Tâm Lý Học

Chương 15

Thế giới gần đây đang phát cuồng lên vì một bộ phim tài liệu của Netflix mang tên "Making a Murderer".

Chương trình này bắt đầu với hiện trường một vụ án, nơi mà người đàn ông tên Steven Avery được phóng thích sau khi ngồi tù 18 năm vì một tội tình dục mà anh ta không hề phạm phải. Nhanh chóng sau đó, Steven Avery lại bị rơi vào một tình huống éo le mới khi có ám chỉ cáo buộc anh ta liên quan đến vụ sát hại nhiếp ảnh gia Teresa Halbach.

Một trong những bằng chứng quan trọng của án mạng này là lời thú tội của đứa cháu trai 16 tuổi Brendan Dassey. Cậu bé khẳng định rằng mình đã giúp người chú cưỡng hiếp và giết chết nạn nhân. Lời khai cực kì chi tiết, thuật lại nơi gây án, cách thức giết chết Teresa Halbach, và cách họ giấu tử thi. Sau đó, Brendan Dassey đã rút lại lời khai của mình.

Khi mẹ của cậu hỏi lí do tại sao cậu lại đưa ra lời khai giả với một tội ác ghê rợn như vậy, cuộc nói chuyện của họ đã được ghi âm lại (toàn bộ cuộc nói chuyện đã được rút ngắn, xem bản gốc ở đây):

Brendan: À vâng, mẹ biết đó, con đang kể cho mẹ nghe một sự thật không có thật .

Barb: Không có thật thì tại sao con lại nói ra? ...

Brendan: Họ nói rằng họ vốn đã biết chuyện gì xảy ra. Họ muốn con... Họ chỉ muốn con tự mình nói ra.


Barb: Nhưng điều mẹ không thể hiểu nổi là tại sao con lại nói ra những thứ vớ vẫn như vậy trong khi chúng không có thật? Và làm thế nào mà con lại nghĩ ra những điều đó?

Brendan: Con đoán.

Barb: "Đoán" , ý con là sao?

Brendan: Lúc đó con đoán thôi.

Barb: Brendan à, con không thể đoán trong những tình huống như thế.

Phần lớn thời gian trong chương trình Making a Murderer nói về quá trình khám phá sự thật đằng sau lời thú tội của Brendan và cách cậu ấy đã thêu dệt nên nó.

Hòm thư của tôi trở nên bận rộn khi bạn bè và đồng nghiệp cứ liên tục nhắn với tôi "Cậu cần xem cái này, đây là thứ mà cậu đang nghiên cứu", và họ đã đúng. Cùng với nhiều đồng nghiệp trong lĩnh vực tâm lý học pháp lý, tôi tiến hành nghiên cứu để ngăn chặn hiện tượng khai man.

Vì thế, đây này là một trường hợp có tầm ảnh hưởng đến những nghiên cứu về cách tạo ra một kí ức tội ác.

Tại sao người vô tội lại thú tội?

Có 3 lí do chính khiến con người thú nhận một tội danh mà họ không hề phạm phải.

Thứ nhất, họ tình nguyện khai man. Thi thoảng, người ta thú tội bởi vì họ muốn nổi tiếng hoặc muốn bao che cho ai đó. Ví dụ như một thành viên trong băng đảng sẽ nhận tội thay cho đại ca của mình. Họ cũng có thể nói dối bằng cách nhận một tội danh nhẹ hơn tội mà họ bị cáo buộc. Như là nhận tội trộm cướp để thoát tội giết người. Dựng nên một vụ vụng trộm là cách hiệu quả để tạo ra chứng cứ ngoại phạm.

Thứ hai, họ trở thành một người phục tùng. Họ sẽ bám theo tình huống hoặc đưa ra lời khai mà họ nghĩ là người thẩm vấn muốn nghe. Họ đoán, như cách Brendan đã làm. Vì cảnh sát muốn nhanh chóng phá án, họ luôn muốn nghe lời thú tội. Vấn đề đối với kiểu lời khai này là người đó có thể nói rằng họ phạm tội nhưng không thực sự tin tưởng vào điều đó. Tại sao người ta có thể trở nên phục tùng như vậy? Họ có thể bị choáng ngợp trước tình huống trước mắt và muốn thoát khỏi đó ngay lập tức. Cách dễ dàng để thoát khỏi chuỗi câu hỏi khó nhằn từ phía cảnh sát chính là thú tội.


Thứ ba, họ gặp vấn đề trong việc tách rời thực tại với tưởng tượng. Điều này có nghĩa là con người có thể thực sự tin rằng mình phải thú tội (dù họ không làm gì sai) và họ còn có thể nhớ được cách thức tội ác diễn ra. Đây gọi là ký ức tội ác sai lệch. Những kí ức này có thể cực kì dồi dào chi tiết, và người đó có thể thật sự tin vào câu chuyện được thêu dệt nên trong quá trình cảnh sát thẩm tra. Kiểu lời khai này gọi là "đồng bộ hoá", bởi người khai hoàn toàn xem các sự kiện trong vụ án như một phần trong quá khứ của mình.

Cách thêu dệt nên một ký ức án mạng

Making a Murderer đào sâu vào những giả định mơ hồ của cảnh sát và chiến thuật giúp ích cho việc tạo ra một lời khai man. Một điều mà chương trình vẫn chưa khám phá ra là sau khi có được lời khai đầu tiên từ nghi phạm, làm cách nào để khiến họ tin vào nó. (tức là nghi phạm lúc này đưa ra lời khai man nhưng thâm tâm họ vẫn chưa thật sự tin rằng mình phạm tội). Đây là điều mà tôi đang nghiên cứu, 70% người tham gia kể lại tường tận cho tôi cách họ thú tội (hành hung, hành hung với vũ khí và trộm cướp), những tội chưa từng có thật. Đây là cách lời khai man được thêu dệt nên:

Bước 1: Bắt đầu với việc nói với một người nào đó rằng họ đã làm một việc (mà thực ra họ chưa từng làm), các nhà khoa học thường gọi đây là "làm sai lệch thông tin". Giai đoạn này sẽ càng thuyết phục hơn nếu bạn có quyền lực và khẳng định có bằng chứng trong tay.

Bước 2: Khi họ bác bỏ lời buộc tội của bạn với những thứ đại khái như "Tôi không làm chuyện đó", hãy bác bỏ nó. "Tất nhiên là anh có làm đấy. "Khai sự thật đi."

Bước 3: Gợi ý giúp họ nhớ lại. Để họ tưởng tượng lại án mạng ấy như thế nào. Từ đây sẽ dẫn đến hiệu ứng "thổi phồng trí tưởng tượng", khi đó, mọi thứ được thêu dệt nên dựa trên nền tảng niềm tin rằng họ thật sự đã gây ra án mạng.

Đây là điểm Making a Murderer dừng lại. Họ có được lời thú tội từ Brendan và rồi ngừng làm phiền cậu ta. Tuy nhiên, trong một vụ án khác, cảnh sát có thể đòi hỏi một lời thú tội hoàn chỉnh hơn – nghi phạm phải hoàn toàn chấp nhận nó là sự thật. Ở những trường hợp này, chúng ta tiến đến bước tiếp theo, tại đây, nghi phạm từ phục tùng trở nên thành thật tin vào kí ức sai lệch.

Bước 4: Liên tục khẳng định rằng họ phạm tội và bắt họ cố gắng tưởng tượng về vụ án. Cố gắng khiến họ phác hoạ nên các chi tiết. Động cơ gây án? Nơi gây án? Thời điểm gây án? Cảm giác họ như thế nào? Dù họ nhớ đến bất kì thứ gì cũng phải dựa vào đó để củng cố vụ án. Nói như thể ký ức thật sự đang dần trở về. "Thật tốt khi cậu nói ra sự thật".

Bước 5: Thu hoạch toàn bộ kí ức sai lệch và ghi âm lời thú tội của nghi phạm thật chi tiết về cách họ phạm tội (mà họ chưa từng làm). Lúc này, nghi phạm đã thật sự tin rằng họ phạm tội.


Các chuyên gia nổi tiếng thế giới về khai man, gồm Saul Kassin và Richard Leo, khẳng định rằng nguỵ tạo lời khai có thể dẫn đến bắt nhầm người vì những hướng suy luận sai lệch, phá hoại bằng chứng. Cảnh sát và đội pháp y có thể bị mắc vào "thị giác đường hầm", khiến họ phớt lờ những chứng cứ cho thấy nghi phạm này vô tội.

Chỉ xảy ra với những người yếu đuối hay sao?

Trong Making a Murderer, Brendan Dassey là một cậu bé 16 tuổi yếu ớt, IQ thấp và chịu áp lực khi bị thẩm tra.

Vì thế, chúng ta dễ dàng hiểu được lí do tại sao một số người đầu óc trì trệ lại có thể tạo ra một lời khai giả. Tuy nhiên, dù những người khai man thường khá nhu nhược, thật ra hầu hết chúng ta vẫn sẽ khai man nếu đặt vào những tình huống thích hợp.

Theo Innocence Project, gần 25% các bản án sai đều liên quan đến khai man hoặc đổ tội cho người khác. Hầu hết những người này đều đã trưởng thành và có chỉ số IQ trong mức bình thường. Khiến người ta thú nhận một việc mà họ không hề làm dễ dàng hơn chúng ta nghĩ rất nhiều.



Cre: tamlyhoctoipham.com

Bình Luận (0)
Comment