Tâm Lý Học

Chương 45

HƯƠNG 17 ĐẰNG SAU NHỮNG ĐÔI MẮT

Tóm tắt các vấn đề trong chương này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý kiến cho rằng những người gần gũi nhất với những kẻ sát nhân thậm chí cũng không nhận ra được mối nguy hiểm đang gần bên cạnh.Từ đó, ta có thể thấy được cách thức tiếp cận nạn nhân của những tên quỷ dữ đột lốt người là như thế nào và cũng làm chấm dứt nghi vấn khi cho rằng một người vợ hoặc cha mẹ là người "chắc đã biết điều gì đó". Theo như những thông tin đã được đăng trên các tờ báo vào năm 1969, sau khi Jerome Brudos thú nhận tội ác sát hại 4 cô gái trong công xưởng tại nhà, thậm chí đã giết ít nhất một người ngay khi vợ hắn chỉ ở cách hiện trường vụ án không xa, người vợ đã bị cáo buộc là đồng phạm. Cô ấy không chỉ phải chịu đựng nỗi khiếp sợ khi biết được hành động dã man của người chồng, cũng là người cha của 2 cô con gái của mình, mà còn là sự nhục nhã khi bị cho là đã tiếp tay cho những hành vi vô nhân đạo hắn. Cuối cùng thì cô được Tòa xử vô tội. Và đến năm 2004 khi Dennis Rader được biết đến với biệt danh kẻ sát nhân "BTK" bị bắt giữ, chúng ta thấy được một cách rõ ràng về sự che giấu rất kín đáo của một kẻ sát nhân hàng loạt khi đã để vợ và các con ở những khoảng không gian riêng tư. Mặc dù vậy, nhiều người cho rằng cô ta chắc hẳn đã phải nhận thấy dấu hiệu nào đó.

Không có lí do gì để tin cô ta không biết về những việc làm đó, và thậm chí là những người đã bầu cho Rader làm lãnh đạo giáo đoàn Luther cũng vậy. Hắn là một kẻ giết người "có tổ chức", rất chuyên nghiệp trong việc che giấu những ham muốn điên cuồng và các hành vi bệnh hoạn của mình. Trên thực tế, ta có thể nói rằng hành vi tiếp cận, tra tấn và thảm sát đã làm thõa mãn những cơn giận và sự thèm khát bệnh hoạn của hắn lớp nhờ vào vỏ bọc điềm đạm trong những hoàn cảnh như ở nhà và giáo đường. Những kẻ sát nhân như hắn có bản chất không lương thiện mà cũng không ác,và liều thuốc độc nào đã dẫn đến sự biến đổi thuộc về tâm lý thầm kín.

NHỮNG BÍ MẬT

Nhiều người tin rằng những tên sát nhân là những kẻ đơn độc và thất bại, không có khả năng duy trì sự nghiệp và các mối quan hệ. Họ được cho là kém giáo dục, đề cao bản thân, và tìm kiếm sự thỏa mãn. Xã hội muốn những con quái vật đó lộ diện một cách rõ ràng và nhiều tác phẩm văn hóa phổ biến cũng thể hiện mong muốn đa số chúng cần phải sống ngoài rìa của xã hội. Nhưng những con quái vật đó thật sự đang sống giữa mỗi người chúng ta -một cách dễ dàng và ít gây chú ý bởi những kẻ thông minh luôn biết điều chỉnh sự chú ý của người khác, làm chệch hướng nghi ngờ đối với bọn họ.

Ted Bundy giết hại một người phụ nữ trẻ khi là một nhân viên tư vấn khẩn cấp; John Wayne Gacy chôn cất những nạn nhân nam dưới chính ngôi nhà mà hắn đang kinh doanh gây quỹ cho những nhà chính trị gia địa phương và nuôi dưỡng những đứa trẻ bệnh tật. Và kẻ giết hàng chục gái điếm ở thành phố Spokane, Robert Yates, là một cựu phi công từng được tặng thưởng rất nhiều huy chương đã sát hại 5 đứa trẻ vô tội. "Kẻ sát nhân nhãn cầu"- Charles Albright, có bằng thạc sĩ, thông thạo nhiều ngoại ngữ, cựu giáo viên môn khoa học và đã từng có một cuộc hôn nhân dường như rất hạnh phúc. Kẻ sát nhân giết 3 đứa trẻ , John Joubert, từng là người trợ giúp nhóm hướng đạo sinh nam. Andrei Chikatilo, cũng giống Micheal Ross có một bằng đại học, đã thừa nhận đã sát hại 8 phụ nữ, hắn cũng có thêm một tấm bằng của đoàn thể thao Ivy. Tại sao chúng ta không phát hiện ra những kẻ giết người hàng loạt đang được che giấu bởi vỏ bọc là một người hoàn toàn có trách nhiệm với xã hội, trước khi chúng gây ra hậu quả ngiêm trọng?

Những kẻ sát nhân cố gắng hòa hợp với mọi người bởi họ thuộc dạng người có thể thích nghi rất tốt với sự vận động của cuộc sống trong khi vẫn âm thầm gây tội ác mà không hề để lộ sở hở nào. Nói một cách khác, chúng không biểu lộ sự rối loạn một cách rõ ràng, và khi chúng, những kẻ "lầm đường lạc lối", dưới lớp vỏ bọc đạo đức có thể che giấu mọi chuyện trong sự ôn hòa giả tạo mỗi ngày. Trong số những đặc tính nguy hiểm nhất của họ đó là sự vô tâm đến nhẫn tâm đối với quyền và lợi ích của người khác và xu hướng vi phạm các chuẩn mực xã hội. Họ có thể dụ dỗ và lôi kéo những người khác vì mục đích riêng của bản thân, lừa gạt mà không cần quan tâm đến cảm nhận của bất kì ai. Thực tế đã cho thấy, chúng không nghĩ rằng những người xung quanh chúng là con người.


Theo kết quả điều tra cho thấy rằng đa số những kẻ sát nhân đều có dấu hiệu của hội chứng rối loạn nhân cách, tức là chúng đề cao giá trị bản thân, bốc đồng, nhẫn tâm và có xu hướng đổ lỗi cho người khác để làm chính mình như thể là một nạn nhân. Những cuộc thí nghiệm về nội soi cắt lớp não bộ đã chỉ ra rằng chúng không thể kiểm soát toàn bộ những cảm xúc trong các tình huống cũng như là việc cảm thông, quan tâm hoặc cảnh giác, họ có xu hướng tìm kiếm cảm giác kích thích, hưng phấn. Hành vi phạm tội của chúng thường tàn bạo hơn so với những loại tội phạm khác, hung hăng hơn và đa dạng hơn. Một tỉ lệ cao cho thấy người phạm tội tái phạm. Chúng cương quyết từ chối điều trị và không chịu đựng được nỗi thất vọng. Không quan tâm người mà chúng gây tổn hại là ai, không cần biết vấn đề gì xảy ra khi chúng đạt được mục đích cho bản thân -tiền, trung tâm của mọi sự chú ý, cảm giác hồi hộp, báo thù, thõa mãn các vấn đề sinh lý và với những thi thể. Chúng tìm nạn nhân một cách dễ dàng bởi vì chúng rất giỏi trong việc giao tiếp, có sức hút và khả năng lợi dụng người khác. Trong khi đó, các nạn nhân thường cả tin, không có sự nghi ngờ và rất ngây thơ. Chúng không lo lắng về hậu quả sẽ xảy ra trong tương lai.Vì vậy, với những kẻ sát nhân đang trà trộn vào giữa mọi người, vào những ngôi nhà và trong mỗi gia đình, chúng có thể đi nhà thờ (mặc dù không có cuộc đấu tranh nào trong nội tâm) và thậm chí được đánh giá là người hàng xóm tốt bụng. Chúng biết cách cư xử để tránh sự nghi ngờ hoặc phát hiện. Nhưng chúng luôn tìm kiếm những cơ hội-chọn một công việc ổn định, để mà có cơ hội gặp những nạn nhân tiềm năng, ví dụ- khi đến thời điểm thích hợp, chúng không ngần ngại khai thác họ ngay lập tức. Chúng ta muốn phát hiện ra chúng song chúng lại thường phát hiện ra chúng ta trước tiên. Sự đề phòng tốt nhất đó chính là nhận ra mối nguy hiểm tồn tại giữa chúng ta và chúng, bỏ qua sự cả tin, biết được những kĩ xảo lừa dối của chúng và phải từ chối chúng ngay. Vậy làm thế nào để có thể nâng cao khả năng phân biệt người thường với một con quái vật?

Robert J. Homant, một nhà tâm lý học hình sự có nhiều kinh nghiệm với tội phạm xâm hại tình dục và Daniel B. Kennedy, nhà tội phạm học chuyên giải quyết các vụ án của cảnh sát, đã xem xét các tài liệu về sát nhân hàng loạt và tập trung vào những tên sát nhân xâm hại tình dục tàn bạo hàng loạt. Sau khi nghiên cứu một vài phương thức phân loại dựa trên động cơ gây án được đề xuất bởi các chuyên gia, họ đã tổng kết lại thành ba kiểu mẫu với những quyền hạn hợp lý:

1. Kiểu kiểm soát chấn thương tâm lí (Eric Hickey) một vài sự kiện chấn động xảy ra trong quá trình phát triển của một người, và người này trở nên dễ bị kích động và có khuynh hướng sinh lý là phản ứng lo lắng, giận dữ, ngượng ngập và ngờ vực; cá nhân này đổ lỗi cho các nguyên nhân khách quan và phản ứng dữ dội để lấy lại trạng thái cân bằng hoặc lòng tin ở bản thân.

2. Kiểu có động cơ (Robert Ressler, Ann Burgess, John Douglas) – việc hình thành một kẻ sát nhân hàng loạt là hậu quả của sự tương tác giữa năm yếu tố định hình nhân cách. Đó là: môi trường xã hội không hiệu quả; những khủng hoảng thời thơ ấu; trốn tránh thực tại bằng những mộng tưởng; những thất bại cá nhân; và các đặc điểm tiêu cực, hay các hành vi được củng cố bởi hệ thống tín ngưỡng, giúp hợp lý hóa và tự bào chữa cho ham muốn thống trị và điều khiển của cá nhân đó.

3. Ham muốn giết người do lệch lạc tình dục (Bruce Arrigo, C. E. Purcell) – hành vi là kết quả của một căn bệnh, khi những phản ứng hóa sinh của thần kinh gặp trục trặc trong việc lan truyền và phối hợp những thôi thúc tình dục mạnh mẽ.

Cũng có một ý kiến khác bổ sung cho những kiểu mẫu trên đến từ Al Carlisle, nhà tâm lý học đã từng làm việc với các tù nhân tại nhà tù tiểu bang Utah. Ông mô tả những tên sát nhân hàng loạt như một tâm hồn riêng lẽ, hoặc một bản ngã được phân chia của một cá nhân. Những kẻ này cố tình thể hiện công khai là một nhân vật tốt, trong khi đó ở bên trong chúng lại nuôi dưỡng một khía cạnh đen tối hơn giúp tạo nên thế giới mộng tưởng tự do tàn sát của riêng chúng. Bởi vì chúng có những ký ức đau thương vì bị ngược đãi thời thơ ấu, sự chán chường, hay nỗi thất vọng vì bị bắt nạt hay những việc tương tự, chúng đã học được cách sử dụng trí tưởng tượng để trốn tránh thực tại, tự xoa dịu bản thân và thậm chí là phát triển một nhân dạng thay thế quyền lực hơn hoặc có thân phận tuyệt vời hơn. Những ảo tưởng này có thể trở nên mãnh liệt và đòi hỏi sự giải thoát, chính những tình huống thực tế có các nét tương đồng với ảo tưởng trước đó có thể thúc đẩy những mộng tưởng này biểu hiện ra bên ngoài. Ví dụ, Jerome Brudos, thường xuyên bị mẹ mình nạt nộ, có thể cảm thấy thỏa mãn với những ảo tưởng tình dục về giày và đồ lót của người phụ nữ trẻ đến nhà hắn bán bách khoa toàn thư. Khi gia đình Brudos đều đi vắng, hắn đã có được cô gái cho riêng mình; và đó dường như là cơ hội hoàn hảo để hắn thực sự thực hiện những điều bản thân đã ấp ủ từ lâu. Hắn giết cô gái, cắt bỏ chân cô ấy để giữ trong ngăn đông (dùng cho mục đích chụp ảnh và thử giày), và hắn nhận ra rằng mình không chỉ thích thú với trải nghiệm này mà còn muốn lặp lại nó lần nữa. Trong thế giới ảo tưởng, việc biểu hiện những ham muốn, những khao khát, những nguyện vọng không thể kiềm chế ấy dần trở thành một phần ngang bằng với phần nhân cách tốt; do đó những tên sát nhân thường tồn tại hai phần nhân cách cân bằng nhưng đối lập nhau. Khi cuộc sống bình thường trở nên không còn thú vị nữa hoặc có nhiều thất bại, trở nên đầy thất vọng, thế giới ảo tưởng lại càng trở nên hấp dẫn hơn. Cuối cùng, khía cạnh tàn bạo trở nên mạnh mẽ hơn qua những cơ hội cũng như những quá trình lặp đi lặp lại mộng tưởng tinh thần, và những ảo tưởng không giới hạn đó phát triển thành một thói quen không thể dập tắt. Tuy vậy, Carlisle thừa nhận rằng " quá trình bệnh lý dẫn đến sự phát triển của những thèm muốn ám ảnh (và rất có thể là cơn nghiện) giết người vẫn là một trong những bí ẩn tâm lý phức tạp nhất chưa được giải đáp".


Khi những tên sát nhân trốn thoát khỏi những hành động giết người này, chúng học được cách tốt nhất để đánh lạc hưởng người khác khỏi những bí mật của chúng và tận hưởng việc không phải nhận trách nhiệm về những tội ác đã gây ra. Chúng đặt ra những khuynh hướng giá trị khác nhau cho những hệ thống xã hội tương ứng và nhờ đó có thể nói chuyện một cách thuyết phục về tụ điểm được xã hội chấp nhận đúng sai, nhưng không e ngại về những hành vi đáng lên án của chúng. Cuộc sống bí mật này dần đen tối và lầm lạc hơn, vì những đạo lý bào chữa cho góc khuất này đều là những lời ngụy biện từ chính kẻ sát nhân chứ không phải từ những luân thường đạo lý mà chúng vốn được dạy dỗ để trưởng thành và hòa hợp với mọi người. Chúng có thể cảm thấy thỏa mãn về tội ác của chúng trong khi vẫn lên án những điều tương tự ở người khác, có thể là chỉ trích việc li hôn, lối sống phóng khoáng của giới trẻ, hoặc là tệ nạn mại dâm (như Gacy từng làm). Chúng cũng có thể thực hiện hoạt động ở mức độ cao trong cuộc sống bình thường trong khi tìm kiếm nạn nhân, bởi việc tàn sát giúp chúng đạt được những điều chúng nghĩ là cần thiết cho bản thân.

Carlisle đề xuất rằng khả năng lặp lại việc giết người và phân hóa bản thân xảy ra trong quá trình phát triển từ ba quy trình cơ bản sau:

1. Ảo tưởng – chủ thể tưởng tượng ra những viễn cảnh để tiêu khiển hoặc để tự an ủi bản thân

2. Phân ly – chủ thể tránh những kí ức và cảm xúc khó chịu

3. Chia nhỏ nhân cách – chủ thể chuyển những hình ảnh và ý tưởng khác nhau đến những hệ thống thần kinh chuyên biệt và vạch ra ranh giới giữa chúng.

Mơ mộng quá nhiều, như những đứa trẻ cô đơn, rụt rè hoặc dễ hoảng sợ thường hay làm, có thể đặt nền móng cho con người sau này chúng sẽ trở thành và cách mà chúng hành động. Một số đặc tính hay thay đổi như thái độ thù địch, thách thức, giận dữ và nhu cầu được cảm thấy đặc biệt có thể hình thành và được củng cố trong thế giới tưởng tượng. Cá nhân cũng có thể đạt được sự thảo mãn về tình cảm và tình dục bằng hình ảnh, những cảm giác và hành động – mà chúng biết sẽ không được ủng hộ – được chúng chôn vào những ngăn chứa bí mật để nhấm nháp và củng cố khi chúng một mình. Ảo tưởng cũng xây dựng sự thèm muốn được trải nghiệm thực tế. Có khi những vật chúng tôn sùng như là quần áo lót hoặc búp bê có thể giúp nâng cao trải nghiệm, nhưng đến cuối cùng, ngay cả khi trí tưởng tượng có ảnh hưởng tâm lý để tạo ra một danh tính bí mật thì cũng không đủ để thỏa mãn chúng. Tuy nhiên, sự ham muốn này phải luôn được giữ kín trong hầu hết các trường hợp. Như Ted Bundy đã từng mô tả, lâu đài ảo tưởng cá nhân hoàn toàn tách rời và được kiểm soát để không thể trở thành một phần của nhân cách ngoài xã hội.


Chính những nỗ lực giữ những mộng tưởng riêng biệt đã hình thành nên những ranh giới rõ ràng cho những ảo tưởng ấy. Nhưng khi những mộng tưởng này càng bị đè nén, chúng sẽ càng trở nên mạnh mẽ, đặc biệt đối với nhân cách bình thường của chủ thể có ít sức mạnh hay tính toàn vẹn của bản ngã. Mọi chuyện trở nên dễ dàng để làm cho ảo tưởngbận rộn hơn, và khi chúng trở thành hành động thực, tức là ranh giới đã bị phá vỡ, đó sẽ là cây cầu kết nối giữa tưởng tượng vào cuộc sống thực tế. Trí óc của chúng mới thể hiện bản chất thật sự con người chúng chứ không phải là nhân dạng giả bên ngoài mà mọi người vốn biết. Giờ khi ảo tưởng và hành động đã hợp nhất với nhân dạng, đặc biệt khi việc hiện thực hóa ảo tưởng giúp chúng cảm thấy thỏa mãn và quyền lực hơn; bất kì thái độ ăn năn, chán ghét bản thân hoặc tội lỗi sẽ được đưa vào một ngăn thần kinh và niêm phong lại. Kẻ sát nhân không thể để những cảm xúc cấm kỵ can thiệp vào hành trình lặp lại những trải nghiệm khát máu ấy, để có thể tự mình đạt được những tầm cao mới một cách hoàn hảo và chuyên nghiệp lần nữa. Khi không còn những kiềm chế, cuộc đi săn lại bắt đầu. Khi nhu cầu này có xu hướng trở nên ép buộc tổng thể, như xu hướng leo thang trong hành động (tàn ác hơn, hoặc những biến cố xảy ra thường xuyên hơn), kẻ sát nhân có thể bị nhấn chìm và suy yếu về sinh lý, dẫn đến hậu quả không hoàn trả được, những bất cẩn và sai lầm. Khi đến thời điểm, kẻ sát nhân sẽ kết thúc bằng việc tự giao nộp mình, và những kẻ tự thú rằng chúng bị kiểm soát bởi phần con người muốn tàn sát bên trong chúng. Cho dù thế, những người thân cận nhất với chúng cũng không nhìn thấu được.

Quan sát dưới cách nhìn chính xác

Lionel Dahmer, cha của Jeffrey Dahmer, đã viết một cuốn sách sau khi chứng kiến phiên tòa xét xử con trai ông vào năm 1992 về hành vi giết hại 17 người đàn ông và nhận ra cách thức ông từng lý giải cho những hành vi của Jeff là quá đỗi ngây thơ và bị ảnh hưởng bởi nỗi sợ hãi cá nhân. Ông bị ám ảnh với việc con của 17 người cha khác đã bị hành xử dã man bởi đứa con trai của mình. Đó cũng là lý do mà ông viết một tập hồi kí "Câu chuyện của người cha" để tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, những cố gắng của ông để thấu hiểu thế giới đang bị đóng kín của Jeff về việc giết và ăn thịt người không phải là vấn đề ở đây: những gì chúng ta quan tâm là cách ông đã thất bại trong việc nhìn ra những chứng cứ quá rõ ràng, khi được hồi tưởng lại.

Lionel, người thường xuyên ở trong căn hộ của con trai mình, đã vô cùng kinh ngạc khi cảnh sát tìm ra những bức ảnh Paraloid về các thi thể nam bị phanh thây, bộ phận sinh dục bị ngâm trong dung dịch, một bộ xương hoàn chỉnh treo trong tủ quần áo, những cái đầu trong tủ lạnh, những thùng chứa đầy bộ phận người đang trogn quá trình phân hủy. Ông nhớ lại đã hỏi Jeff về lý do mua tủ lạnh và đã chấp nhận câu trả lời hết sức hợp lý rằng nó sẽ giúp tiết kiệm tiền. Nhưng mục đích thực sự của Jeff là để làm đông lạnh các phần cơ thể của nạn nhân. Liệu có ai sẽ nghi ngờ câu trả lời hợp lý như thế cho việc mua một món đồ vật thông dụng trong nhà. Đó là một phần của vấn đề: kẻ sát nhân thực hiện hành vi phạm tội của chúng theo những hành động mà người bình thường sử dụng nhằm đáp ứng cho mục đích thông thường.

Lionel đã phạm sai lầm rất nhiều lần. Ông thừa nhận đã không sớm nhận biết được việc con trai mình đang lạm dụng thuốc (mặc dù vợ ông đã từng bắt gặp hắn đang say và ngất đi), ông để ý thấy con trai mình thường hay đờ đẫn- kèm theo như thể đang không suy nghĩ, mất tập trung. Lionel thắc mắc liệu con trai ông vốn sinh ra đã như vậy hay hắn đã mất mát hoặc tiếp thu điều gì đó mà lại đưa hắn tới khuynh hướng phạm tội kinh khủng như trên. Khi Lionel biết được sự thật kinh hoàng về con trai mình, ông đã lý giải lại được một số sự việc.

Jeff không hứng thú với phụ nữ và chưa từng hẹn hò, nhưng Lionel lại coi điều đó là biểu hiện của sự xấu hổ, không phải là đồng tính luyến ái. Jeff đổ chất lỏng đầy vào những cái chai trong tủ sau khi đã làm cạn nó, nhưng Lionel không xác nhận điều này như một dấu hiệu của một vấn đề sâu xa. Jeff có một con ma nơ canh giống như thật trong tủ quần áo và Lionel cho phép điều đó và xem một trò đùa mang tính bốc đồng, như cách gọi chai Magnum 357 dưới gầm giường là "khẩu súng lục mục tiêu". Vợ Lionel, mẹ kế Jeff, nghĩ sự hiện diện của nó ám chỉ điều gì đó không bình thường với hắn nhưng Lionel đáp lại sự lo lắng của bà bằng gợi ý lựa chọn công việc cho con trai: nếu điều gì đó không phải, một công việc sẽ làm nó đúng. Lionel đã không biết tại sao, khi nghe chi tiết trong phiên tòa, ông đã không nhận ra Jeff bị ám ảnh với động vật chết, và từng thậm chí cắm đầu một con chó lên một cái que. Jeff đã giấu nấm mồ của con chó cho chắc chắn, nhưng chắc hẳn vẫn phải còn để lại một vài dấu vết: một mùi hương, một cọng lông trên quần áo của anh ta. Dù vậy, ai có thể kết luận đó chỉ là một mùi hương ghê tởm mà một đứa trẻ đang thu thập từ những cái chết cho nghĩa trang riêng của hắn. Hoặc thậm chí nếu họ biết được, liệu ai có thể tin rằng đó là một phần của sự ảo tưởng về tình dục chứ không phải là sự tò mò của một chàng thanh niên mới lớn.

Nhưng từ những dấu hiệu làm cho Lionel để ý đến hành vi của Jeff khi nghĩ về cuộc đời của con trai mình, dường như trước đó ông đã không tìm ra cách để nhận thấy. Ví dụ như khi Jeff sống ở nhà bà nội, bà đã gọi cho Lionel kể về mùi thối kinh khủng và Jeff nói đó xuất phát từ một cái hộp mèo. Khi phải giải trình với cha, Jeff nhanh chóng nói dối rằng hắn thích thực hiện thí nghiệm hóa học trên các bộ phận của con gà mua từ cửa hàng tạp hóa và một con gấu trúc chết hắn tìm thấy trên đường. Lionel tìm kiếm khắp nhà nhưng không thấy thứ gì bất thường trừ chất lỏng gần thùng rác mà ông nghĩ đó chỉ là nước thịt thông thường (Ai có thể tưởng tượng đó là chất dịch sinh học tiết ra từ cơ thể của một nạn nhân bị phanh thây?) "...Tôi cho phép bản thân mình tin tưởng vào Jeff," Lionel ngậm ngùi, "chấp nhận mọi câu trả lời từ nó mặc cho có nhiều sự vô lý đến đâu...Hơn bất cứ điều gì, tôi cho phép bản thân tin tưởng rằng có một giới hạn ở Jeff mà nó sẽ không thể nào vượt qua...Cuộc sống của tôi trở thành một bài tập được thực hiện trong sự trốn tránh và phản đối.

Khi Jeff đã được tại ngoại trong một vụ án về lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên (Lionel tin vào lời nói dối của Jeff rằng hắn không biết chàng trai kia chỉ là một đứa bé và hắn chỉ ngẫu nhiên đụng chạm cậu bé, đó là một tai nạn), hắn ta trở về nhà bà nội mình. Lionel đến để giúp hắn trong phiên tòa xét xử và ông tình cờ tìm thấy một cái hộp vuông bị niêm phong. Ông đã hỏi có cái gì ở trong đó, nhưng Jeff khăng khăng không chịu mở hộp. Họ có một cuộc tranh luận dữ dội và cuối cùng Lionel đã thỏa hiệp, Jeff nói sẽ chỉ cho ông xem vào ngày sau đó. Khi chiếc hộp được mở ra, bên trong chứa những tạp chí đồi trụy. Lionel cảm thấy hài lòng khi nghĩ Jeff chỉ đang xấu hổ mà thôi. Sau này ông đã biết được nếu lúc đó việc ông mở cái hộp đó là việc mà đáng lẽ ra ông cần phải làm, ông sẽ có thể tìm thấy cái đầu của một trong những nạn nhân của Jeff.


Những sự phản đối của ông là có thể hiểu được. Cha mẹ, vợ chồng, và những đối tượng thân thiết khác thường tìm kiếm lời giải thích tốt nhất có thể cho những hành vi mà người họ yêu đã thực hiện. Đó là cách những người họ yêu quý đã không bị phát hiện khi ngoại tình hay ăn trộm tiền trong ví mẹ. Đó là lý do tại sao trẻ con thường không bị đưa đến các nhà tư vấn ngay vào thời điểm có sự khác lạ, bởi vì các bậc phụ huynh hi vọng chính họ sẽ là người giải quyết những sự khác lạ đó bằng cách riêng của mình. Trên thực tế, vào cái ngày Lionel Dahmer nhận ra con trai là một kẻ dối trá, nghiện rượu, thích phô trương, trộm cướp và là một kẻ lạm dụng tình dục trẻ em, ông đã nghĩ: " thậm chí tất cả những hành vi kỳ cục và ghê tởm đó có thể như một giai đoạn và một ngày nào đó sẽ qua đi". Ông so sánh hành vi của mình với việc tạo ra một chiếc buồng cách âm trong đó ông vẽ những tấm rèm cửa, ngăn cho ông khỏi nhìn thấy hay nghe thấy việc con trai ông đã thực hiện. Rất nhiều người có sự gần gũi với nhữngcác kẻ giết người hàng loạt cũng từng có các hành động tương tự vậy. Nhưng chúng ta cũng phải công nhận những kẻ giết người hàng loạt ấy là những kẻ có khả năng che giấu bí mật rất giỏi và hkỹ năng diễn xuất của họ thực sự quá hoàn hảo.

Các chuyên gia tin rằng tất cả những kẻ giết người hàng loạt đều bị thúc đẩy bởi cùng một thứ; một số nói để có được danh tiếng, một số khác tin có thể giảm mức chịu sự kiểm soát của vấn đề nào đó, và một số thậm chí phát biểu những kẻ giết người hàng loạt này không có động cơ gì cả. Nhưng không ai có thể nói rằng Javed Iqbal, kẻ đã giết hàng trăm đứa bé trai vì mục đích trả thù, tiến hành cùng phương thức tâm lý như Melvin Rees, là kẻ thèm khát kinh nghiệm trí tuệ ; Ted Bundy, kẻ muốn sở hữu nạn nhân của mình; Dennis Nilsen, kẻ tìm kiếm các xác chết làm bạn đồng hành; Herbert Mullin, kẻ hi vọng cứu California; hay Jane Toppan , kẻ thèm khát trải nghiệm cảm giác chết. Phải, tất cả các động cơ này đều là về sự kiểm soát, nhưng không, chúng không giống nhau. Đã đến lúc từ bỏ những suy nghĩ quá mức đơn giản về nguyên nhân và động cơ phạm tội.

Thực tế, những nghiên cứu gần đây đã cho thấy hội chứng rối loạn lo âu có liên quan đến lý thuyết về sự phát triển của xu hướng bạo lực, mặc dù không ai tạo ra sự liên kết giữa chúng. Susan Mineka và Richard Zinbarg đã ứng dụng lý thuyết hiện thời vào các thông tin đã có của chứng rối loạn lo âu, tận dụng các tư liệu lịch sử về các vụ án. Kết luận của họ là các dấu hiệu dự báo, các ngữ cảnh, và những sự tổn thương đặc biệt về tính khí phần nào tác động đến các kinh nghiệm đầu đời từ đó ảnh hưởng xuyên suốt cuộc đời, như là phản ứng tạm thời hoặc rối loạn kinh niên.

Khi ý tưởng này được áp dụng vào một người có sự phát triển cuồng loạn về việc giết người vượt qua nỗi e dè, ví dụ ta có thể thấy làm cách nào mà ai đó với tính khí hoặc thường phản ứng nổi nóng và trở nên bạo lực từ việc bị bạo hành, trong khi người anh em của hắn lại không như thế dù cùng trải qua sự bạo hành tương tự nhưng xử lý tình huống một cách khác biệt. Có lẽ anh ta có mối quan hệ tốt hơn với mẹ, hoặc có thể chuyển đổi từ việc không thỏa mãn sang cách đọc sách, chơi thể thao, hoặc anh ta đơn giản không xem việc lạm dụng người khác để thõa mãn cá nhân. Có lẽ anh ta không nhạy cảm hoặc anh ta nghĩ mình xứng đáng bị như thế. Dù vì bất cứ lí do gì, rõ ràng là những người khác nhau trong những tình huống giống nhau có thể phát triển cách phản ứng dài hoặc ngắn hạn khác nhau. Thật vậy, những người tin chắc sẽ trở nên bạo lực hơn người khác có lẽ là những người từ chối bị bạo lực trong khi người khác dễ chịu đựng nó. Nói cách khác, việc Mineka và Zinbarg đã nghiên cứu về chứng rối loạn lo âu, có lẽ giúp chúng ta tìm ra cách để đánh giá khả năng phát triển trở thành một kẻ giết người hàng loạt từ giai đoạn đầu đời của hắn, cách đối phó với vấn đề và tính khí đặc biệt đó, hơn là từ những công thức vốn đã thất bại trong việc giải thích các nhân tố kỳ cục của con người.

Nói tóm lại, những kẻ giết người hàng loạt phát triển từ bên trong các tình huống mang tính cá nhân của họ, và nếu chúng ta hi vọng hiểu điều đó, và thậm chí một ngày nào đó có lẽ xác định được một tên giết người hàng loạt vừa mới định hình, một phương thức phân tích vụ án được thực hiện bao gồm trong đó là cuộc sống thời thơ ấu, tâm lý, ảnh hưởng xã hội, việc thừa kế từ gia đình, trí tưởng tượng, niềm cảm hứng, sự e dè, cơ chế đối phó, và các chiến lược được thực hiện ở các vụ việc tiếp theo của họ. Trong khi họ không phải ai cũng giống nhau, chúng ta có thể tìm hiểu làm thế nào chúng trở nên nguy hiểm để từ đó có cách bảo vệ chúng ta và định hướng lại nguyên nhân khiến cho trẻ em có hành vi chống đối xã hội.



Cre: ver1.tamlyhoctoipham.com

Bình Luận (0)
Comment