Tạm Biệt Versailles

Chương 45

Đại tu cung điện Versailles là công trình vô cùng quan trọng, cho dù Quốc Vương lập tức hạ lệnh cũng cần nội các, hội nghị từ từ xét duyệt.

Đương nhiên không dễ có được mệnh lệnh của Quốc Vương. Antonia biết rõ điểm này.

Nhưng phu nhân du Barry không rõ điểm này lại nhiệt tình nói sẽ “bàn bạc” với Quốc Vương, bảo Antonia yên tâm chờ.

Hy vọng phu nhân du Barry làm nũng có tác dụng.

Trước khi Quốc Vương ra lệnh, cô nhân lúc rảnh rỗi, cùng Henriette trộm men theo mật đạo cung điện Versailles, ngồi trên chiếc xe ngựa bình thường tới Paris.

Cô từng đi con đường này không tới ngàn lần thì cũng phải trăm lần. Thấy Antonia đi như gió thoảng mây bay, Henriette không nhịn được hỏi: “Điện hạ, sao người biết con đường này ạ?”

“Hỏi thăm.” Antonia thuận miệng bịa lý do.

Xe ngựa dừng ở con đường số 34, hai người cẩn thận đứng đối diện quảng trường, đi vào một căn biệt thự.

Đây là căn biệt thự Antonia dùng tiền riêng phụ thân cho để mua.

Đế Quốc La Mã Thần Thánh tặng rất nhiều của hồi môn, Quốc Vương Pháp cũng tặng vô số lễ vật đáng giá, nhưng tất cả của cải châu báu đều được ghi vào danh sách đăng ký. Nếu cô sử dụng, chắc chắn sẽ bị ghi chép lại.

Căn biệt thự này do cô bỏ tiền riêng, không một ai biết.

Đọc Full Tại truyenggg.com

Antonia lấy thân phận bà chủ mở cuộc họp với các nhân viên cấp cao, thảo luận phương hướng và phát triển tương lai cho “Rheinische Zeitung”.

Những người tham gia buổi họp đều đại diện cho nhân viên – Henriette đại diện cộng tác viên đưa tin, đồng thời truyền đạt lời của bà chủ sau màn cho các nhân viên trong tòa sạn. Ngoài ra còn có tổng biên, tài vụ, nhà thiết kế và tổ trưởng in ấn.

Tất cả mọi người vừa khẩn trương vừa hưng phấn. Bọn họ đều biết chủ nhân tòa soạn báo là quý phu nhân vừa giàu vừa có địa vị, hiểu cái gì nên nói, cái gì không nên nói.

Ban đầu các biên tập viên không đồng tình với mệnh lệnh của bà chủ, nhưng người ta phát tiền lương cho họ, họ không thể không làm theo. Cũng bởi chưa một ai in tiểu thuyết còn tiếp lên báo, chẳng phải mọi người thường đọc tiểu thuyết đóng thành sách sao?

Hầy, lại là một quý tộc tự cho là đúng, thích chỉ đạo người trong nghề làm theo ý họ! Quý tộc thành thật làm nhà tài trợ thôi được không?

Cho tới khi Henriette trong Hoàng cung cung cấp vô số tin tức nóng hổi, giúp “Rheinische Zeitung” trong khoảng thời gian ngắn đạt đến đỉnh cao, bọn họ mới nhìn bà chủ với cặp mắt khác xưa.

Phải biết tin tức theo đuổi “nhanh”, mà tất cả tin tức đều phải thông qua thẩm tra của Hoàng thất. Điều này có nghĩa bọn họ âm thầm thao túng tốc độ tin tức của các tòa soạn báo.

Trong khoảng thời gian đã tung ra tin tức, chứng tỏ bà chủ hoặc cực kỳ giàu, hoặc cực kỳ có quyền.

Sau mấy kỳ báo, lượng tiêu thụ vẫn trụ vững, thậm chí có xu hướng chỉ tăng không giảm, các biên tập viên mới phát hiện tiềm năng của “Nỗi đau của chàng Werther”.

Ngay cả khi đi đường, mọi người cũng nghe thấy người dân thảo luận Wether gặp chuyện trái luân thường đạo lý gì, sắp phải đương đầu với vận mệnh như thế nào!

“Phu nhân, Henriette nói chúng ta không có nhiều thời gian.” Tổng biên tập Benjamin xoa tay, “Vậy nên tôi không khách khí nữa… Hiệu quả tiểu thuyết còn tiếp mang lại rất tốt, nhưng tôi nghĩ chúng ta nên đáp ứng nhu cầu của độc giả.”

“Ví dụ như?”

Benjamin liếc bà chủ. Người phụ nữ giàu có trẻ trung đang vừa cúi đầu vừa viết, không tỏ thái độ kênh kiệu.

Anh ta yên tâm nói: “Chúng ta nhận được rất nhiều thư của các quý tộc và gia đình nhà giàu. Bọn họ muốn biết trước kết cục.”

Antonia nhíu mày, dừng bút.

Đọc Full Tại truyenggg.com

Benjamin vội vàng bổ sung, “Chúng tôi cảm thấy đó là ý kiến hay! Phu nhân nghĩ xem, bọn họ sẵn sàng chi trả số tiền lớn để biết kết cục. Đây là cơ hội làm ăn hoàn toàn mới! Chúng ta có thể gọi nó là ‘trải nghiệm đọc trước’.”

“Không được.” Antonia lắc đầu.

Benjamin bối rối, “Phu nhân, để tôi tính thay bà: Bán một tờ báo chỉ được mấy xu, nhưng những kẻ có tiền sẵn sàng chi vài nghìn Franc chỉ để biết trước nội dung cuốn tiểu thuyết! Bà thử nghĩ xem chúng ta sẽ thu về bao tiền?”

“Những người tiêu tiền đọc trước kết cục chiếm đa số.” Antonia bình tĩnh nói: “Nhất định họ sẽ khoe khoang với người khác họ tiêu tiền biết trước kết cục. Những người đọc còn lại bị phân biệt đối xử, trải nghiệm đọc cũng bị phá, về lâu về dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của báo chí.”

“Chúng ta chỉ là tòa soạn báo, không phải xưởng in ấn tiểu thuyết. Điều chúng ta cần làm là giúp độc giả tiếp cận tin tức của chúng ta, tin tưởng tin tức của chúng ta.”

“A… Phu nhân nghĩ thật sâu xa…” Benjamin ngẩn ngơ.

“Đương nhiên…”

“Sao ạ?” Mọi người dựng lỗ tai.

“Còn một nguyên nhân quan trọng hơn cả.” Antonia thở dài, “Muốn đọc trước kết cục, vậy tác giả phải viết ra mới được. Các ông xem ngài Goethe đã viết xong chưa?”

Mọi người im lặng.

Viết kết cục? Ngay cả tiến độ bình thường Goethe cũng không đáp ứng được, tất cả đều nhờ cộng tác viên liều mạng giục bản thảo.

Mọi người ngỡ tưởng kiếm được số tiền lớn, hiện tại ai nấy đều ủ rũ.

Antonia mỉm cười đứng lên, “Không sao, mọi người đừng buồn. Hôm nay tôi tuyên bố: Tôi sẽ tăng tiền lương!”

Hả?!

Mọi người đồng loạt ngẩng đầu.

“Đương nhiên, tăng tiền lương có nghĩa nhiều nhiệm vụ hơn phải làm. Tuy hiện tại ở Pháp chưa có ai làm vậy, nhưng tôi hy vọng mọi người có thể khiến ‘Rheinische Zeitung’ trở thành tờ báo chân chính. Tin tức của chúng ta cần mới nhất, chân thực nhất, lan tỏa rộng nhất.”

Mọi người chăm chú nhìn Antonia, cô bình tĩnh nói: “Tin tức không chỉ tới từ cung điện Versailles, mà còn tới từ dân gian. Chúng ta cần nhiều cộng tác viên thu thập tin tức khắp cả nước.”

“Nhưng… cung điện Versailles mới là trung tâm đất nước.” Benjamin khó hiểu, “Tất cả mọi người muốn biết trong cung xảy ra chuyện gì.”

Antonia thở dài, “Tin tưởng tôi, ông sẽ sớm nhận ra… hướng đi đang thay đổi.”

Trước khi quyết định quay trở về Versailles, Antonia từng nghĩ cô nên làm gì bây giờ.

Pháp thế kỷ này như phủ một lớp băng, có lẽ bên ngoài không nhìn ra, nhưng bên dưới ẩn giấu vô số vết nứt, nước sông đang trào dâng.

Quyết định này vô cùng nguy hiểm, nhưng cô xuyên qua thời gian, nhìn thấu tất cả. Lịch sử đang chuyển mình, tuyệt không thể thay đổi.

“Phu nhân, chúng tôi nghe bà.” Một thiếu niên trẻ tuổi nói: “Nhưng tòa soạn báo của chúng ta chỉ có chi chứ không có thu… Bà vừa tăng tiền lương vừa tuyển thêm nhân viên, xin thứ cho tôi nói thẳng, chúng ta lấy tiền từ đâu ra?”

“À.” Antonia mỉm cười, suýt chút nữa đã quên.

“Hiện tại nên thay đổi hình thức thu lợi nhuận. Các vị, chúng ta cần quảng cáo.”

“Quảng cáo?” Mọi người khó hiểu nhìn nhau.

Đó là cái gì?

...

Cung điện Versailles trở nên náo nhiệt hơn bao giờ hết.

Phu nhân du Barry ra trận, Quốc Vương sảng khoái đồng ý lời thỉnh cầu của tình nhân và Thái Tử phi, lệnh bá tước Noailles tổng quản cung đình và hầu tước Marigny thanh tra kiến trúc thực hiện công trình.

Tin tức truyền ra, các đại thần cung đình và quý tộc đều lắp bắp kinh hãi.

Phải biết trong Versailles chỉ có duy nhất một nhà tắm công cộng. Nó đã được gần trăm tuổi, bởi vì không được sửa chữa, không một ai nguyện ý vào đó tắm rửa. Nhà tắm công cộng mới chiếm dụng không gian công cộng, lại dây mơ rễ má với các quý tộc, vậy nên không ai xin xây dựng thành công.

Muốn xây thêm phòng tắm cá nhân trong cung điện Versailles là chuyện bất khả thi. Năm năm trước, bá tước phu nhân Dufort xin thanh tra kiến trúc xây dựng nhà tắm, nhưng bởi vì phí tổn khổng lồ, bà ấy chỉ nhận được lời hồi đáp: “Ngoại trừ thành viên Vương thất, bất cứ ai – thậm chí Vương tử có huyết thống Hoàng gia cũng không được xây nhà tắm. Tôi rất tiếc không thể phê duyệt yêu cầu của bà. Nếu tôi xin chỉ thị của Quốc Vương, nhất định bệ hạ cũng không đồng ý.” (*)

Sau khi bá tước phu nhân nhận được lời hồi đáp, tất cả quý tộc đều được tổng thanh tra thông báo: Quốc Vương bệ hạ không hy vọng những người không thuộc Vương thất xây dựng nhà tắm.

Mỗi ngày bác sĩ của Louis XIV sẽ ghi chép lại tình trạng sức khỏe của ông ta. Căn cứ theo bản ghi chép, suốt sáu mươi tư năm tại vị, từ năm 1647 đến năm 1711, vị Quốc Vương vĩ đại này chỉ tắm một lần duy nhất. (Đương nhiên Quốc Vương hiện tại đã sạch sẽ hơn các đời cha chú trước.)

Tuy lời nói của tổng thanh tra khiến mọi người thất vọng, nhưng không phải không thể không chấp nhận. Dù sao tất cả mọi người đều biết tắm rửa chỉ để chuẩn bị lên giường. Trong Hoàng cung chỉ có Quốc Vương là chủ nhân chân chính, đương nhiên người được hưởng đặc quyền là tình nhân gần gũi nhất với ông ta.

Không chỉ bọn họ, Antonia ngạc nhiên không kém. Bởi vì cô biết những người muốn cải tạo đều không thành công.

Ban đầu Antonia tính toán đề ra yêu cầu khó nhằn, sau khi Quốc Vương từ chối sẽ chọn phương án khác nhẹ nhàng hơn. Ví dụ như xây thêm một số nhà vệ sinh, bảo đảm chất thải nhà vệ sinh cách ly các nguồn nước khác, không ô nhiễm nước dùng trong Hoàng cung.

Không ngờ phu nhân du Barry ra tay, hết thảy đều thuận lợi!

Tuy không thể xây thêm nhà tắm, nhưng Quốc Vương đồng ý xây một nhà tắm công cộng mới, tu sửa nâng cấp hệ thống nước cung điện Versailles.

Antonia không thể không cảm thán lịch sử thần kỳ.

Đôi khi chỉ cần chút thay đổi… sẽ mang lại hiệu quả khác biệt.

Đọc Full Tại truyenggg.com

Năm năm trước Antonia gặp Jeanne trẻ tuổi ở Paris, cô không ngờ cô ấy sẽ thay đổi cuộc sống ở Pháp của cô.

Hiện tại các quý tộc ở Versailles và người dân Paris không biết hiệu ứng cánh bướm sẽ ảnh hưởng tới công trình tương lai sau này. Nó không chỉ cải thiện hoàn cảnh sống ở Versailles, còn cứu vô số tính mạng.

Ban đầu cung điện Versailles chia làm hai phe. Một phe ủng hộ Áo – Pháp, một phe nịnh bợ phu nhân du Barry. Nhưng sau khi hai người họ bắt tay, những khó khăn kiếp trước đều dễ dàng thông qua.

Sau khi kế hoạch tu sửa hệ thống nước Versailles được phê chuẩn, bắt tay vào hoạt động, phòng thí nghiệm của Nikola cũng được bố trí xong.

Một ngày nọ, Antonia nhận được thư “kỹ sư Hoàng gia” Tesla gửi cho cô.

Trong thư nói, anh mời vợ chồng Thái Tử tới xem thành quả nghiên cứu đầu tiên trong phòng thí nghiệm của anh.

Tờ giấy ố vàng in hằn con chữ xiên xẹo, bên dưới còn thừa khoảng trống lớn, bên trên chấm vô số mực nước, thoạt nhìn giống như bức tranh sao trời. 

Antonia ngẩn ngơ hồi lâu, đặt tờ giấy bên ngọn nến.

Dưới ánh lửa, khoảng trống sao trời dần hiện lên dòng chữ.

“Đáp ứng tặng người bầu trời đầy sao.”

“Nikola của người.”

_______

Một số bình luận của cư dân mạng Trung:

– Bị thồn đường đúng không (?˙▽˙?)

– Cứu, tôi không muốn xuyên không.

– Chương này nặng mùi quá.

– Đây là tình yêu lãng mạn của nhà khoa học đúng không, love love!

– Đây là lý do nhu cầu làm nước hoa tăng chóng mặt, bởi vì mùi quá nồng.

– Chương này mùi quá… Nói trắng ra nếu xuyên không, tuyệt đối không thể xuyên không về phương Tây, quá thảm.

– Mười bốn chỉ rửa ráy. Ông thường dùng cồn độ thấp để lau người. Hơn nữa ông rất thích bơi lội. Quốc Vương không bao giờ mặc lặp lại một bộ quần áo, vậy nên ông không lôi thôi.

– Sợ quá, đường đường quân chủ một nước, mấy chục năm mới tắm một lần!
Bình Luận (0)
Comment