Năm Đại Chu thứ ba trăm năm mươi mốt.
Mùa hè .
Tuyên An thành khô hạn, liên tục hai tháng không có mưa.
Sông Lạc Thủy khô cạn, dưới lòng sông lộ ra một tượng người bằng đá, trên bức tượng có khắc chữ viết.
Vì e dè những chữ viết trên bức tượng, nên thôn dân không dám mang nó bán, báo cho cục Văn Vật trong thành phố.
Mười mấy người gộp thành một đoàn chuyên gia, đến tận nơi để giám định niên đại của tượng đá, và xây dựng phương án bảo vệ, tuyên truyền sau này.
Tiêu Nhiên là một trong những thành viên của đội, vừa mới tốt nghiệp đại học rồi thi vào biên chế không bao lâu, là một người mới ở cục Văn Vật, phụ trách khuân vác những vật dụng linh tinh như băng ghế, lều trại ...
Khi đến địa điểm.
Tiêu Nhiên dỡ vật dụng xuống, cũng thò lại gần thăm dò tượng đá vài lần.
Cao chừng năm sáu thước, vì bị nước sông bào mòn trong thời gian dài, điêu khắc trên mặt tượng đá đã biến thành phái trừu tượng, nhưng chữ được khắc trên ngực của tượng đá thì lại rất rõ ràng.
“Lạc Hà cạn, thiên hạ loạn!”
Chuyên gia Đổng nói: “Nhìn chữ viết thì dường như là đến từ trước thời Khánh quốc, ít nhất cũng đã có hai ngàn năm tuổi rồi, khi đó có ghi chép về quân khởi nghĩa, trong số này thì Hắc Cân quân là nổi danh nhất.”
“Lão Đổng nói có lý, nhưng mà phía dưới còn có một dòng chữ……”
Chuyên gia Thạch chỉ vào chữ viết kia nói: “Đã từng đến đây, phía dưới còn có một dãy thông số liên lạc, cái này không giống với phong cách thời xưa.”
Tiêu Nhiên cũng chú ý tới, trên tượng đá có viết: Đã từng đến đây, số liên lạc 199 **.
“Chẳng lẽ là giả? Nhìn cách chữ viết, chạm khắc này, không giống đồ giả!”
Chuyên gia Đổng đi chung quanh tượng đá hai vòng, thảo luận hồi lâu cùng chuyên gia đá, vẫn không thể nào giải thích được nguyên nhân, lật tìm hết cả đống sách cổ cũng không tìm thấy những lời nhắn tượng tự như vậy.
Người đọc sách thời cổ đại đi ngang qua đây, phần lớn đều sẽ lưu lại thơ từ, cũng có chữ viết, tranh vẽ gì đó, thường được gọi là “Đề Bích” , dùng để thể hiện tài năng văn học của mình.
Chưa bao giờ nghe thấy có người lưu lại chữ “Đã từng đến đây”, thậm chí còn cả số liên lạc, quả thực là quê mùa không thể tả nổi, không phải người mà!
Triệu cán sự thuộc bộ Tuyên Truyền cùng đồng hành với đoàn, nhìn thấy đám chuyên gia cảm thấy khó hiểu, ánh mắt sáng lên nói: “Có lẽ đây là một cơ hội tốt, cứ công bố câu hỏi này ra ngoài, để cho người yêu Văn Vật cả nước thử giải đáp nó.”
“Ý tưởng của Tiểu Triệu không tồi, đây chính là lần đầu tiên bắt gặp câu “Đã từng đến đây” trong lịch sử Văn Vật.
Chuyên gia Đổng tất nhiên là hiểu được ý nghĩa của chuyện này, hơi gật đầu: “Công tác nghiên cứu Văn Vật là một chuyện buồn tẻ rườm rà, cho dù có quảng bá như thế nào cũng khó khiến cho cư đân mạng hưởng ứng, câu“Đã từng đến đây” và dãy số liên lạc đều rất đời thường, có lẽ có thể làm dấy lên không ít cuộc tranh cãi!”
“Đúng đúng đúng, thầy Đổng nói đúng.”
Triệu cán sự cảm thấy việc này rất thực tế, hiện giờ công tác tuyên truyền còn chưa được tốt lắm cần phải vừa nghiêm túc vừa sinh động, tương tự như kiểu màu mè sặc sỡ vậy.
“Trước tiên hãy công bố tin tức chính thức về tượng đá với bên ngoài, rồi dẫn dắt tranh luận về câu đố khó giải của cổ nhân, rồi lại nhờ người tạo ra một bộ biểu tượng cảm xúc trên mạng, danh nhân trong lịch sử đều “Đã từng đến đây”……”
Đời thường có nghĩa là gần gũi với bá tánh, nhưng mà tiền đề là người này phải có địa vị cao.
Cư dân mạng phát hiện, các đại thi nhân, đại văn hào trong lịch sử đều giống như người bình thường, “Đã từng đến đây”quê mùa khó tả, tất nhiên sẽ sinh ra cảm giác gần gũi.
Sự huyền diệu trong chuyện này là cảm giác kéo con nhà đàng hoàng xuống nước theo mình!
“Có lẽ sẽ rất thu hút, nếu có thể trở thành một thuật ngữ như từ “Thật thơm”, thì chắc chắn có thể kéo không ít khách du lịch đến với thành phố Tuyên An. Quốc triều càng thêm giàu mạnh, cũng sẽ chẳng còn nhiều người nhàn rỗi trên mạng như vậy nữa!”
Triệu cán sự rất có chí cầu tiến, bất cứ lúc nào cũng sẽ bắt lấy cơ hội thăng chức, tiếp đón các đồng nghiệp đến từ đài truyền hình, quay chụp đủ các góc độ.
Tiêu Nhiên cũng cùng trang lứa, lại là một kẻ không có chí tiến thủ trời sinh, nếu không thì cũng không chọn một đơn vị nhà nước chẳng hề béo bở gì khi còn là một thanh niên, công việc mỗi ngày chính là phẩm trà, câu cá với lãnh đạo.
Nghe hai vị chuyên gia nói vô cùng kỳ lạ, lấy di động ra chụp mấy tấm ảnh, rồi đăng lên “Cửu Châu Tu Tiên Đàn”.
Tiêu chân nhân viết: “Bí mật chưa được giải đáp mới trong giới khảo cổ, cổ nhân cũng có số liên lạc, đây là người xuyên không hay là nền văn minh thời Thượng Cổ?”
Cửu Châu Tu Tiên Đàn được thành lập bởi một nhóm người yêu thích việc tu tiên.
Tiêu Nhiên đã từng đam mê tiểu thuyết tiên hiệp, từng có mộng tưởng tu tiên trường sinh, dù sao thì người ta cũng không phải là một thiếu niên ở thời điểm bốc đồng, vì thế tìm kiếm không ít Tu Tiên Đàn trên mạng, gia nhập vào tất cả nhóm chat đó.
Chín mươi chín phần trăm các hội nhóm chat trên mạng đều rơi rụng dần bởi chính phủ, mấy năm sau, chỉ còn mỗi nhóm chat này là còn sống sót.
Nguyên nhân chủ chốt là vì thành viên trong nhóm này cũng không nhiều lắm, quản trị viên của nhóm yêu cầu mỗi một thành viên phải đọc thuộc một quyển điển tịch Đạo giáo, nếu không thì rất nhanh sẽ bị xóa khỏi nhóm.
Thiếu niên bốc đồng chỉ muốn nghịch thiên, sao có thể tĩnh tâm mà đọc sách được, cho nên trong nhóm chat cho đến bây giờ cũng chỉ có chừng một trăm thành viên!
Huyền Linh Chân Nhân là quản trị viên của nhóm, là một đạo sĩ chân chính, nghe nói khi hắn chào đời xuất hiện dị tượng mây tía tường vân, chữ đầu tiên khi cất tiếng nói chính là: Tiên!
Năm đó, Tiêu Nhiên vô cùng bốc đồng, nghe thấy chuyện này thì vô cùng kinh ngạc, tin tưởng chuyện Huyền Linh Chân Nhân chính là chân tu đắc đạo, dưới đề nghị của đối phương đã đọc không ít tác phẩm Tiên Hiền kinh điển của Đạo giáo.
Có tính tình không cầu tiến như hiện tại, chắc có lẽ là bị ảnh hưởng bởi những sách vở này, dù sao thì cảnh giới cao nhất của Đạo gia chính là không tranh giành.