Ta Sống Lại Sau Khi Ở Góa

Chương 32

Lão thái thái Trần gia bị bệnh qua đời vào cuối tháng giêng, tức là ba huynh đệ Trần Bá Tông sẽ hết tang vào rằm tháng giêng năm sau.

Lúc này, Trần Đình Giám gọi ba nhi tử đến thư phòng.

Trên vách tường phía Tây thư phòng treo một tấm địa đồ sáu thước vuông, trong đó hiển thị chi tiết vị trí của mười ba tỉnh triều đại và các huyện trực thuộc, đồng thời cũng liệt kê các nước láng giềng ở ba phía Nam, Tây và Bắc.

Phía dưới địa đồ còn có một bàn cát, phía trên đặt một số lá cờ nhỏ.

Mặc dù đường đường Các lão túc trực bên linh cữu ở nhà, chuyện nên quan tâm đáng nhớ cũng không bỏ sót.

Khuôn mặt Trần Bá Tông và Trần Hiếu Tông cung kính đứng ở trước bàn làm việc, Trần Kính Tông liếc nhìn bàn cát mấy lần, nhìn xung quanh cũng không nhìn lão đầu tử.

Trần Đình Giám nhìn ba nhi tử, nói: "Ba tháng nữa các con hết để tang, theo lệ cũ khi trở về các con hãy viết văn thư cho Bộ Lại, Bộ Lại cũng có thể sắp xếp chức quan trước cho các con."

Hễ là quan viên có chịu tang thì đều sẽ có quan viên mới thay thế nhậm chức, không thể cứ bỏ trống được, đợi quan viên hết chịu tang Bộ Lại mới xem tình hình sắp xếp chức vị mới.

Đương nhiên quan viên khác nhau sẽ có đãi ngộ khác nhau, ví dụ như Trần Đình Giám được Cảnh Thuận Đế trọng dụng, đợi ông hết chịu tang tất nhiên sẽ phục chức, mà các quan viên cấp trung và cấp thấp ít công lao có thể sớm đã bị Bộ Lại bỏ quên, xếp hàng chờ chỗ trống mới cũng phải đợi mấy tháng.

Trần Bá Tông nói: "Khi phụ thân còn trẻ một mình làm quan ở bên ngoài, là tổ mẫu và mẫu thân nuôi chúng con lớn, khi tổ mẫu bị bệnh huynh đệ chúng con không thể bên cạnh người tận hiếu, bây giờ nếu đã về tổ trạch chúng con muốn chịu tang một thời gian, xin phụ thân thành toàn."

Trần Đình Giám: "Lòng hiếu thảo của các ngươi ta hiểu, nhưng đời cháu chịu tang một năm đã là quy luật rồi, các con kéo dài thời gian chịu tang là tận hiếu, các văn nhân khác nghĩ sao đây? Không học các ngươi thì thua trên đạo hiếu, nếu ai cũng học các ngươi, chẳng phải là loạn quy chế sao?"

Ông biết các nhi tử không muốn phụ mẫu một mình ở lại tổ trạch, nhưng ông không cần, ông và thê tử vẫn chưa già đến mức để nhi tử và nữ tế hầu hạ trước mặt mỗi ngày.

Trần Kính Tông cười nói: "Phụ thân, nhi tử không vội đi, ngoại trừ luyến tiếc tổ mẫu, người và mẫu thân ra, cũng còn vì Uyển Thanh quá nhỏ không nên bôn ba đường dài."

Trần Đình Giám: "Vậy để nữ tế và mấy hài tử ở lại, đợi về kinh với chúng ta."

Trần Kính Tông: "Ngọc Yến vụng về, đến lúc đó lại phiền mẫu thân chăm sóc ba hài tử, nhi tử càng không yên tâm về kinh, vẫn là ở lại với nhau tốt hơn."

Ba văn nhân tụ tập lại với nhau, đẩy qua đẩy lại có thể viết ra một bài về "đạo hiếu."

Trần Kính Tông không kiên nhẫn nói: "Các huynh ai thích đi thì đi, năm sau ta và Công chúa chắc chắn về kinh."

Nói xong, hắn đi ra ngoài.

Trần Hiếu Tông lén nhìn phụ thân.

Trần Đình Giám hừ một tiếng nặng nề, cũng may vốn ông hy vọng các nhi tử trở về, nhất là không thể tiếp tục khiến Công chúa chịu ủy khuất ở bên này, cũng không để sự hiếu thuận của lão Tứ trong lòng.

Tứ Nghĩ đường.

Hoa Dương đá cầu ở nhà chính, gần đây nàng lại càng thạo, hai chân luân phiên đổi đá, tư thế thoải mái uyển chuyển, vừa rèn luyện thân thể vừa vui vẻ ở trong đó.

Khóe mắt thoáng thấy Trần Kính Tông, Hoa Dương lại đá mười mấy cái nữa, đợi Trần Kính Tông đi đến trước cửa, nàng mới thu cầu, hơi thở hổn hển hỏi hắn: "Phụ thân dặn dò chuyện gì sao?"

Lúc này, thật ra nàng biết là vì chuyện gì.

Trần Kính Tông liếc nhìn khuôn mặt ửng đỏ như hoa mẫu đơn của nàng rồi ngồi trên ghế nói: "Nhắc chúng ta viết văn thư cho Bộ Lại, năm sau về kinh nhậm chức."

Hoa Dương của kiếp trước nghe được câu này, ánh mắt đều sáng lên, muốn lập tức gói hành lý rời đi.

Nhưng tháng thứ hai, mẫu hậu đưa một bức thư đến, nói Trần Bá Tông và Trần Hiếu Tông đều hy vọng có thể tìm được một chức quan trống ở gần Lăng Châu, như vậy vừa có thể dốc sức cho triều đình, cũng thuận tiện hiếu kính phụ mẫu.

Đa số các quan viên đều vắt óc suy nghĩ muốn vào kinh làm quan, cho dù không dám yêu cầu Bộ Lại ở trong thư nhưng trong lòng cũng hy vọng như vậy, thế mà hai huynh đệ Trần gia lại chủ động muốn ở lại nơi này, đương nhiên Bộ Lại hoàn toàn đồng ý, khỏi nói vẫn phải nể mặt Trần Các lão.

Mẫu hậu lại giảng một trận đạo lý cho Hoa Dương, nói nàng biết Trần Kính Tông chắc chắn cũng muốn ở lại Lăng Châu tận hiếu như các ca ca, sợ Hoa Dương không vui nên mới không nói ra, càng như vậy Hoa Dương càng chủ động yêu cầu ở lại Lăng Châu, nếu nàng về trước thì bách tính thiên hạ đều khen hai phu thê Trần Bá Tông và Trần Hiếu Tông chí thuần chí hiếu, chẳng phải nàng và Phò mã để tang một năm sẽ vô ích sao?

Hoa Dương bị mẫu hậu thuyết phục, chờ năm sau văn thư của Bộ Lại chính thức được ban xuống, muốn Trần Kính Tông quan chỉ huy tứ phẩm bảo vệ Lăng Châu, Trần Kính Tông bất ngờ, Hoa Dương lại sớm đã có chuẩn bị.

Mẫu hậu tiến cung muộn như vậy, lại sau khi nhận được ân sủng, hoàn toàn không dựa vào nhan sắc, mặc dù mẫu hậu có lúc sẽ vì đại cục mà yêu cầu nàng và đệ đệ làm một số chuyện mà họ không thích, nhưng Hoa Dương biết mẫu thân đều muốn tốt cho họ.

"Ta không muốn về nhanh như vậy." Hoa Dương ngồi xuống ghế đối diện hắn, nhận chiếc khăn tay ẩm Triều Vân đưa tới, vừa lau mặt vừa nói.

Trần Kính Tông nhìn với vẻ khó hiểu.

Hoa Dương hừ nói: "Ta ngàn dặm xa xôi từ kinh thành đến đây, nếu chỉ ở lại tổ trạch các ngươi một năm, lại ngàn dặm xa xôi bôn ba trở về, chẳng phải quá thiệt rồi sao. Ta nghĩ kỹ rồi, ta sẽ viết thư cho phụ hoàng bảo ông ấy tìm một chỗ trống cho ngươi ở Lăng Châu, đến lúc đó ngươi chăm chỉ làm việc, ta nhân cơ hội du ngoạn Tú Thủy, còn có nơi này cách Xích Bích và Nhạc Dương cũng không xa, ta muốn đến xem trận Xích Bích của Chu Lang thời Tam Quốc, sau đó đến Nhạc Dương lâu xem sương mù ở động đình."

Đương nhiên việc quan trọng nhất là nàng phải xử lý Tương Vương!

Trần Kính Tông: "..."

"Xem Xích Bích thì cứ xem Xích Bích, liên quan gì đến Chu Lang?" Yên lặng một lát, Trần Kính Tông chỉ trích nói: "Hễ ta ít đọc sách chút, còn tưởng rằng nàng nuôi nam sủng tên Chu Lang."

Triều Vân bật cười khì khì.

Hao Dương đưa khăn tay đã dùng cho Triều Vân, liếc xéo Trần Kính Tông nói: "Nghe nói dung mạo Chu Lang tuấn tú, rộng rãi cao thượng, là người phong lưu văn võ vẹn toàn như thế, hắn ta thật sự muốn làm nam sủng của ta, còn ngươi thì sao."

Trần Kính Tông cười nhạo: "Một người phong lưu, không phải hơn ba mươi tuổi thì chết rồi, nếu nàng gả cho hắn ta chắc sẽ ở góa như Tiểu Kiều."

Hoa Dương: "..."

Triều Vân cười nói: "Công chúa nghe thấy chưa, Phò mã ghen rồi."

Hoa Dương cẩn thận quan sát Trần Kính Tông, không phải chứ một cổ nhân đã chết hơn một nghìn năm cũng đáng để hắn tị nạnh ư?

Trần Kính Tông nhấp ngụm trà điềm nhiên như không, nói với nàng: "Nếu nàng muốn ở lại bên này thì để ta nói với Bộ Lại, hẳn là bên kia cũng sẽ xin ý chỉ Hoàng thượng."

Hoa Dương gật đầu: "Cũng được."

Trần Kính Tông: "Ta đi viết văn thư."

Hoa Dương nhìn theo hắn đi về phía sương phòng phía Tây đã được đổi thành thư phòng, lúc hắn muốn vào đột nhiên thay đổi hướng, rất nhanh ra khỏi Tứ Nghi Đường.

Triều Vân nghi ngờ nói: "Phò mã đi đâu vậy?"

Hoa Dương cũng không rõ.

Chủ trạch đi tới Tây viện, bên này có một cổng tròn, bên cạnh cổng tròn là một hành lang dài nối liền với viện của ba huynh đệ.

Trần Bá Tông và Trần Hiếu Tông cáo biệt phụ thân rồi trở về, bước qua cổng tròn chỉ thấy lão Tứ ngồi ở hành lang, hai tay kê sau đầu dựa vào cột, mắt nhắm lại, không biết đang nghĩ gì.

Trần Hiếu Tông khẽ ho một tiếng.

Trần Kính Tông mở mắt ra, đợi hai người đến gần, hắn hỏi: "Bên Bộ Lại, các huynh định nói sao?"

Trần Hiếu Tông nhìn huynh trưởng rồi nói: "Ta và đại ca thương lượng rồi, quyết định xin Bộ Lại sắp xếp một chỗ trống cho chúng ta ở Lăng Châu phủ, không giống Tứ đệ, Công chúa vội về kinh, đệ cứ yên tâm về đi, bên Nhị lão có chúng ta chăm sóc, đệ không cần lo."

Họ đều hiểu Tứ đệ, đổi lại là họ lấy Công chúa thì cũng phải ưu tiên theo sở thích của Công chúa, trừ phi trong nhà không có huynh đệ khác phụng dưỡng cha mẹ.

Trần Kính Tông mỉm cười: "Vốn dĩ đệ cũng nghĩ như vậy, nhưng Công chúa nói, ở trăm việc thì hiếu đứng đầu, nên muốn ở lại với đệ, đợi về kinh với nhị lão."

Vẻ mặt Trần Hiếu Tông kinh ngạc, xem ra Công chúa cao cao tại thượng thế mà lại hiểu lòng người như vậy?

Trần Bá Tông nhìn về phía Tứ Nghi Đường, nói: "Công chúa hiền thục như thế là phúc phận của Trần gia chúng ta."

Trần Kính Tông không nói cho huynh trưởng biết là do Công chúa một lòng nhớ thương Chu Lang!

"Bây giờ các huynh đi viết văn thư à?" Trần Kính Tông đứng lên, rõ ràng tuổi nhỏ nhất, mới hai mươi mốt tuổi nhưng lại cao hơn hai ca ca đã làm phụ thân người khác.

Hai người gật đầu.

Trần Kính Tông nói với huynh trưởng: "Đệ có việc muốn thỉnh giáo đại ca, đến thư phòng của đệ nói đi."

Trần Bá Tông hơi ngạc nhiên, lập tức rời đi với Trần Kính Tông.

Quan Hạc đường, Du Tú nghe nói trượng phu về, vốn định buông kim chỉ trong tay xuống, nhưng xuyên qua cửa sổ nhìn thấy tiểu thúc tử cũng đến, khí thế cao to anh tuấn lẫm liệt, Du Tú cắn môi, cúi đầu tiếp tục làm việc của mình.

Trần Bá Tông dặn dò nha hoàn chuẩn bị trà rồi dẫn Tứ đệ vào phòng.

"Có chuyện gì vậy?" Hắn ta hỏi.

Trần Kính Tông: "Không có gì, huynh viết văn thư đi, viết xong đệ sao chép một bản."

Trần Bá Tông: "..."

Trần Kính Tông trực tiếp xách một cái ghế đặt ở bên cạnh bàn làm việc, thấy sắc mặt đại ca nghiêm trọng muốn răn dạy mình, Trần Kính Tông bất đắc dĩ nói: "Xin ở lại Lăng Châu, chắc chắn phải luận về hiếu thảo, hoặc là cần phải nói có sách, mách có chứng, nếu ta có nhiều chữ trong đầu như vậy thì ta đã đi thi Trạng nguyên rồi. Nếu đại ca không chịu giúp đỡ vậy ta viết bừa một bức thư, dù sao da mặt ta dày, cho dù Bộ Lại mang cho Hoàng thượng xem thì ta cũng không quan tâm."

Trần Bá Tông: "..."

Tứ đệ không sợ mất mặt nhưng Trần gia không thể mất mặt được.

Vẻ mặt Trần Bá Tông vô cảm ngồi xuống ghế, thấy lão Tứ không hổ thẹn mà còn tự hào, hắn ta đẩy nghiên mực sang: "Mài mực đi."

Trần Kính Tông biết huynh trưởng nhất định muốn tìm cho mình một việc làm, hắn không để ý mà cầm thỏi mực lên, đổ ít nước vào nghiên mực, xoẹt xoẹt mài mực.

Trần Bá Tông cau mày.

Trần Kính Tông thấy vậy, không hiểu sao lại nhớ tới Dương Hoa, hắn mặc áo choàng muốn ngồi lên đệm làm bằng gấm thục của nàng, nàng cũng có dáng vẻ ghét bỏ này.

Dù sao cũng có chuyện muốn hỏi, Trần Kính Tông thả lỏng sức lực, tưởng tượng thỏi mực này là da thịt mềm nõn nà của Hoa Dương, chậm rãi vê, ngược lại cũng khá thú vị.

Trần Bá Tông không để ý tới hắn, cụp mắt suy tư một lát, trải tờ giấy viết thư thông thường ra rồi lấy một cây bút từ trên giá bút, chấm mực viết.

Trạng nguyên lang ngày xưa cưỡi ngựa diễu hành, bây giờ đã đến tuổi ba mươi nhưng vẫn phong độ ngời ngời, hơn nữa lại càng điềm tĩnh và kiềm chế hơn.

Tiểu nha hoàn mang trà đến, trước khi rời đi còn lén nhìn trộm gia chủ một cái.

Trần Bá Tông chuyên tâm viết văn thư nên không phát hiện ra, nhưng Trần Kính Tông lại thấy rõ ràng.

Những nữ nhân này thật sự thích nam nhân mọt sách? Giống như nhân vật anh hùng thời Tam Quốc, sao Hoa Dương chỉ khen Chu lang mà không khen Quan Trương?

Hắn vừa nghiên mực vừa suy nghĩ linh tinh, Trần Bá Tông dương dương tiêu sái mấy chữ, cuối cùng cũng viết xong.

Trần Kính Tông lấy giấy sao chép.

Trần Bá Tông không nhìn nổi khi hắn gian lận trước mặt mình, nói: "Cầm về sao chép đi, không cần trả lại, ta viết thư khác."

Nội dung hai huynh đệ viết giống nhau, quan viên Bộ Lại cũng không phải là kẻ ngốc.

Trần Kính Tông rẽ vào góc, chờ mực khô, hắn cười gấp lại rồi bỏ vào trong ngực.

Về đến Tứ Nghi đường, Trần Kính Tông đi thẳng đến thư phòng, hơn nữa còn hạ chốt cửa xuống với thái độ không muốn làm phiền.

Hoa Dương tiếp tục đá cầu.

Chưa đến một tách trà, Trần Kính Tông đã đi ra, cầm văn thư vừa viết xong đưa cho Hoa Dương, nghiêm nghị nói: "Nàng xem, ta viết như vậy có được hay không."

Đừng nói kiếp này, kiếp trước Hoa Dương cũng chưa từng thấy Trần Kính Tông viết gì, ngay cả khi hắn tùy quân dẹp yên phiến loạn cũng chưa từng viết thư cho nàng.

Quả thực lòng bàn tay không có mồ hôi, Hoa Dương nhận văn thư, đứng ở cửa chính xem.

Nói một cách công bằng, chữ của Trần Kính Tông chỉ có thể coi là bình thường, lại có một khí khái sắc sảo, nhưng hắn sử dụng từ ngữ đặt câu trong văn thư này thật sự khác một trời một vực với hắn.

Hoa Dương nghi ngờ hỏi: "Vừa nãy ngươi đi đâu vậy?"

Trần Kính Tông: "Tìm lão đầu tử, nàng muốn ở lại, ta chắc chắn phải chào hỏi một tiếng."

Câu trả lời này hợp tình hợp lý, Hoa Dương tiếp tục xem văn thư.

Trần Kính Tông dán bên cạnh nàng, hỏi: "Tài văn chương này của ta so với Chu Lang thế nào?"

Hoa Dương: "..."

Không thể tin được!
Bình Luận (0)
Comment