Tạm Biệt Versailles

Chương 75

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Sau khi ký kết hiệp ước hòa bình ở Serbia, đêm đó tòa thành Kalemegdan tổ chức yến hội.

Nhà soạn nhạc trẻ tuổi tài ba nước Áo – Mozart nhận nhiệm vụ chỉ huy dàn nhạc. Sau khi dạo quanh Châu Âu, anh ấy nhận lời mời của Quốc Vương Serbia, tới thành phố Beograd.

[1] Beograd là thủ đô và thành phố lớn nhất của Serbia.

Nhà soạn nhạc trẻ tuổi chưa vang danh mang tới buổi biểu diễn đặc sắc cho người xem. Trong đó từng có người nghe “thần đồng âm nhạc” biểu diễn mười năm trước nhưng đã sớm quên anh ấy từ lâu. Thời điểm gặp lại nhà soạn nhạc thiên tài, cậu nhóc ngày nào nay đã trở thành thiếu niên hai mươi tuổi, mái tóc xoăn buộc túm đằng sau lắc lư theo điệu nhạc.

Trong khi mọi người tập trung tinh thần, hoặc ít nhất cố gắng tập trung tinh thần thưởng thức âm nhạc tao nhã, nữ Sa Hoàng Nga che miệng ngáp.

Cô ta thực sự không có hứng thú với âm nhạc, bình thường chỉ nghe diễn tấu khi tổ chức yến hội hoặc vũ hội.

Đúng lúc này, thân tín của Ekaterina thủ thỉ bên tai cô ta mấy câu.

Ekaterina ngẩng đầu, thuận thế đứng dậy dời đại sảnh.

Chờ lật giở xong tài liệu thân tín thu thập được, bản nhạc kết thúc, mọi người lục tục rời khỏi đại sảnh.

“Bệ hạ Ekaterina, không biết tôi có thể giúp gì không?” Nikola hỏi.

Ekaterina bình tĩnh quan sát anh mấy giây, Antonia cũng lại gần họ, “Sao thế?”

Đột nhiên nữ Sa Hoàng mỉm cười đứng dậy, “Mười năm trước, ta nhớ rõ có một cậu nhóc người Serbia ở cung điện mùa đông của ta. Cậu ấy là con trưởng của công tước Obrenović. Sau này ta bước lên vương vị, cậu ta chết trong trận hỏa hoạn. Không… nói đúng hơn là mất tích.”

Bầu không khí có phần vi diệu, tuy rằng hai người còn lại đều bình tĩnh, gần như không nhìn ra manh mối.

Ekaterina cũng không để ý, nói tiếp: “Không ngờ vài năm sau ta được thấy thiếu niên nọ khá giống cậu ta. Thật trùng hợp, tình báo viên của ta nói từng thấy thiếu niên đó xuất hiện ở Serbia, đồng thời khá giống nhà giả kim thuật sư ở Paris.”

“Thật trùng hợp.” Nikola gật đầu.

“Các vị thấy thế nào?” Ekaterina cầm vodka, mỉm cười nhìn hai người, “Thời điểm đó nữ chủ nhân cung điện Versailles và cậu bé mất tích đều ở cung điện mùa đông, hơn nữa hai người họ nhanh chóng rời khỏi St. Petersburg.”

Antonia trợn mắt.Đọc Full Tại truyenggg.com

“Sau này, bọn họ sử dụng cách thức không ai ngờ tới trở thành quân chủ. Có lẽ họ không phải quân chủ lên ngôi trẻ nhất, nhưng nhất định là quân chủ trẻ tuổi nắm giữ quyền lực tối cao nhất.”

“Trẻ tới mức… không thể không khiến người ta dè chừng, đặc biệt lo lắng nếu họ liên thủ, chúng ta sẽ gặp uy hiếp nhường nào.”

Giọng điệu Ekaterina dần trở nên nguy hiểm, nụ cười cũng nhạt đi, “Các vị nói xem, ta có nên tin tưởng những gì xảy ra ở cung điện mùa đông chỉ là trùng hợp, mà không phải âm mưu?”

“Đương nhiên.” Nikola mỉm cười, “Nếu không ngài đã không nói ra.”

Antonia ngẫm nghĩ, “Khi còn ở cung điện mùa đông, hai đứa trẻ từng được cô chăm sóc, bọn chúng mãi mãi không quên. Hơn nữa hiện tại chúng ta có được hòa bình, nên để mậu dịch và khoa học yên tâm phát triển.”

Đối với đại lục, hòa bình rất đáng quý.

Ekaterina nhìn bọn họ hồi lâu, mỉm cười cụng ly, “Nói hay lắm.”

Cô ta nhướng mày với Antonia, “Chúc nghi thức lên ngôi của cô thuận lợi.”

Quả thật thuận lợi ngoài dự đoán.

Antonia giống mẫu thân, lên ngôi trở thành Nữ Hoàng Hungary và Bohemia ở Prague, sau đó quay về Vienna. Giáo hoàng Pope Pius VI [2] thức thời làm chứng, để cô đăng cơ làm Nữ Hoàng Đế Quốc La Mã Thần Thánh.

Rất nhiều giáo hội địa phương phản đối, nói rằng ánh sáng thần linh bị khinh nhục, một người phụ nữ lại đội vương miện Đế Quốc La Mã Thần Thánh, nhưng truyền thống suy tàn đã sớm không thích hợp với lãnh thổ này. Đế Quốc phân chia ranh giới, nước Pháp xây dựng nhà nước quân chủ lập hiến. Mọi người tất bật sửa soạn, xuất bản “Voltaire toàn tập”, sức mạnh của giáo hội dần suy yếu, hiện tại đã không còn quyền lực.

Đức giám mục ai thán chính nghĩa và mỹ đức bị ô uế, người dân không rảnh nghe bọn họ nhàm chán vô nghĩa. Lúc này khắp nơi bận rộn thi công xây dựng trạm thông tin, ngành báo chí phát triển hơn bao giờ hết. Vấn đề hiện tại khiến mọi người chú ý hơn cả chính là…

Viện hàn lâm Paris công khai trưng cầu ý kiến, lập đơn vị tiêu chuẩn để “các quốc gia vĩnh viễn sử dụng”!

(Những đoạn dưới đây khá khó hiểu, cả raw và convert đều miêu tả tối nghĩa, mình tạm thời sử dụng google dịch để edit. Mong các bạn thông cảm, nếu có lỗi sai các bạn hãy chỉ ra để mình chỉnh sửa nhé.)

Trong đó có một phương án rất được hoan nghênh. Tính từ Paris tới bốn mươi lăm vĩ độ Bắc là “một thước” – Con lắc thứ hai là con lắc dao động điều hòa với chu kỳ một giây.

Tuy nhiên, khi một phương án khác được đề xuất bởi hơn mười học giả, bao gồm Lagrange và Laplace, nó ngay lập tức được chấp thuận. Theo phương án này, “một mét” được định nghĩa là khoảng cách từ Paris bằng một phần bốn mươi triệu chiều dài đường kinh độ của trái đất, nghĩa là một mét bằng một phần mười triệu khoảng cách từ cực bắc của trái đất đến xích đạo.

Đơn vị này không đến từ bất kỳ đại lượng ngẫu nhiên nào do con người xác định, mà từ một đại lượng hoàn toàn tự nhiên, không đổi từ vũ trụ.

Khoa học và lý trí là thứ quý giá nhất mà con người ở thời đại này đang bắt đầu tìm hiểu.

Mặc dù con người chưa thể đến được Bắc Cực và cũng không thể đo được khoảng cách từ Bắc Cực đến xích đạo, nhưng các kết quả trắc địa hiện có chứng minh khoảng cách từ Dunkirk đến Barcelona chỉ bằng khoảng cách từ Bắc Cực tới đường xích đạo hoặc một phần mười khoảng cách của kinh tuyến của đường xích đạo. Hai thành phố nằm ở phía bắc và phía nam đều đo bằng mực nước biển, các đoạn kinh tuyến trung gian hầu hết đều trên đất liền Pháp.

Điều này tạo điều kiện thuận lợi để đo độ dài của kinh tuyến. Mặc dù trái đất hình cầu, kinh tuyến được chia thành hàng trăm đoạn thẳng và nối với nhau. Độ dài của các đoạn này có thể được đo riêng biệt và cộng lại.

Để đo khoảng cách giữa hai địa điểm không quá xa, có thể thực hiện được bằng cách giải hàm lượng giác – miễn là chọn một điểm đánh dấu đủ cao làm điểm chuẩn. Chiều cao của điểm đánh dấu trước tiên được tính bằng tam giác đồng dạng của điểm đánh dấu và bóng mặt trời với tỷ lệ bằng nhau. Sau đó sử dụng máy đo góc để đo góc giao nhau của tam giác vuông tạo bởi điểm quan sát và điểm đánh dấu, từ đó tính khoảng cách giữa điểm quan sát và điểm đánh dấu bằng cách sử dụng độ dài đã biết của một cạnh và hai góc giao nhau.

Về lý thuyết, chúng ta hoàn toàn có thể giải vài trăm tam giác để tính ra độ dài kinh tuyến.

Ngay lúc này, chiếc ô tô đầu tiên sử dụng động cơ đốt trong chạy bon bon trên đường phố Paris.Đọc Full Tại truyenggg.com

Chúa ơi! Mọi người hoàn toàn bị cỗ máy thần kỳ mê hoặc. Tuy lúc trước mọi người từng chứng kiến xe chạy bằng máy hơi nước, nhưng nó cũng khắc sâu ấn tượng của mọi người về máy móc công nghiệp – To lớn, cồng kềnh, ồn ào, náo động, chạy trên đường ray dài, vừa lạnh vừa cứng.

Hiện tại có một loại xe nhỏ hơn xe ngựa, chạy nhanh hơn xe ngựa, hơn nữa không biết mệt, không cần vệ sinh hoặc bài tiết, chỉ cần nạp dầu là được!

Trong không khí toàn quốc hân hoan, mọi người ghen tỵ nhìn hai nhà thiên văn học Joseph Delambre [3] và Pierre Mechanic [4] trở thành những người đầu tiên sử dụng ô tô. Bọn họ sẽ kết hợp sử dụng ô tô và xe ngựa để đến Dunkirk và Barcelona đo chiều dài kinh tuyến. Đương nhiên đi cùng còn có các thợ sửa xe và tài xế được đào tạo nhiều năm.

Thời điểm họ khởi hành, gần một nửa người dân Paris đổ ra đường ném hoa tươi. Đoàn tàu đường sắt Paris-Marseille bấm còi ầm ĩ, cầu chúc họ thành công trắc lượng, sớm ngày trở về.

Kiếp trước, Cách Mạng Pháp bùng nổ, trên đường đi về phía nam qua dãy núi Pyrenees, hai người họ bị bắt vì tình nghi là gián điệp, phải mất bảy năm để hoàn thành việc đo kinh tuyến. Kiếp này họ khởi hành, đoán chừng thời gian đo sẽ ngắn hơn rất nhiều. Dù sao họ không vướng chiến tranh, hơn nữa có thể dùng điện báo liên lạc.

“Rheinische Zeitung” thành lập tổ đặc biệt chuyên môn đưa tin. Các phóng viên tham gia hành trình với các nhà khảo sát, sau đó báo cáo tiến độ trắc lượng thông qua vô tuyến điện.

Chờ tin tức náo nhiệt kết thúc, một tin tức giật gân khác truyền khắp Paris. Nữ Vương chính thức chuyển phòng làm việc tới cung điện Louvre, trao quyền sử dụng cung điện Versailles cho quốc hội. Quốc hội chuyển cung điện Versailles thành bảo tàng, mở cửa chào đón công chúng.

Lúc trước chỉ khi tổ chức ngày hội long trọng, cung điện Versailles mới mở ra. Về sau bọn họ có thể mua vé tham quan, vào xem bất cứ lúc nào!

Tin tức này khiến mọi người cảm khái không thôi.

Cung điện Versailles là cung điện Vương thất Pháp sử dụng hơn một trăm năm, kéo dài tới mức nó tượng trưng cho quyền lực của Vương Quốc. Hiện tại nó buông bỏ quyền trượng, trở thành ký ức của toàn thể nhân dân.

Trong khi công tác tu sửa di dời được tiến hành, đường sắt và trạm thông tin cũng được khởi kiến khắp nơi, ai ai cũng bận rộn. Tiếng xe lửa gầm rú ong ong, ánh đèn đường bừng sáng dưới trời đêm, lương thực đầy ắp, hàng dệt, giấy và sản xuất máy móc phát triển. Con đường mậu dịch khơi thông, bốn phương tám hướng tấp nập.

Ngày nào Antonia cũng bận tối mày tối mặt, nhưng nghe đội cải tạo cung điện Versailles báo cáo, nói ngày mai chính thức mở cửa cung điện, cô tạm dẹp công việc sang một bên, quyết định tới đó.

Đêm hè năm 1777, phần lớn đèn đóm ở cung điện Versailles đã tắt. Ánh sáng vàng trong cung điện xuyên qua cánh cửa thủy tinh, chiếu xuống rừng cây, dòng suối và mặt cỏ.

Côn trùng mùa hè kêu vo ve, suối nước rầm rì chảy xuôi. Antonia loạt xoạt giẫm lên lá cây, đột nhiên nhìn thấy ánh đèn cách quảng trường không xa.

Đó là phòng nghiên cứu của Nikola.Đọc Full Tại truyenggg.com

Hiện tại Quốc Vương Serbia có phòng nghiên cứu ở khắp mọi nơi… Antonia thầm nghĩ, nói không chừng số lượng nghiên cứu còn nhiều gấp mấy lần căn phòng nghiên cứu sáu tầng trước kia của anh.

Nơi này được giữ lại, tạm thời không thuộc phạm vi tu sửa cung điện Versailles.

Antonia đẩy cửa đi vào.

Hiển nhiên đã lâu không ai tới đây sửa sang.

Tuy mọi thứ được xếp gọn gàng ngăn nắp, nhưng đâu đâu cũng đầy tro bụi.

Máy móc vẫn giống hệt vài năm trước, có món cô vô cùng quen thuộc, có món cảm giác như đã mấy đời. Antonia lướt qua chiếc tủ kim loại, nhìn ánh sáng bên ngoài chiếu vào đống bụi bay lơ lửng.

Đúng lúc này, cô phát hiện cỗ máy vô cùng quen thuộc. Có lẽ đây là cỗ máy điện báo nguyên thủy đời đầu tiên.

Hóa ra ở đây cũng có?

Antonia buồn cười đánh giá nó.

Cỗ máy tổ tiên của vô số máy điện báo được bọc trong đống thép, dây điện và đinh ốc. Bên dưới rơi vãi giấy điện báo không biết gửi từ năm tháng nào.

Cô tiện tay cầm một tờ.

[Hôm nay tôi thấy một con sư tử Châu Mỹ đã lâu không thấy. Nó có chiếc bờm vàng óng, khiến tôi nhớ tới mái tóc vàng của em.]

Antonia: “…”

Khoan đã, chẳng lẽ đây là điện báo của tên kia gửi về từ Bắc Mỹ?

Sau khi phát hiện máy điện báo Nikola để lại, mãi đến khi Phổ xâm lược Antonia mới mở nó ra. Lúc trước cô hoàn toàn không để ý.

Chẳng lẽ cỗ máy điện báo này sử dụng tần sóng khác? Tại sao mấy năm trước cô không nhận được điện báo?

Antonia mê man rút bó giấy ra. Chúng kẹp lại thành một bó, bên trong vẫn còn rất nhiều giấy, đại khái xếp theo trình tự thời gian.

[Hôm nay tôi đứng trên đỉnh núi, nhìn điểm đối cực ngoài đại dương, điểm đối cực của em cũng ngoài đại dương. Nói không chừng giấc mộng của tôi sẽ vượt hải lưu tới tìm em?]

…Điểm đối cực là cái gì?

[Chiến tranh thật tàn khốc. Tôi không thể dùng khoa học. Thật kỳ quái, tôi bình tĩnh hơn kiếp trước, có lẽ do trái tim tôi cứng rắn hơn.]

[Đứng trên đỉnh núi có thể thấy ngân hà. Gió đêm rất lạnh, có lẽ em cũng đang ngắm ngân hà, hình như tiết trời lại lạnh hơn… Hy vọng em vẫn cảm thấy ấm áp.]

[Đúng rồi, điểm đối cực là tâm đối xứng ở hai điểm. Lúc trước tôi nhắc cái này chưa?]

[Nói điều này hơi xấu hổ, nhưng ngồi một mình dưới đêm hè thật cô độc. Cô độc giống như xuyên qua thời không.]

[Đột nhiên nghĩ tới phép so sánh. Em có biết đường thẳng song song không? Hai đường thẳng đối diện song song, vĩnh viễn không giao nhau, cho nên chúng song song… Tôi cảm giác chúng ta giống đường thẳng song song. Vốn thuộc hai thời không khác nhau, vĩnh viễn không gặp nhau, lại kỳ diệu đến bên nhau… sau đó càng lúc càng cách xa. Có lẽ đây là bài thơ đau thương của toán học.]

[Được rồi, tôi thừa nhận tôi nhớ em.]

[Nhớ lại ngày ấy em nói… Em là Vương Hậu, nhưng tôi không phải Quốc Vương… Thật sự đau lòng! Đột nhiên tôi nảy sinh ý tưởng to gan. Chỉ là Quốc Vương mà thôi!]

[Nghe nói Pháp gặp chuyện. Em khỏe không?]

[Em sao rồi?]

[Bình an không?]

[Tôi về tìm em ngay.]

Phía sau có tiếng hắt xì, Antonia quay đầu, nhìn người đàn ông đứng trước cửa. Ánh sáng hắt vào người anh, khiến anh như đang tỏa sáng.

“Ừm…” Lần đầu tiên anh xấu hổ khi đứng trước mặt cô, “Nghe nói ngày mai khai trương, đột nhiên nhớ ra chưa thu dọn đồ đạc ở đây… tính qua lấy…”

Vừa thấy bó giấy trong tay cô, Nikola dừng một giây, làm như không có gì nói: “Được rồi, sự thật chứng minh trì hoãn không có kết cục tốt.”

Nikola nhìn vệt tro bụi dưới đất bị cô giẫm lên, lại gần giải thích: “Em đừng để ý… Sống trong hoàn cảnh cực đoan lâu, con người ta dễ thương cảm…”

Đột nhiên dừng lại, bởi vì cô gái nhào lên ôm anh.

“Mẹ kiếp, đừng nhắc tới đường thẳng song song, dù sao em cũng không hiểu.” Nghe Antonia lần đầu nói tục, Nikola nhướng mày.

“Em từng chứng kiến vô số chuyện kỳ quái. Nhờ thời không thay đổi, em mới gặp được anh. Có lẽ đây là sai lầm lớn nhất của Thượng Đế, nhưng điều đó không quan trọng.”

Antonia ngẩng đầu, đôi mắt phản chiếu bóng hình anh, “Quan trọng là… trái tim em bùng cháy, linh hồn này cứng rắn tựa tảng đá. Anh nghĩ kỹ chưa?”

Nikola ngạc nhiên mỉm cười, “Rất lâu trước kia anh từng nói với em chúng ta là hóa thân của vì sao… Trên thực tế, trước khi anh chết, từng có người đưa ra giả thuyết vụ nổ vũ trụ.”

“Chúng ta chen chúc trong một điểm nhỏ, vụ nổ vũ trụ đánh bay chúng ta mỗi người một góc. Anh gặp lại em giữa vô hạn.”

“Có lẽ ngay từ thời khắc đó, anh đã tìm kiếm em… Thời không dẫn anh tới gặp em.”

Bởi vì chỉ có em là ánh sao đời anh.

__________

[2] Pope Pius VI: Giáo hoàng thứ 250 của Công giáo Roma.



[3] Joseph Delambre: Jean Baptiste Joseph Delambre là nhà thiên văn học người Pháp. Ông là giám đốc của Đài quan sát Paris, một trong những đài quan sát thiên văn nổi tiếng nhất thế giới.



[4] Pierre François André Méchain là nhà thiên văn học người Pháp. Ông là giám đốc Đài thiên văn Paris từ năm 1800 cho đến cuối đời. Ông là người cùng với Jean Delambre xác định một mét mẫu sau khi Cách mạng Pháp 1789 bùng nổ. 

Bình Luận (0)
Comment