại càng thêm suy yếu vì bão tuyết.

Cũng bởi vì nhớ tới điều này, nên Khương Lê cho người mệnh nông tư làm chuẩn bị từ trước. Các ấp hương quận phải xây dựng lều để tránh rét cho giá súc, bên ngoài tường dùng phân và nước tiểu súc vật trộn với đất sét trát lên tường đủ bốn lớp, tất cả mọi nơi đều phải cẩn thận đề phòng tránh rét.

Cho dù năm nay đại hàn tới nhưng hi vọng con dân Ba quốc có thể sống qua những ngày đông giá rét này.

Còn phần sông hộ thành, nàng cũng chỉ dùng để kéo dài thời gian công thành của quân Nhung, cũng không dựa vào nó để ngăn quân địch bên ngoài.

Chỉ cần kéo dài được một ngày, cũng tiêu hao được lương thực của bọn họ một ngày, sau đó chặn đường quân tiếp viện, thì cho dù sông hộ thành có đông cứng cũng không cần lo lắng.

Hạt thành ngày trước tên là Tư Nghị, bởi vì thành trì có hình dáng như con bọ cạp giữa lưng chừng núi nên được đổi tên như vậy, một nơi hiểm yếu dễ thủ khó công.

Quân Nhung nếu như không hạ được Hạt thành thì không thể tiến được thêm nửa bước. Khương Lê cảm thấy trận đại hàn kia có thể lấy đi hơn một nửa tính mạng quân Nhung.

Thế nhưng giờ mùa đông chưa tới, vậy mà sông hộ thành đã bắt đầu kết băng. Những kẻ từ Nhung quốc tới vốn quen chịu lạnh, trong người mang theo đủ lương khô áo ấm, bắt đầu rục rịch, đại quân tập kết chuẩn bị tiến công Hạt thành.

Lần này tiến công, không biết bọn họ được cao nhân nào chỉ điểm, mang theo thang mây tới. Nhưng chiếc thang cao vút, có kèm cả giá đỡ và móc câu, bám thẳng vào tường thành không hất ra được.

Tướng sĩ thủ vệ Hạt thành liền dùng dầu đun sôi, đá lớn trút xuống dưới, hỏa tiễn b.ắ.n ra liên tiếp. Trên dưới tường thành tiếng c.h.é.m g.i.ế.c nổi lên cả một vùng trời.

Khương Lê vẫn ở trong Hạt thành, tất nhiên nghe được hết mọi âm thanh từ phía cổng thành vọng lại.

Nghe nói dưới chân Hạt thành t.h.i t.h.ể bởi vì dính dầu sôi đã tụ lại thành đống, ngọn lửa bốc lên khiến không gian cũng nhuộm màu đỏ thẫm.

Tướng quân Kim Khuê khuyên quốc quân rời khỏi Hạt thành, nhưng Khương Lê lập tức cự tuyệt.

Bạch Thiển ngày ngày đều đích thân tới tiền tuyến, tất nhiên biết sự gian khổ phòng thủ của tướng sĩ Hạt thành, cũng khuyên Khương Lê nên rời đi tránh nguy hiểm.

- Nếu bây giờ ta rời thành, sẽ khiến lòng quân d.a.o dộng. Lúc này đã giăng bẫy chờ quân địch lọt lưới, ta không thể để ảnh hưởng sĩ khí toàn quân được. Không phải đã sắp xếp chỗ lánh nạn cho Bảo Lý, huynh trưởng và tẩu tử sao? Như vậy ta cũng không cần lo lắng nữa, Ba quốc không có ngàn dặm quốc thổ, nên cửa này dù c.h.ế.t cũng phải giữ thành.

Quân Nhung tiến công càng ngày càng khốc liệt, mặc dù Hạt thành chuẩn bị đầy đủ, quân tốt cũng trải qua huấn luyện đặc thù, thế nhưng đám quân Nhung này tựa hồ không giống quân Nhung bình thường, mấy tướng quân đều mang khẩu âm Lương quốc, chỉ huy đám man di này dễ dàng phá giải cạm bẫy quân ta.

Khương Lê trong lòng biết, kiếp trước Nhung quốc không hề tấn công Ba quốc, cho nên việc này ắt cho kẻ ở giữa chủ mưu. Có lẽ là Lương quốc và Nhung quốc cấu kết với nhau, đến diệt Ba quốc.

Nàng thật muốn cùng quốc quân hai nước này ôm quyền nói một câu: "Ba quốc tới cùng có tài đức gì mà được hai vị xem trọng? Đúng là dùng d.a.o mổ trâu g.i.ế.c bò, đánh cho Ba quốc sứt đầu mẻ trán".

Trong thành dầu sôi càng lúc càng ít, đá lớn vận chuyển lên tường thành cũng không đủ dùng. Nhung vương còn nhìn ra được Hạt thành là nỏ mạnh hết đà, trong lòng càng thêm đắc ý, sai người đứng dưới cổng thành ngày đêm mắng chửi, đùa giỡn nữ vương Ba quốc.

Ngôn từ ô uế, sinh động miêu tả cảnh Khương Lê khi ở Đại Tề là kẻ dâ.m đãng, lấy sắc hầu người, một lúc gian dâm với thiên tử Đại Tề và mấy nam nhân khác.

Lời lẽ bẩn thỉu đầy dâm ô, vang lên liên tiếp không dứt.

Một đất nước nhất mực tín ngưỡng thánh nữ, lại bị người Nhung mắng thành kẻ phó/ng đãng lẳng lơ, toàn bộ nam nhân Ba quốc có mặt ở Hạt t hành đều tức giận run rẩy, thậm chí có người còn nghi ngờ lời nói của quân Nhung là thật.

Bạch Thiển thậm chí còn nghe thấy các tướng sĩ âm thầm nghị luận, bọn họ ủng hộ nữ vương như vậy, chẳng lẽ nữ vương đúng như lời giặc Nhung nói, khi ở Lạc An ai cũng có thể làm chồng?

Nàng tức giận lập tức sai người bắt kẻ đó lại, nhét giẻ vào miệng muốn thi hành quân lệnh.

Thế nhưng khi tới tai lại bị Khương Lê ngăn lại. Từ ngữ bẩn thỉu nếu lưu truyền thì không có cách nào chặn nổi.

Nếu giờ trách phạt hai quân tốt này, thì càng chứng tỏ nàng có tật giật mình.

Ngày thứ hai, Khương Lê mang theo lễ phục nữ vương Ba quốc, tự mình lên tường thành, ở trên cao nhìn xuống Nhung vương phía dưới.

Nhung vương thèm nhỏ dãi sắc đẹp của Khương Lê, cũng chính bởi vì ngày ông ta còn là vương tử đã từng gặp qua đại vương nữ một lần. Nữ tử mười ba tuổi ngây thơ xinh đẹp không biết khi lớn lên bộ dáng sẽ tuyệt diễm thế nào, ông ta cũng không biết được.

Về sau Thân hậu đưa cho ông ta một bức họa của nàng, thấy nàng tư thái xinh đẹp động lòng như vậy ông ta càng thèm muốn.

Lúc này ở trên cổng thành, nhìn dáng người thướt tha tinh tế, da trắng không tì vết, sắc đẹp hiếm có trên đời khiến trong lòng Nhung vương ngứa ngáy, không thèm để ý lời ngăn cản của Tần Chiếu, ruổi ngựa tiến về phía trước lao tới.

Tới bờ sông hộ thành, dung nhan nữ vương càng thêm rõ ràng. Dung mạo khỏi cần phải nói so với trong suy nghĩ của ông ta còn xinh đẹp hơn nhiều. Càng khiến cho người ta thèm muốn chính là khí chất độc nhất vô nhị của nàng, vừa xinh đẹp lại còn mang theo vũ mị, trong vũ mị có thêm một chút khí khái hào sảng, khiến nam nhân muốn chinh phục độc chiếm lấy vị mỹ nhân khuynh thành này!

Nhung vương nhìn thẳng vào nàng, hai mắt tỏa sáng, miệng mở rộng, hận bản thân không thể cưỡi ngựa lao thẳng lên tường thành kéo mỹ nhân vào ngực.

Khương Lê thấy Nhung vương vượt tới sát địa giới sông hộ thành, khóe miệng nhếch lên cười khẽ, cất giọng hét to:

- Nghe nói sĩ tốt quân Nhung có nhiều phương pháp giải sầu mà Cô còn chưa từng biết tới, ngôn ngữ ô uế bẩn thỉu, không biết Nhung vương nghe được từ đâu, hay đã tự mình lĩnh giáo bản lĩnh của Cô rồi?

Nhung vương nhìn nàng nói đến phong tình vạn chủng, nghe được hai chữ "bản lĩnh", trong đầu lập tức bay tới màn gấm chiếu rủ, miệng mở ngoác ra cười ha ha:

- Bản vương thực sự muốn được đích thân lĩnh giảo bản lĩnh trên giường của ngài, nhưng cách trở cả dòng sông trễ nải chuyện phu thê chúng ta ở gần nhau. Nếu nữ vương xuất ra ba phần ân cần như đối với thiên tử Đại Tề, bản vương đảm bảo sẽ để ngài dục tiên dục tử, quên hết những nam nhân khác trên thế gian...

Ngay khi ông ta dứt lời liền ngửa mặt lên trời cười ha hả. Khương Lê đột nhiên lui lại phía sau, Bạch Thiển sau lưng nàng tay dâng lên một trường cung lớn tạo hình kỳ lạ, đây chính là thứ sau khi trở về Ba quốc được nàng đặc biệt mời thợ tới chế tạo.

Trường cung giống với nỏ hơn nhưng kích thước gấp ba lần nỏ thường, dùng dây đặc chế để tạo dây cung, thích hợp cho nữ tử sử dụng. Bởi vì có chế thêm lò xo, nên tên b.ắ.n xa hơn nhiều so với cung thường.

Nhung vương mặc dù đứng bên bờ sông hộ thành, vì phòng ngừa ám tiễn, cho nên ko dám vượt qua bờ sông. Khương Lê dựa theo độ nặng của cung mà tính toán khoảng cách, cũng chắc mũi tên b.ắ.n ra phải tám phần là trúng tên tôn tử này.

Trên thành dưới thành binh sĩ đều nhìn thấy, một khắc trước nữ vương Ba quốc văn nhược yếu đuối, ngay sau khoảnh khắc cánh tay duỗi ra, vạt váy hất qua một bên, chân đạp lên tường thành, eo nhỏ thẳng tắp, phong thái yểu điệu, nâng cung nhắm ngay vào người Nhung vương. Nàng buông tay mũi tên xé gió lao đi, chỉ thấy lóe lên rồi biến mất, người đứng quanh chỉ nghe tiếng mũi tên phá không, chứ căn bản không nhìn thấy đường tên bay.

Nhung vương đang lúc tâm ý viên mãn, không nghĩ tới nữ vương kia nói b.ắ.n là bắn. Mặc dù binh sĩ quanh ông ta phản ứng nhanh lập tức nâng lá chắn tới xung quanh hộ giá, nhưng vẫn chậm một bước, mũi tên xuyên qua độn giáp, b.ắ.n thẳng vào mắt Nhung vương.

Nhung vương thét lên một tiếng, bị lực mũi tên hất ngã xuống đất.

Mà quân Nhung phản công cũng yếu ớt, chỉ nhao nhao nâng cung b.ắ.n tên như mưa về phía tường thành.

Kim Khuê đã nhận được chỉ thị của Khương Lê, sau khi nàng b.ắ.n tên xong liền lập tức kéo lưới sắt mang theo gai nhọn bảo vệ đầu tường thành, đón đỡ mưa tên lao tới.

Đúng lúc này Bạch Thiển cao giọng thét to:

- Nữ vương chúng ta khi còn ở Lạc An, nữ giả nam trang, được người đời xưng tụng tiểu Khương công tử, là môn hạ đắc ý nhất của Mộc Phong tiên sinh, kinh luân đầy bụng. Thư hội Mặc trì danh tiếng vô lượng! Biết bao người tới Lạc An xin thỉnh giáo ngài, từ đại nho hay nhân vật có danh tiếng ở Lạc An đều sùng bái tiểu Khương công tử. Tề đế trọng tài liền phong ngài làm công khanh trọng dụng bên người. Ngài là người văn thao võ lược, cử thế vô song. Há lại để kẻ Man di sống chui rúc trong cống ngầm phỉ báng? Còn muốn lĩnh giáo bản lĩnh của quốc quân ta? Ngươi sao xứng!

Nếu là ngày thường quân Nhung đang chửi rủa bên ngoài, lời của Bạch Thiển chẳng chút phân lượng nào. Nhưng ngay vừa nãy, dưới thành trì binh lính không có chút chuẩn bị, lãnh hội được thần xạ của Khương Lê, còn b.ắ.n trúng mắt Nhung vương khiến chúng không dám lơ là khinh suất.

Lúc này lại nghe chuyện về cuộc đời Khương Lê, câu câu đều là sự thật!

Tướng sĩ Ba quốc lòng dâng lên nhiệt huyết, cùng hô to:

Nhã Luân nữ vương, văn võ song toàn, cử thế vô song!*

*Cử thế vô song: có thể hiểu là có một không hai, mà dịch ra ko hay nên mình để nguyên nhé.

Tiếng hô hào lấn át tiếng mắt chửi của quân Nhung, quét sạch không khí u ám mấy ngày vừa qua, khí thế ngất trời.
Bình Luận (0)
Comment