Buổi sáng mùng một, đầu năm mới, cả gia đình Trần Hán Thăng ngồi quây quần trên bàn, ăn bánh trôi cùng sủi cảo. Lương Mỹ Quyên cùng Trần Triệu Quân lấy ra một phong bao lì xì.
"Hán Thăng, chúc mừng năm mới. Chúc con năm 2003 khỏe mạnh, học tập tốt, và hoàn thành được nhiều ý nguyện."
Đây là lời chúc của lão Trần.
"Con trai, chúc mừng năm mới, hi vọng năm nay con có thể làm ít việc chọc tức mẹ hơn."
Đây là điều Lương Thái Hậu tha thiết mong chờ.
Trần Hán Thăng cười hì hì nhận lấy. Sau đó làm động tác giống như ảo thuật, cũng lấy ra hai bao lì xì.
"Bố, chúc bố năm mới có được sức khỏe dồi dào. Nhà này không có bố là không được."
"Mẹ, năm mới chúc mẹ sức khỏe, cố gằng đừng tức giận, đừng đánh con, bớt lải nhải. Cố gắng cùng bố ra ngoài du lịch nhiều hơn."
Trần Triệu Quân cùng Lương Mỹ Quyên không ngờ tới Trần Hán Thăng cũng có lì xì. Hai người liếc nhìn nhau, sau đó lão Trần lên tiếng: "Con trai lì xì, chúng ta nên cầm lấy thôi."
Lúc đầu, hai vợ chồng cứ nghĩ lì xì Trần Hán Thăng cho hai người chỉ mang tình chất tượng chưng thôi. Nhưng khi cầm lấy thì biết đã lầm.
Hai người quay về phòng ngủ mở ra xem, mỗi bao lì xì là 1000.
"Lão Trần, con của ông làm ăn ở trong trường thật là tốt đấy. Chúng mình cho nó 600, mà nó cho lại hẳn 1000." Lương Mỹ Quyên nói.
"Tiền này, không cho bà thu hồi đâu. Con trai biếu tôi mua thuốc đấy."
Trận tuyết lành tối hôm qua đã làm tăng thêm một vài hương vị ngày tết. Từ mùng 2 trở đi, dân chúng Cảng Thanh nô nức đi ra ngoài chúc tết. Buổi trưa, gia đình Trần Hán Thăng cũng phải về nhà ông bà ngoại để chúc tết.
Mọi người bước xuống xe bus, đi vào mái nhà quen thuộc, rất nhiều anh em họ hàng đang ở đó. Trong phòng khách vang lên tiếng cười cười nói nói vô cùng nào nhiệt.
"Ồ, sinh viên đã tới"
Trần Hán Thăng vừa mới tới, tiếng bác hai đã vang lên.
Một nhóm người đang nói chuyện, nhưng chỉ cần có người mới gia nhập, thì chủ đề ngay lập tức sẽ hướng về người đó.
Với lại, Trần Hán Thăng là sinh viên duy nhất ở đây, cho nên đó vẫn là chủ đề hấp dẫn mọi người.
"Hán Thăng, học đại học có vất vả không?"
"Hán Thăng, đã có bạn gái hay chưa?"
"Hán Thăng, em gái cháu được giao một đống bài tập, cháu rãnh qua giúp nó làm bài hộ bác."
. . . Xin mời bạn đọc vào BachNgocSach. Com đọc để ủng hộ dịch giả.
Đủ các loại vấn đề, Trần Hán Thăng lựa chọn cho mình chỗ ngồi gần máy sưởi, chọn một vài câu hỏi trả lời cho qua chuyện.
Bác cả có vẻ không vui cho lắm, chủ đề đang hướng về con mình. Bỗng Trần Hán Thăng đi tới, lập tức dành hết sự chú ý về mình, với lại bà cũng có chút mâu thuẫn với Lương Mỹ Quyên, cho nên hừ một tiếng rồi nói: "Hiện giờ, sinh viên ngày càng nhiều. Trong sưởng của tiểu Hải cũng có nhiều sinh viên, mà tiền lương cũng chẳng hơn nó bao nhiêu."
Tiểu Hải chính là anh họ Trần Hán Thăng, là con trai của bác cả. Hiện tại đang làm việc cho một xưởng sản xuất ở Thượng Hải.
Lương Mỹ Quyên cảm thấy không thỏa đáng, lập tức lên tiếng phản đối. Đôi chị dâu em chồng này cãi nhau là một việc rất bình thường. Trần Hán Thăng cũng chẳng để ý, hắn còn nhìn anh họ Tiểu Hải đang nhíu mày mà cười hì hì.
Anh họ tiểu Hải cũng cười theo, xem ra con cháu không có vì bố mẹ trong nhà mà ghét nhau.
Cuối cùng, ông ngoại đang xem ti vi bị quấy rầy, nên dừng lại, gõ cái tẩu lên bàn: "Hôm nay là mùng hai tết đấy, không thể im lặng được sao. Hai đưa đã bao nhiêu tuổi rồi?"
Lương Mỹ Quyên đã dừng lại không lên tiếng. Nhưng bác cả vẫn cố ăn thua đủ, nên gắng nói thêm một câu: "Tiểu Hải nhà chúng tôi một tháng lương là 1500 tệ, rất nhanh có thể mua được di động đấy."
Âm thanh chuông điện thoại của Trần Hán Thăng vang lên sau câu nói của bác cả.
"Reng reng reng" âm thanh vang lên, hấp dẫn ánh mắt mọi người. Trần Hán Thăng cảm thấy không ổn, thế mà mình lại quên tắt máy.
Cuộc gọi là Tiêu Dung Ngư gọi đến. Cô ấy đi thăm họ hàng có chút nhàm chán nên muốn gọi điện cho Trần Hán Thăng tán gẫu. Hai người nói vài ba câu là cúp máy, lúc này trong phòng yên tĩnh đến lạ kỳ.
Bác cả tằng hắng một cái, rồi nói: "Lương Mỹ Quyên, cô làm vậy là không được rồi. Trần Hán Thăng đang còn nhỏ, mà em đã mua điện thoại cho cháu rồi. Làm như thế sẽ tạo cho cháu nó tính cách huênh hoang."
Giờ phút này, tâm tình Lương Mỹ Quyên đang cực kỳ sảng quái, ngoài mặt tỏ ra bình tĩnh trả lời: "Tôi cùng lão Trần còn phải dùng điện thoại để bàn. Di động là do cháu nó làm thêm ở trường học mua được đấy."
Bác cả không tin, nên quay qua hỏi Trần Hán Thăng.
Trần Hán Thăng cười hì hì không trả lời, mà đi tìm con gái bác hai trợ giúp làm bài tập.
Nói đến, em họ nhà bác hai cũng không phải dạng vừa. Cô nàng thêm QQ xong thì nhắn tin hỏi: "Anh, em là em gái." Trần Hán Thăng nghĩ, cô không thể ghi rõ tên ra được hay sao, còn phải vòng vo tam quốc.
Trần Hán Thăng không giỏi toán lắm, nên chỉ còn cách lấy ngữ văn ra xem một chút, kết quả nhìn thấy một đoạn văn.
Bài văn có tiêu đề "cực khổ làm cho con người càng trở nên kiên cường', đây là tiêu đề phổ biến ở trung học, nhằm cổ vũ học sinh cần phải chịu được khổ cực. Nhưng em gái của mình lại làm ngược lại.
"Bà của em năm ngoái xảy ra tai nạn xe cộ, hai chân bị cắt."
Trần Hán Thăng nhìn lại bác hai, chân tay còn nguyên, người cực kỳ khỏe mạnh.
"Vì việc này, mà mẹ em khóc mù cả đôi mắt."
Trần Hán Thăng nhìn bác gái, đôi mắt vẫn còn sáng quắc, thị lực 10/10.
"Vậy mà cũng viết được. Vì bài văn, mà em họ mình có thể làm như vậy."
Trần Hán Thăng tiếp tục giở qua trang khác, không ngờ còn có bài văn miêu tả chính mình.
"Anh họ của em là Trần Hán Thăng, bởi vì gia đình nghèo khó, nên 26 tuổi vẫn còn chưa tìm được vợ. Nhưng anh ấy vẫn lạc quan. . ."
Trần Hán Thăng bó tay toàn tập, hắn giơ quyển vở bài tập, chỉ chỉ vào tên mình.
Qua một hồi hội ý, em họ lấy bút tẩy xóa đi chữ 'Trần Hán Thăng' sau đó đổi thành 'Tiểu Hải', rồi nháy mắt với Trần Hán Thăng, ý là đã được chưa?
Trần Hán Thăng gật đàu, coi như việc kiểm tra hoàn tất.
Sau khi cả nhà Trần Triệu Quân ăn cơm xong xuôi ở nhà ông ngoại, thì rời đi về nhà. Bác cả vẫn tỏ ra tức giận nói: "Cô ba ỷ vào gia đình có điều kiện, thế mà mua cho con nhỏ điện thoại, chỉ vì một chút hư vinh."
Ông ngoại có chút bực bội nói: "Điện thoại có phải cô ba mua hay không? Con biết được à?"
"Hán Thăng đã không muốn nói nhiều, sợ người bác như con khó chịu. Con còn hung hăng cái gì, con không sợ sau này không ai giúp đỡ tiểu Hải nữa sao?"
Dù sao Trần Hán Thăng chỉ là cháu ngoại, còn tiểu Hải lại là cháu nội, nên ông vẫn có phần lo lắng hơn.
Bác cả không đồng ý nói: "Tiểu Hải cần gì phải ai giúp đỡ."
Ông ngoại lắc đầu: "Nếu như con trai của con được một nửa tính cách của Hán Thăng. Tôi đã không phải lo lắng như vậy."
. . . Xin mời bạn đọc vào BachNgocSach. Com đọc để ủng hộ dịch giả.
Trên đường đi về, Trần Hán Thăng xin phép Lương Mỹ Quyên: "Mẹ, hai ngày nữa con muốn đến trường."
Lương Mỹ Quyên ngạc nhiên: "Không phải trường con sau tết Nguyên Tiêu mới bắt đầu học à?"
"Vâng, chính thức học sau tết Nguyên Tiêu."
Nhưng Trần Hán Thăng giải thích thêm: "Con muốn đi Xuyên Du đón Ấu Sở. Vé đã mua rồi. Con đưa cô ấy lên trường học, sau đó quay lại đón Tiểu Ngư Nhi."
"Con à, sao mày đối với mẹ không quan tâm được như thế. Hành hạ bản thân như thế có mệt hay không?"
Lương Mỹ Quyên chăm chú nhìn con trai mình: "Trong năm 2003, hai cô phải chọn một có được không?"
"Mẹ, sao mẹ nói vậy? Bọn con chỉ có quan hệ bạn học thôi mà."
Trần Hán Thăng làm bộ nghe không hiểu ý trong lời nói Lương Mỹ Quyên, nên lên tiếng châm chọc. Hắn nghĩ thầm, xác định một người là điều không thể, chỉ hi vọng không thêm người nào nữa đã là may mắn lắm rồi.
Xin mời bạn đọc vào BachNgocSach. Com đọc để ủng hộ dịch giả.
Ở nhà mãi đến mùng 8, cuối cùng Trần Hán Thăng cũng đi Xuyên Du.
Lương Mỹ Quyên nhìn phòng ngủ rỗng tuếch, lắc đầu nói với Trần Triệu Quân: "Lão Trần, chúng ta cần phải bồi dưỡng lại thân thể, để đẻ thêm đứa thứ hai. Danh dự của chúng ta giữ gìn bao nhiêu năm, có khi bị hủy trong tay thằng nhóc này thôi."