Ta Sửa Văn Vật Ở Cổ Đại

Chương 14

37

Được tính là “Nhà mẹ đẻ” của ta nên Lâm Mông thường xuyên đến thăm ta.

Mỗi lần tới, hắn và Tiểu Đào lại cãi nhau, nên ta tránh được thì cứ cố gắng tránh.

Một ngày nọ, ta tỉnh giấc giữa trưa.

Ta đang định đi dạo trong sân thì nhìn thấy dưới tàng cây, Lâm Mông mặt đỏ bừng đưa cho Tiểu Đào một con dao gỗ nhỏ.

Hắn đỏ mặt nói: “Đây là dao ta tự khắc…”

Tiểu Đào do dự một thoáng, sau đó nàng đưa tay ra nhận lấy con dao gỗ nhỏ.

Hiếm lắm mới thấy Lâm Mông không mở miệng, hắn ôm quyền sau đó nhảy nhảy hai cái bay ra khỏi từng cung.

Mấy giây sau, ta nghe thấy tiếng thét chói tai như đá vào bình nước nóng truyền tới từ phía xa.

Tiểu Đào: “….”

Ta bước ra từ trong điện, hỏi Tiểu Đào: “Ngươi có tình ý với Lâm Mông?”

Tiểu Đào nắm chặt con dao bằng gỗ nhỏ như cầm một vật nóng phỏng tay: “Nô tỳ đang nghĩ.”

“Nếu nô tỳ có thể trở thành người Lâm gia, liệu nô tỳ có thể biến Lâm gia trở thành nơi giúp đỡ nương nương được không?”

Ta lấy đi con dao gỗ nhỏ được khắc nham nhở trong tay nàng: “Không cần.”

“Ta không muốn ngươi phó mặc đời cho ai đó vì ta.”

“Nếu ngươi không muốn, ta sẽ vứt thứ này đi giúp ngươi.”

Tiểu Đào cắn môi, đỏ mặt cướp lại con dao bằng gỗ nhỏ trong tay ta.

Nàng để lại câu “Nô tỳ tự vứt” rồi chạy vụt đi như một làn khói.



Mấy tháng sau, mọi thứ diễn ra rất bình đạm.

Cẩu Hoàng thượng đúng hạn lật thẻ tới Chung Túy Cung.

Ta vẫn đối xử lạnh nhạt với hắn, nghiêm túc tu sửa các loại văn vật.

Hắn vẫn thích tự tiện động vào đồ của ta như xưa, bị ta đánh vào tay cũng không giận.

Hắn sai người mang xích đu vào sân, tay chống cằm, mắt nhìn ta chằm chằm nói.

Hắn nói: “Năm tháng bình yên, chung quy là vậy.”



Nhưng lúc được đưa vào phòng sinh ta không thấy năm tháng yên binfht í nào.

Ta biết sinh con rất đau nhưng không ngờ là đau đến vậy.

Ta đau đến mấy ý thức, tùy tiện tóm được một cánh tay người ở gần mép giường.

Mặt Tiểu Đào xuất hiện trước mắt ta, nàng lo lắng nói: “Nương nương! Người cố chịu đi —”

“Tiểu Đào.” Giọng ta run rẩy: “Nếu có gì bất trắc, nhất… Nhất định phải…”

“Nhất định phải bỏ mẹ giữ con!”

Tiểu Đào hoảng sợ bịt miệng ta lại: “Nương Nương, người nói bậy cái gì thế!”

Một cơn đau nữa ập đến, ta đau quá phải bỏ tay Tiểu Đào ra.

Bà mụ lo lắng thúc giục ta: “Nương nương, hít hơi, dùng sức —”

Ta thấy Tiểu Đào vén rèm lên, hoang mang hoảng loạn ra ngoài trả lời.

Giọng điệu phẫn nộ của cẩu Hoàng thượng nhanh chóng truyền tới từ ngoài phòng sinh: “Chắc chắn là nói bừa!”

“Lâm Phục, ngươi nghe đây, không cho phép ngươi nói bỏ mẹ giữ con!”

“Trẫm muốn mẫu tử bình an!”

Ta: “…”

38

Tỉnh lại, người đầu tiên ta nhìn thấy là cẩu Hoàng thượng.

Hắn ngồi trước giường ta ngâm nga một ca khúc khó nghe.

Thấy ta tỉnh lại, hắn ôm tã lót bước tới trước mặt ta.

Hắn cười dịu dàng: “A Phục, chúng ta có một hoàng tử.”

Đứa nhỏ này xếp hàng mười, tục danh Nguyên Canh.

Ngày thập hoàng tử đầy tháng, ta được phong phi.

Lúc ấy, cẩu Hoàng thượng đề bút trên giấy nói: “A Phục, trẫm đổi tước hiệu cho ngươi nhé?”

Ta nhét một miếng ô mai vào miệng, thờ ơ nói: “Không cần, thần thiếp rất thích chữ Phức này.”

Cẩu Hoàng thượng nhìn ra một cái, cuối cùng vẫn không nói gì thêm.



Năm năm trôi qua, bộ máy triều đình ổn định, từ thế kiềng ba chân ngày xưa nay biến thành thế hai hổ vờn nhau.

Thái hậu tuổi cao nên đã đưa cửu công chúa tới Chung Túy Cung nuôi dưỡng.

Hiện tại trong Chung Túy Cung có ba đứa trẻ - tứ hoàng tử, cửu công chúa và thập hoàng tử của ta.

Khi chúng lớn lên, Chung Túy Cung ngày một náo nhiệt hơn.

Ta áp dụng hình thức nuôi thả, đứa nào cũng lớn lên trong hình hài kỳ lạ.

Tứ hoàng tử ôm ngực nhìn như Táng Hoa Từ, cửu công chúa bê hòn đá lớn như Tư Mã Quang đập chum cứu bạn.

Thập hoàng tử ngoan ngoãn hơn nhiều.

Đứa trẻ này thích ăn, ngày ăn đêm ăn nên hơi mập.



Khi thập hoàng tử được sáu tuổi, quan hệ giữa Hoàng thượng và Thẩm gia càng ngày càng căng thẳng.

Ta biết mâu thuẫn giữa Hoàng thượng và Thẩm gia sớm muộn gì cũng bùng nổ, nhưng không ngờ mọi thứ lại diễn ra nhanh như vậy.

Mật thư từ biên ải cách xa trăm ngàn dặm được truyền về gấp.

Nam Chiếu* không muốn nộp thuế, bắt đầu giở trò cướp bóc muôn dân biên giới.

*Nam Chiếu quốc (chữ Hán: 南诏国), cũng gọi Đại Lễ (大礼), người Thổ Phồn gọi ljang yul (tiếng Tạng: འཇང་ཡུལ), là một vương quốc của người Bạch, người Miêu và người Di (người Lô Lô), và cộng đồng người Thái (Thái - Kra-Dai) chiếm số nhỏ, họ đã phát triển rực rỡ ở Đông Nam Á trong các thế kỷ 8 và thế kỷ 9. Vương quốc nằm trong khu vực mà ngày nay là tỉnh Vân Nam của Trung Hoa, và một phần phía Tây của Bắc Bộ Việt Nam. Vương quốc tồn tại từ năm 738, khi Mông Xá (Mường Se) quốc quân Mông Bì La Các thống nhất Lục Chiếu, và nó đã đạt đến độ cực thịnh vào năm 860 khi ôm gọn vùng Vân Nam ngày nay, giáp với Đông Nam của Quý Châu, Tây Tạng, Tứ Xuyên; Tây Bắc của Việt Nam và chính Bắc của Lào và Miến Điện. Quốc gia này bị diệt vong vào năm 902, khi quyền thần Trịnh Mãi Tự giết toàn bộ vương thất Nam Chiếu và tự lập nên Đại Trường Hòa. Chiến cục sau đó ở Nam Chiếu đã bất ổn định trong một thời gian, sau khi trải qua 3 thời đại thì chính thức hình thành nên một quốc gia cường thịnh khác ở Vân Nam, Vương quốc Đại Lý.

Nước chư hầu xâm phạm lãnh thổ nước phụ thuộc, theo lý triều đình phải cử quân đội đi trấn áp.

Nhưng phái ai dẫn quân, phái quân đội ai đi lại là hai vấn đề nan giải.

Song dù thế để quân đội của ai xuất quân thì Nam Chiếu cũng sẽ lợi dụng được cơ hội.

Quan hệ giữa Hoàng thượng và Thẩm gia lập tức bùng nổ.

Thẩm gia ra điều kiện: Chỉ cần Hoàng thượng lập Thẩm Lê Lạc làm hậu, Thẩm gia sẽ đồng ý phái quân xuất chiến.

Lúc kể ta nghe chuyện này, cẩu Hoàng thượng đang vuốt ve chiếc nhẫn ngọc trên tay: “A Phục, ngươi có muốn trẫm đồng ý không?”

Nghĩ nghĩ, ta nói: “Thần thiếp nhớ Bệ hạ từng nói với Tiên Hoàng hậu, dù thế nào, nàng vẫn sẽ là Hoàng hậu của ngài.”

Hoàng thượng cười: “Được. Vậy thì như ngươi mong muốn.”



Triều đình sóng gió liên miên, hậu cung cũng không có thái bình.

Đêm khuya, thông qua Tiểu Đào, Lâm Mông đưa cho ta một bức thư đóng kín.

Người cầm quyền Thẩm gia, Thẩm Thanh Xuyên mời ta đến Ngự Hoa Viên phía Nam trò chuyện.

Ta quay đầu báo cho Hoàng thượng biết chuyện này: “Bệ hạ thấy sao?”

Cẩu Hoàng thượng ngủ nửa mê nửa tỉnh trở mình, đưa lưng về phía ta nói: “Hắn muốn ngươi đi thì ngươi đi đi.”

Ta “À” một tiếng, sau đó cố gắng kéo phẳng chỗ chăn bị hắn làm nhăn.

39

Trong Dưỡng Tâm Điện.

Cẩu Hoàng thượng đặt sổ con trong tay xuống, nhìn ta vừa đi tới: “Sao rồi?”

Ta báo lại đúng sự thật toàn bộ cuộc trò chuyện giữa ta và Thẩm Thanh Xuyên cho hắn.

Thẩm Thanh Xuyên cố ý lôi kéo ta.

Thân phận hiện tại của ta là đích nữ Lâm gia, có họ hàng với Thẩm gia.

Thẩm Lê Lạc vào cung nhiều năm nhưng vẫn chỉ là một quý nhân, thậm chí còn không được lâm hạnh bất cứ một lần nào.

Trái với nàng, ta đã được độc sủng từ khi Yến gia rớt đài, còn có trong tay ba vị hoàng tử công chúa.

Thẩm Thanh Xuyên nói: “Thẩm gia sẽ giúp nương nương leo lên hậu vị. Sau này chuyện của nương nương chính là chuyện của Thẩm gia.”

Ta không hiểu tại sao Thẩm gia lại đưa ra đề nghị này - Bởi suy cho cùng ta cũng không thực sự là đích nữ Thẩm gia.

Khi ấy, Thẩm Thanh Xuyên đưa mắt nhìn ta hồi lâu: “Đế vương xưa nay bạc tình, Bệ hạ tâm tư khó dò, luôn là như vậy.”

“Từ trước đến nay Bệ hạ vẫn luôn coi nương nương là con dao đối phó Yến gia.”

“Nay Yến gia đã thất thế, nương nương lại không có gia tộc chống lưng, chắc cũng khó khăn nhỉ.”

Nghe xong, ta cười lắc đầu: “Thẩm đại nhân, Bổn cung là người, sao lại là dao được?”



Thẩm gia cố ý trì hoãn, nhưng dân chúng ở biên giới Nam Chiếu không chờ được.

Cuối cùng, Hoàng thượng và Thẩm gia đều lui một bước - Thẩm gia xuất binh, còn tướng lãnh binh sẽ được chọn ra từ một trong những thống lĩnh thuộc cấm quân dưới trướng Bệ hạ.

Ngày xuất binh đã tới.

Theo phong tục, Hoàng thượng sẽ lên điện thờ trên núi cầu phúc.

Điều động cấm quân là đại sự.

Tuy cấm quân túc trực ở Chung Túy Cung không hề thay đổi, nhưng ngoài cửa cung vẫn thường xuyên có tiếng quân đội đi qua đi lại.

Ta bị những âm thanh ấy làm phiền, không thể chìm đắm vào công việc trên tay.

Lúc mặt trời lặn, ta nhận ra Chung Túy Cung im lặng tới mức nào.

Dạo này tứ hoàng tử mới bị phong hàn, có lẽ nó đã ngủ rồi.

Mấy ngày trước cửu công chúa đã tới Thọ Khang Cung ở tạm.

Thập hoàng tử cũng nên tan học rồi, sao không thấy bóng dáng nó đâu?

Cung nữ cung kính trả lời: “Tiểu Đào đi đón Điện hạ tan học vẫn chưa về.”

Ta vừa định hỏi kỹ lại thì chợt nghe thấy những tiếng ồn truyền tới từ cửa Chung Túy Cung.

Có tiếng cung nữ la thất thanh vang lên: “Tiểu Đào tỷ — Ôi! Sao toàn là máu thế này?!”
Bình Luận (0)
Comment