Ta Mô Phỏng Con Đường Trường Sinh (Bản Dịch)

Chương 21 - Chương 21. Lật Tay Thay Đổi Nhân Gian (2)

Chương 21. Lật tay thay đổi nhân gian (2) Chương 21. Lật tay thay đổi nhân gian (2)

Triển lãm rầm rộ kéo dài hơn nửa tháng.

Về sau, triển lãm chẳng những không có bị đình chỉ mà ngược lại còn bắt đầu đi qua nhiều nơi, lần lượt triển khai tại các nơi ở Đại Huyền.

Định neo mười một năm, Giang Hoài phủ phá được một vụ trộm mộ tàn ác, bắt được một nhóm cướp mộ hơn trăm người.

Nhóm người này ở trong núi sâu khai quật cổ mộ một cách trắng trợn và gây ra những tổn thất khôn lường.

Theo luật, nhóm người này đều phải chịu cực hình.

Nhưng vụ án này có quá nhiều người liên quan, liên lụy quá rộng, nên Giang Hoài phủ và Lý Phàm không dám tự tiện làm chủ, thượng thư một phong, chạy tám trăm dặm khẩn cấp đưa vào Huyền Kinh thành, xin Thánh thượng định đoạt.

Có đại thần sau khi nghe liền phẫn nộ dị thường, thượng thư xin trảm ngay lập tức.

Tuy nhiên, điều kỵ lạ là, đại đa số triều thần vào lúc này lại giữ im lặng.

Hoàng đế cũng dùng một chồng tấu chương đè xuống, không tỏ rõ thái độ.

Một tháng trôi qua, ý chỉ của Hoàng đế mới chậm rãi tới.

Không có phán xử cực hình, chỉ phán quyết đày làm nô lệ, đày vào trong kinh.

Đại thần trong triều hầu như không thượng thư phản đối.

Lý Phàm xem chiếu thư, mỉm cười, biết rằng đại thế đã thành.

Định neo mười ba năm, lại có các sách cổ như ‘Thượng thư’, ‘Thi’, ‘Lễ’xuất hiện trên thế gian, người đọc sách trong thiên hạ ngày càng khao khát về những đoạn lịch sử đã mất đó.

Định neo mười lăm năm, Hoàng đế bệnh nặng. Hắn lại muốn cầu tiên đan kéo dài tính mạng, liền phái hơn mười vạn quân đội đi khai quật cổ mộ ở bốn phía, tìm kiếm vết tích của tiên đan.

Triều thần tuy có lên tiếng can gián nhưng cũng không có thượng thư để phản đối.

Đáng tiếc, tiên đan khó tìm. Dù cho có khai quật hơn trăm ngôi mộ cổ thì cũng không thể tìm thấy vết tích nào cả.

Cuối năm đó, Hoàng đế ôm tiếc nuối mà băng hà. Trước khi lâm chung thì truyền ngôi cho Lang Gia vương.

Lúc này, cuối cùng Lý Phàm cũng có thể âm thầm nắm thiên hạ trong tay.

Mà dưới sự ảnh hưởng của Lý Phàm, làn sóng tìm kiếm di tích cổ cổ mộ ngày càng thịnh trên thiên hạ.

Định neo mười bảy năm, một thợ săn ở trên núi tìm được một phương cổ mộ, nhận được sự ưu ái của Thái Sư, được phong Liệt hậu. Kể từ đó, người trong thiên hạ càng thêm nhiệt tình và cuồng nhiệt đối với tìm kiếm di tích cổ. Bất luận núi rừng vắng vẻ cỡ nào đi nữa thì cũng đều có thể nhìn thấy kẻ tìm kiếm di tích cổ kết thành đội nhóm.

Thời gian lưu chuyển và đã định neo được hai mươi ba năm.

Lý Phàm đứng bên trong Thái Sư phủ, xem xét những manh mối thu được từ quan phương cùng dân gian không ngừng tìm kiếm di tích cổ đạt được.

Trước đó, trên thế gian này chỉ có ba ngàn năm ghi chép sách sử, tổng cộng có hai mươi ba triều đại.

Mà theo từng ngôi mộ cổ bị khai quật, những lịch sử bị thất lạc trước đó cũng dần dần được hoàn thiện lại.

Trước hai mươi ba triều đại này còn có thêm mười sáu triều đại nữa, có thể ngược dòng lịch sử về khoảng sáu bảy ngàn năm trước.

Triều đại sớm nhất được tìm thấy có tên là Khải.

“Sáu bảy ngàn năm, gần như có thể so sánh với thời đại di dời lớn.” Lý Phàm thầm nghĩ.

Lập tức, hắn bắt đầu mệnh lệnh thủ hạ, tập trung khai quật cổ mộ Khải triều.

Treo thưởng toàn thiên hạ, phàm là người có thể tìm được cổ mộ Khải triều, hết thảy đều được phong hầu.

Tin tức vừa truyền ra, người trong thiên hạ nhao nhao báo tin cho nhau.

Vô số người trẻ tuổi cùng nhau bước vào con đường kiếm di tích cổ.

Lịch sử có phủ bụi đến thế nào cũng không chịu được người trên khắp thiên hạ tích cực khai quật tìm kiếm như thế.

Định neo hai mươi lăm năm, lăng mộ của Y Hành, Hoàng đế Khải triều đời thứ nhất, rốt cục cũng bị tìm thấy.

Lý Phàm nghe tin liền cùng với tâm phúc đích thân đến hiện trường, phong tỏa xung quanh.

Mười mấy năm qua, kỹ thuật đào bới cổ mộ của Đại Huyền triều phát triển thần tốc, tổng kết ra một bộ phương án mở mộ cực kỳ hiệu quả.

Cho dù mộ của vị Hoàng đế thứ nhất có quy mô khổng lồ, có vô số cơ quan, nhưng với nỗ lực của đội tìm kiếm di tích cổ, chỉ trong một tháng liền đục thông một lối đi đến chủ mộ thất.

Sau khi mọi chướng ngại bị loại bỏ, Lý Phàm từ giữa quần chúng đang bao quanh, tiến vào trong cổ mộ.

Lối đi đến chủ mộ trải dài hàng trăm mét, hai bên tường được bao phủ bởi những bức bích họa sống động như thật. Dù đã hàng ngàn năm trôi qua nhưng vẫn có thể nhìn thấy rõ ràng.

Lý Phàm chậm rãi bước đi, dọc đường nhìn những bức bích họa này.

Bức bích họa được phân làm nhiều bộ phận.

Bộ phận thứ nhất, họa nhân vật chính bên trong, cũng chính là Y Hành, vị Hoàng đế đầu tiên của Khải triều, đang ngồi trên đỉnh núi. Phía trên mây trắng mịt mờ, có vài bóng dáng của tiên nhân, như thể đang nói gì đó với hắn.

Bộ phận thứ hai, tượng trung cho tai ách hắc ám sắp tới. Màu đỏ đại biểu cho máu tươi tràn đầy đại địa. Dưới sự dẫn dắt của Y Hành, những người may mắn còn sống sót ngồi trên một công cụ giống như một chiếc thuyền, từng chiếc từng chiếc bay qua biển mây mênh mông, sau khi gặp phải vô số hung hiểm, đi tới chỗ bình nguyên rộng lớn. Từ đó, mọi người đã định cư ở đây.

Bộ phận thứ ba, dưới sự ủng hộ của mọi người, Y Hành tự xưng Hoàng đế, thành lập Khải triều.

Bộ phận thứ tư, chính là phát sinh đủ loại việc vặt trong khi Y Hành chấp chính.

Sau khi xem hết bích họa, Lý Phàm đi tới chỗ chủ mộ thất.

Không gian mộ thất cao khoảng bốn năm mươi mét, dài rộng khoảng mấy ngàn mét. Mộ đỉnh như thể mô phỏng bố cục sao trời, khảm nạm hàng ngàn hàng vạn viên dạ minh châu.

Bên trong mộ thất mô phỏng bố cục của một sơn môn ở nơi nào đó, khắp nơi đỉnh núi san sát, chìm trong biển mây.

Không biết biển mây này được tạo ra như thế nào, nó chỉ cố định bên trong mộ thất, không phiêu động ra bốn phía. Mấy ngàn năm trôi qua nó cũng không có tiêu tán.

Có những con đường vô hình nối liền từng đỉnh núi, đám người cùng nhau đi tới xem, đều lấy làm lạ và tấm tắc tán thưởng không thôi.

Bình Luận (0)
Comment