Chương 1290: Không chịu
Chương 1290: Không chịuChương 1290: Không chịu
Chương 1290: Không chịu
Chương 1290: Không chịu
Sau đó...
Đến thế hệ thứ 6I
Thế hệ đạo diễn thứ 6 chưa trải qua thời kỳ bùng nổ của Cách Mạng Văn Hóa nhưng đã chứng kiến sự xâm lấn của văn hóa Âu Mỹ.
Hầu hết họ đều đi du học, nhìn khung cảnh thịnh vượng ở nước ngoài rồi lại về Hoa Hạ bởi một số nguyên do...
Dưới ảnh hưởng của văn hóa Âu Mỹ, để giành giải thưởng, đạt được vị thế quốc tế và được gọi là 'đạo diễn quốc tế, một số đạo diễn đã vô thức trở thành đạo diễn ngâm làm những bộ phim châm biếm Hoa Hạ, vạch trần vết sạo, dần dần biến cái xấu thành một loại hình nghệ thuật.
Trên bình diện quốc tế, có một vài giám khảo, không biết là do thế lực nào đó thúc đẩy hay cảm thấy đây là nghệ thuật trong mắt họ...
Kể từ đầu năm 2000 đến nay, nhiều phim Hoa Hạ nịnh nọt người Tây đều được treo trong cung điện điện ảnh và trở thành khuôn mẫu... ....
Ánh nắng xuyên qua cửa sổ và chiếu vào trên bàn của Trương Thắng.
USB của Tân Hiểu Kỳ đặt trên bàn.
Trương Thắng nhìn ra ngoài cửa sổ.
Sau khi nói thấm thía như vậy, hắn nhắm mắt lại.
Tân Hiểu Kỳ hơi không cam lòng nhìn bóng lưng của Trương Thắng, nhất thời cô đột nhiên cảm thấy Trương Thắng cực kỳ xa lạ.
Cô từng nghĩ mình biết rất rõ về Trương Thắng, biết rõ về 'Giải thưởng Điện ảnh Quốc tế Nam California...
Cô cảm thấy đây là một phương tiện trong cách bố trí kinh doanh của Trương Thắng, phí quảng cáo thương hiệu, phí chiếu phim 10 triệu, đâu đâu cũng là chỗ kiếm tiền, tất cả 'nghệ thuật, tất cả 'quyền lực' đều phục vụ vì tiền.
Nhưng lúc này, mọi chuyện dường như đã dần khác.
Nhưng cô vẫn không chịu.
"Giám đốc Trương, dù cậu có làm gì, đưa ra quyết định thế nào tôi đều phục tùng vô điều kiện, nhưng tôi không cảm thấy một bộ phim lại là Cách Mạng Văn Hóal"
"Bản chất của nghệ thuật là cực hạn, đẹp cực kỳ là một loại nghệ thuật, xấu cực kỳ cũng là một nghệ thuật thậm chí tệ vô cùng cũng là một nghệ thuật. Bản thân nghệ thuật là tự do, nó cần càng nhiều và càng rộng phương thức để biểu hiện, nghiễm nhiên, nghệ thuật không có biên giới quốc gia, là hình thức thể hiện mà cả nhân loại theo đuổi..."
Tân Hiểu Kỳ nghiêm túc nhìn lưng của Trương Thắng. Bộ phim
Nhưng, một ý thức tranh chấp lại khiến cô thật sự không thể tiếp thu, thậm chí còn cảm thấy Trương Thắng là người phong kiến, khép kín và làm quá.
"Cô đến Âu Mỹ chưa?"
"Đã từng...'
"Cô đã đến bao nhiêu nơi ở Âu Mỹ?"
"Nhiều nơi."
"Chúng phồn vinh xinh đẹp chứ?"
"Rất phồn vinh và xinh đẹp, đồng thời mọi người đều lịch sự và ra dáng quý ông..."
Tân Hiểu Kỳ thấy Trương Thắng quay đầu lại, thản nhiên nhìn mình.
Đối mặt với ánh mắt của Trương Thắng, Tân Hiểu Kỳ không hề né tránh, bởi vì trong thâm tâm cô, mọi việc cô làm đều không thẹn với lòng và đúng đắn nhất trong suy nghĩ của mình.
Sau khi nói xong, cô còn nói thêm:
"Giám đốc Trương, nếu phim Hoa Hạ muốn phát triển thì chúng nên mang tính toàn diện hơn! Tôi luôn cảm thấy 'Giải thưởng Phim Quốc tế Nam California: của chúng ta là một giải thưởng toàn diện... Nó mang tính toàn diện, đây màu sắc, thậm chí rực rỡ hơn, nó đã thực sự được quốc tế hóa và được nhiều nhà làm phim nước ngoài công nhận...'
"Kiến thức trong sách giáo khoa điện ảnh của cô đến từ đâu?" - Trương Thắng không trả lời mà đột nhiên hỏi.
"Bắt nguồn từ phương Tây, và phim ảnh cũng bắt nguồn từ phương Tây...' - Tân Hiểu Kỳ trả lời.
"Cho nên, với nhiều quy luật tay đổi tự nhiên, chúng ta vô tình hướng về phương Tây, cho rằng mọi thứ ở phương Tây đều là chân lý, sau đó vô tình, vô số giá trị quan bắt đầu dựa theo phương Tây. Dần dà, một số thứ vốn nên đứng thẳng lưng lên lại vô hình trung bị thay đổi cong đi, vài cái đầu gối quỳ xuống. Những Liên hoan phim nổi tiếng quốc tế, chẳng hạn như 'Berlin, Cannes', 'Oscar' và 'Venice' đều lấy giải thưởng lôi kéo xu hướng chủ đạo của phim Hoa Hạ theo hệ tư tưởng phương Tây, để phim Hoa Hạ quay theo ý muốn của họ thì mới giành được giải thưởng..."
"Sau khi phim Hoa Hạ đoạt giải, chúng được trình chiếu quốc tế và được vô số người xem, xem phim xong, nhiều người cảm thấy Hoa Hạ dã man, nghèo nàn, híp mắt và còng lưng... thậm chí trong tiềm thức vô số người còn tưởng Hoa Hạ đang ở trong những năm 60..."
"Cô cho rằng đó là nghệ thuật, và đỉnh cao là nghệ thuật, nhưng nghệ thuật có thể đa dạng, không nhất thiết phải thể hiện cái xấu mới sâu sắc! Thứ thực sự khiến cô cảm thấy xấu là sâu sắc, chẳng phải là nét văn hóa phương Tây tinh tế cố tình tuyên truyên để đoạt nhiều giải thưởng, những sự xâm lược văn hóa, những thứ đã in sâu vào tâm trí cô ư? Đó là một hệ tư tưởng, một cuộc xâm lược vô hình, một vũ khí đáng sợ hơn cả đao kiếm và đạn..."
Trương Thắng nhìn Tân Hiểu Kỳ, giọng nói vẫn bình tĩnh.
Tuy nhiên, từng chữ trong đó như mũi kim đâm vào tim Tân Hiểu Kỳ. Tân Hiểu Kỳ mở miệng muốn phản bác, nhưng mãi chẳng phản bác được gì.
"Nghệ thuật không có biên giới, nhưng nghệ sĩ có biên giới... - Sau đó Trương Thắng thêm một câu nữa.
Tân Hiểu Kỳ không nói nên lời, vì cô ấy đã làm phim nên nhiều tiền bối trong giới biên kịch, giới đạo diễn và học viện điện ảnh truyền hình rất bị ám ảnh bởi văn hóa phương Tây, khao khát nó.
Trong môi trường này, cô bị ảnh hưởng bởi những gì mình thấy và nghe, dần cho rằng thế giới đó là thế giới thực.