Ta Mô Phỏng Con Đường Trường Sinh

Chương 20


“Đúng vậy, tiên sư khi còn sống thích nhất là đọc sách.

Nếu hắn có thể đọc được mấy quyển kinh thư này thì không biết sẽ vui mừng đến mức nào.”

“Ngày trước, người đọc sách trong thiên hạ mà không thể đọc được kinh thư này thì đúng là bất hạnh a!”

“Nhưng những kinh thư này thật sự là sách của tiền nhân, bởi vì chiến loạn mà bị thất lạc, đành phải bảo tồn quyển kinh thư còn sót lại trong cổ mộ? Ta đọc ‘Nam Hoa’, ‘Luận Ngữ’, những nhân vật và sự việc trong đó đều không được ghi chép ở trong sử sách.” Trong số họ có một giọng nói đột ngột cất lên.

Đám người yên tĩnh một lúc, sau đó đưa ra kết luận.

“Nhất định là như thế.

Văn tự như này, người thời nay tuyệt nhiên không có khả năng giả tạo.

Sách sử hiện có chỉ viết về ba ngàn năm qua.

Ba ngàn năm trước đó, cơ bản không có ghi chép chi tiết.

Nghĩ lại thì những quyển kinh thư kinh điển này chính là sản vật của khi đó.”

“Ta nghe nói, khi một Phóng Cổ Học phái khi diện thánh đã từng nói, vào thời đại thượng cổ, có trăm trường phái tư tưởng tranh giành nhau, kinh điển tạo ra nhiều như sao trên trời, không thể đếm hết.

Hiện nay mấy quyển kinh thư mà chúng ta đang đọc này, chẳng qua chỉ là một bộ phận nhỏ bé trong số đó mà thôi.”

Lời vừa nói ra, lập tức dấy lên một tràng cảm thán trong tửu lâu.


“Vậy mà lại có chuyện này!”

“Vừa nghĩ tới chuyện còn có rất nhiều văn chương kinh điển vẫn còn bị chôn sâu dưới lòng đất, chưa từng xuất hiện trên nhân gian, ta liền vô cùng đau lòng, đêm không thể ngủ được!”

“Không biết những kinh điển còn lại trông như thế nào.”



“Nhưng suy cho cùng thì những sách cổ này được cất giấu sâu bên trong các cổ mộ khác nhau.

Học phái phỏng cổ luôn nói việc khai quật những ngôi mộ cổ và tìn kiếm những kinh điển thất lạc thật sự là trái nhân luân.”

Đám thư sinh muốn lên tiếng phụ họa theo bản năng, nhưng khi vừa nghĩ đến vô số văn chương kinh điển đó vẫn còn đang chờ được khám phá ở dưới lòng đất, thì giọng điệu của bọn họ trở nên không còn kiên quyết nữa.

“Không phải người đứng đầu của học phái phỏng cổ đã nói, việc bọn họ làm là bảo hộ, cứu nạn khai quật.

Không phải là hành động phá hoại.”

“Không sai, ta nghe nói bọn họ mỗi khi khai quật một ngôi mộ cổ thì không giống phá hoại như bọn trộm mộ trước kia, chỉ lấy vàng bạc.

Mà là cẩn thận lấy tất cả các vật bên trong ra và cất giữ cẩn thận từng thứ một.

Nếu như có hư hỏng gì thì sẽ có người chuyên phụ trách sửa chữa khôi phục.”

“Quả thật là như vậy, không thể đơn giản đánh đồng bọn họ với bọn trộm mộ được.”

Tuy nhiên, trong nhóm người vẫn có một số ít phản đối ý kiến này.

“Chẳng qua là nói cho dễ nghe mà thôi.

Có gì khác nhau đâu? Ai trong số các vị ngồi ở đây không có tổ tông? Nếu như phần mộ tổ tông của nhà các người bị khai quật, thì các người sẽ có cảm tưởng như thế nào?”

“Việc này tuyệt đối không thể khơi dòng được, nếu không di họa vô tận.

Chúng ta phải cố gắng hết sức để khuyên can.”

“Đúng là như thế.”



Vẫn có một vài người khác không nêu ý kiến của mình, đảm nhiệm vai trò là người hòa giải.

“Việc này Thánh thượng cùng các đại thần trong triều tất nhiên đã sớm có phán đoán suy luận, chúng ta cũng không cần phải quá quan tâm làm gì.”

“Tạm thời xem đã, tạm thời xem đã.”




Theo ‘Đạo đức’ nhiều lần truyền khắp thiên hạ, các cuộc tranh luận gay gắt đã nổ ra ở nhiều nơi khác nhau trong Đại Huyền.

Nó rất giống với cảnh tượng bên trong Trạng Nguyên lâu ngày hôm nay, nhiều không kể xiết.

Lý Phàm biết rằng muốn thay đổi suy nghĩ của mọi người trên thiên hạ trong thời gian ngắn là điều không thể thực hiện được.

Hiện nay, chẳng qua chỉ là mới bắt đầu mà thôi.

Nhưng Lý Phàm lại không hề lo lắng sự tình sẽ không được như ý.

Trong thiên hạ này, dù sao người nắm giữ quyền lên tiếng cũng là người đọc sách.

Có vô số kinh điển làm mồi nhử, Lý Phàm không sợ những người đọc sách này sẽ không khuất phục.

Huống chi, Lý Phàm cũng không cầu những người này ủng hộ, chỉ cần bọn họ không nhảy ra phản đối là được.



Cùng lúc với mưu cầu thiên hạ trong bóng tối, Lý Phàm cũng đang từng bước thúc đẩy tầm ảnh hưởng của học phái phỏng cổ giữa thế tục.

Sau sáu năm định neo, Thiên tử đột ngột lâm bệnh nặng và nằm liệt giường.

Chúng thái y đều không có cách khả thi.

Nhưng vào lúc này, học phái phỏng cổ cầm một đan dược vào diện thánh.

Nói đan dược này tìm được trong một cổ mộ, nghi là do một vị tiên nhân lưu lại, có hoạt tử nhân nhục bạch cốt.

Ăn vào có thể hóa giải nguy hiểm.


Lúc đầu, Thiên tử không để tâm, nhưng theo thân thể ngày càng lụn bại của hắn, sắp gần đất xa trời, hắn ôm tâm thái còn nước còn tát mà ăn đan dược.

Chẳng ai ngờ rằng đan dược quả nhiên có hiệu quả, chỉ trong vài ngày, Thiên tử liền hồi phục như ban đầu.

Triều chính chấn động, quần thần nghị luận ầm ĩ.

Hoàng đế liền ra lệnh cho người đứng đầu của học phái phỏng cổ tiến cung ngay trong đêm và hỏi cặn kẽ về chuyện tiên nhân, liên tiếp mấy ngày không lên triều.

Từ đó về sau, Hoàng đế liền vững tin vào sự tồn tại của tiên nhân.

Bí mật truyền ý chỉ cho tâm phúc, phối hợp với học phái phỏng cổ, tìm kiếm vết tích của tiên nhân trong cổ mộ.

Định neo chín năm, học phái phỏng cổ tiến hành triển lãm một lần trong Huyền Kinh thành, mời đại thần trong triều cùng vương công quý tộc trong kinh tới tham quan.

Tuy những người này cũng rất phú quý phi thường, kiến thức rộng rãi, nhưng sau khi nhìn thấy từng vật trân bảo hiếm thấy bên trong triển lãm thì tất cả đều đắm chìm trong đó, lưu luyến quên đường về.

Sau đó, học phái phỏng cổ càng nới lỏng hạn chế, bách tính tầm thường chỉ cần mua vé vào cửa liền có thể tiến vào bên trong xem qua.

Huyền Kinh thành lập tức chấn động.

Vô số người đứng xếp hàng, muốn đi vào bên trong triển lãm dòm ngó bảo vật.

Số lượng người qua đông đã khiến các con đường dẫn tới kinh sư bị tắc nghẽn.

May mắn thay, Thánh thượng ra lệnh cho thủ vệ doanh cầm giáp tới duy trì trật tự, mới không gây ra náo động lớn hơn.

Bình Luận (0)
Comment