Tầm Tần Ký (Dịch Full)

Chương 30 - Chương 30 - Chuyện Tam Tấn Hợp Nhất

Chương 30 - Chuyện tam Tấn hợp nhất
Chương 30 - Chuyện tam Tấn hợp nhất

Sau khi đại thắng Khôi Hồ, Hạng Thiếu Long vẫn còn lưu lại chỗ ấy thêm mười ngày nữa.

Lúc này những kẻ bị thương tích cũng bình phục, sau khi mọi người thương lượng, sợ người Ngụy giở thủ đoạn một lần nữa, không chờ cứu binh của Quan Pha mà tự mình lên đường.

Sau khi bàn bạc xong, Hạng Thiếu Long tìm Bình Nguyên phu nhân.

Bọn gia tướng của mụ đã thay đổi thái độ với gã, cung kính với gã như thần tướng.

Hạng Thiếu Long biết được từ chỗ Nhã phu nhân, từ khi Bình Nguyên quân qua đời, hơn ba ngàn gia tướng thực khách của y không coi trọng Thiếu Nguyên quân, bỏ đi hết chỉ còn lại không quá năm trăm người.

Triệu vương nếu không nghĩ tới mối quan hệ giữa họ và Thiếu Nguyên quân thì đã không dung tha cho Thiếu Nguyên quân, để y trở thành một tên ác bá hoành hành ở Hàm Ðan.

Bọn gia tướng ấy phần lớn là người Triệu, không có thiện cảm mấy với người Ngụy. Lúc ấy phát hiện bọn Bình Nguyên phu nhân sau khi đến Ngụy thì sẽ không trở về Triệu nữa nên lòng người đều thay đổi. Còn Hạng Thiếu Long là chủ soái lý tưởng nhất, vì gã là con rể của nhà họ ô, điều quan trọng hơn gã là một người chính nghĩa có kiếm thuật quỷ khốc thần sầu và đảm lược.

ở thời đại này, chỉ cần là kẻ mạnh thì tất có người đi theo. Mà Hạng Thiếu Long chính là một kẻ mạnh như mặt trời mới mọc.

Thực khách và gia tướng sẽ thể hiện thực lực của bản thân.

Năm xưa Tín Lăng quân có thể đoạt binh phù của Phổ Bỉ để đối phó với người Tần, cũng vì y có mấy ngàn gia tướng. Giờ đây người nhà Bình Nguyên phu nhân thay đổi thái độ, đó chính là chuyện bình thường.

Ðến trại của Bình Nguyên phu nhân, gã gặp Thiếu Nguyên quân, Thiếu Nguyên quân không thèm nhìn mà bỏ đi mất.

Hạng Thiếu Long nhủ thầm, ta không tìm ngươi gây chuyện thì có thể coi như phúc trạch tổ tiên ngươi để lại.

Sau khi đả thương Thiếu Nguyên quân, thù hận của gã đối với Thiếu Nguyên quân cũng nhạt nhiều đi, nhưng gặp thái độ thù nghịch ấy, bất đồ nhớ lại chuyện cũ.

Trong trại, Bình Nguyên phu nhân đang nằm trên chiếu, tay gác lên gối, một dáng vẻ rất khêu gợi khiến cho Hạng Thiếu Long tim đập thình thịch.

Năm mụ sinh Thiếu Nguyên quân Triệu Ðức tuổi không quá mười lăm, cho nên giờ đây con đã lớn như thế mà mụ cũng chỉ chưa quá tuổi ba mươi, mà tuổi ấy là thời hoàng kim của phái nữ.

Mối quan hệ giữa Hạng Thiếu Long và mụ lúc này không giống như mối quan hệ giữa bọn thanh niên trẻ tuổi nữa mà phần nhiều bởi lợi ích thực tế.

Cho nên nhìn thấy dáng vẻ Bình Nguyên phu nhân lúc này, gã nghĩ đến chuyện nam nữ. Nhưng ngược lại gã trở nên đàng hoàng tử tế, ngồi xuống bên cạnh mụ.

Bình Nguyên phu nhân lạnh nhạt nói, „Hạng Thiếu Long, ngươi phải chăng không muốn chờ viện quân mà lập tức lên đường?"

Hạng Thiếu Long ngạc nhiên nói, „Phu nhân đoán được rồi à?"

Bình Nguyên phu nhân liếc mắt đưa tình cùng gã nói, „Không phải đoán mò, mà ta dựa vào tính cách của ngươi mới nghĩ ra được. Bởi vì ngươi không phải là hạng người tự động bỏ đi quyền chủ động của mình."

Hạng Thiếu Long suýt tí nữa không trả lời nổi, cười khổ não nói, „Phu nhân hình như thay đổi thái độ với tichức, không những không phòng bị tichức mà còn đang quyến rũ tichức!"

Bình Nguyên phu nhân cười khúc khích, lườm gã rồi nói, „Trong lòng ngươi toàn ý nghĩ xấu xa! Trông ta chẳng phải quyến rũ ngươi, mà là hy vọng ngươi chân thành nói rõ, cho nên thái độ mới thay đổi, đó là chuyện tự nhiên thôi!"

Hạng Thiếu Long giả vờ kinh ngạc, „Nói vậy, phu nhân trước nay chưa bao giờ chân thành với Hạng mỗ hay sao?"

Bình Nguyên phu nhân thản nhiên trả lời, „Có thể nói như vậy, bởi vì lúc ấy ta chưa biết hết về ngươi, cho đến sau khi ngươi phá được đại quân của Khôi Hồ, ta mới biết ngươi không phải là người dễ bị kẻ khác thao túng, mà ngươi cũng có đầy đủ trí tuệ để làm được điều này."

Hạng Thiếu Long cười khổ sở, „Phu nhân khiến tichức hồ đồ cả rồi, tichức làm sao biết lời phu nhân lúc nào thật lúc nào giả. Ngộ nhỡ phu nhân thay đổi sách lược đối phó với tichức thì sao?"

Bình Nguyên phu nhân không trả lời gã, đột nhiên hỏi, „Ngươi có biết An Ly vì sao phá hoại hôn ước này của hai nước Triệu Ngụy hay không?"

Hạng Thiếu Long lắc đầu.

Bình Nguyên phu nhân trong mắt hiện lên vẻ đau đớn, chậm rãi nói, „Chuyện này phải nói từ mười hai năm trước, đó là ba năm trước khi xảy ra trận chiến Trường Bình, Triệu Thiên mới ba tuổi."

Hạng Thiếu Long rất hiểu rõ về lịch sử thời kỳ này, tiếp lời, „Phải chăng phu nhân nói chuyện Tần Chiêu vương sai Sát nhân vương Bạch Khởi tấn công nước Hàn?"

Bình Nguyên phu nhân cười khẩy, „Sát nhân vương! Hừ, cái ngoại hiệu ấy rất phù hợp với một tên hung đồ hai tay nhuốm đầy máu như y!" rồi mụ thở dài nói tiếp, „Người Tần nếu muốn tấn công sang phía đông thì trước tiên phải diệt cho được tam Tấn, Hàn Triệu Ngụy chúng ta. Trong tình thế ấy, ba đại thần có quyền thế nhất của tam Tấn bí mật đặt ra kế hoạch, là khi còn sống phải hợp nhất tam Tấn trở thành một nước lớn giống như đại Tấn trước kia, chỉ như thế mới có thể đánh bại được người Tần, trở thành thiên hạ chí tôn."

Hạng Thiếu Long giật mình, „Thì ra lại có suy nghĩ như thế."

Bình Nguyên phu nhân chuyển chủ đề, „Ngươi có biết vì sao ta phải lấy Bình Nguyên quân chăng?"

Hạng Thiếu Long nghĩ bụng, „Chắc bà nghĩ Bình Nguyên quân có thể đoạt được vương vị chứ gì?" miệng lại nói, „Ðó phải chăng là một cuộc giao dịch chính trị hay không?"

Bình Nguyên phu nhân buồn bã nói, „Ðại khái có thể nói như thế! Nhưng cũng là một phần của kế hoạch, chính là lợi dụng mối quan hệ hôn nhân giữa các hoàng tộc để kéo gần quân chủ các nước lại với nhau."

Rồi mụ mỉm cười, „Nhưng nguyên nhân chủ yếu là vì ta và Vô Ky đều có hy vọng rất lớn với nước Triệu. Trước trận Trường Bình, người Triệu rất mạnh về quân sự. Nước Triệu là nước đầu tiên không lấy chiến xa làm chủ lực mà chuyển thành bộ binh."

Vô Ky chính là tên của Tín Lăng quân.

Trong thời Xuân Thu, khi đánh nhau quân chủ lực của các nước là chiến xa. Chiến xa là tượng trưng của địa vị và thực lực Ðổi xe thành ngựa là một cuộc cải cách, điều này đã làm thay đổi hình thức chiến tranh.

Nước Triệu đã nhiều năm cọ xát với quân Hung Nô, nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Người Triệu biết được sự lợi hại của kiểu đánh cưỡi ngựa bắn tên theo kiểu dân du mục, điểm lợi lớn nhất của kiểu đánh này là rất linh hoạt, di chuyển rất nhanh, cho nên mới bỏ kiểu đánh lấy chiến xa làm chủ lực.

Bình Nguyên phu nhân buồn rầu nói, „Nhưng trận Trường Bình đã dập tắt ước mơ của chúng ta, nhưng điều đó cũng làm cho chúng ta càng tin rằng chỉ có một phương pháp duy nhất để sinh tồn là hợp nhất tam Tấn. Chỉ có như thế mới có thể tránh được chiến tranh."

Hạng Thiếu Long nói, „Ba vị đại thần đó, nước Ngụy đương nhiên là Tín Lăng quân, nước Triệu là Bình Nguyên quân, nước Hàn là ai?"

Bình Nguyên phu nhân nói, „Ta không muốn nói ra, tóm lại là họ vận dụng sức ảnh hưởng để ba nước đặt ra hôn ước Triệu vương sau này sẽ là người Hàn, còn Tín Lăng quân cưới con gái nước Triệu làm thê, lần này Triệu Thiên gả cho bị quân nước Ngụy, chính là một mắt xích trong kế hoạch ấy."

Hạng Thiếu Long vỡ lẽ ra, vỗ đùi nói, „Hẳn là An Ly vương nghe được tin này sợ ba nước hợp nhất sẽ khiến y mất đi vương vị nên mới không tiếc mọi giá để phá vỡ hôn ước này. Nhưng y vốn là vua của một nước, muốn từ hôn chỉ cần nói một câu là được, tại sao phí nhiều công sức như thế?" rồi lạnh lùng nhìn mụ nói, „Tại sao phu nhân lại muốn phá hoại trinh tiết của Triệu Thiên."

Bình Nguyên phu nhân đỏ mặt nói, „Muốn tính nợ cũ với ta à?"

Rồi mụ thở dài nói tiếp, „Giờ đây tình thế đã thay đổi. Bình Nguyên quân mất sớm khiến cho đại quyền nước Triệu rơi vào con người đầy dã tâm Triệu Mục. Tín Lăng quân bị buộc phải quay về nước Ngụy, đấu tranh cùng tên hôn quân An Ly vương ấy, hôn ước của Triệu Thiên đã mất đi ý nghĩa vốn có."

Sau một lúc trầm tư, mụ ngước mắt lên nhìn Hạng Thiếu Long, „Thực ra chẳng ai giữ uy tín cả, nhưng bề ngoài thì đều làm ra vẻ tốt đẹp. Tên hôn quân An Ly vương đã nhiều lần thất tín, làm sao lại có thể thất tín với người Triệu nữa.

Huống chi y vẫn còn kiêng dè Vô Ky lắm, nào dám công nhiên từ hôn."

Rồi mụ hạ giọng nói, „Ðối phó Triệu Thiên chỉ là chuyện thứ yếu, người y muốn trừ khử là ta. Bởi vì y biết nếu ta và Vô Ky hợp lại thì đó là mối uy hiếp lớn đối với y, bởi ta cũng độc ác và thâm hiểm như Vô Ky vậy."

Không ai hiểu rõ câu cuối cùng của mụ bằng Hạng Thiếu Long, gã nhìn thẳng vào mắt mụ rồi trầm giọng hỏi, „Phu nhân tại sao đột nhiên lại tỏ thật lòng với tichức, nói hết bí mật động trời này ra?"

Bình Nguyên phu nhân đưa chân ra ép vào một bên mông Hạng Thiếu Long, hai má đỏ hồng, dịu dàng nói, „Bởi vì ta tìm thấy được tia hy vọng mới ở ngươi. Trừ phi ngươi mãi mãi không quay về nước Triệu, nếu không thì phải có cuộc đấu tranh sống chết với Triệu Mục. Nếu ngươi có thể trừ khử được Triệu Mục, thậm chí thay thế y thì tam Tấn có thể hợp nhất được!" rồi hạ giọng nói, „Nhưng đây chẳng phải là nguyên nhân quan trọng nhất. Thiếu Long ngươi có muốn nghe nữa không?"

Hạng Thiếu Long đau đầu lắm, chẳng biết mụ ta phải chăng dùng cách khác để đối phó gã. Bởi vì đêm ấy khi nghe cuộc đối thoại giữa hai mẹ con nhà này, ấn tượng độc ác như rắn rết của Bình Nguyên phu nhân đối với gã thật quá sâu đậm. Huống chi mụ thương yêu con như vậy làm sao có thể để cho thù nhân của đứa con mình biết được bí mật ghê gớm của mình.

Hạng Thiếu Long thầm nghĩ, nếu ngươi muốn đùa với ta thì ta nhất định sẽ theo tới cùng, rồi đưa tay đặt lên đùi mụ, nhìn vào đôi mắt của mụ, „Ðương nhiên muốn nghe!"

Bình Nguyên phu nhân hai mắt long lanh, cúi xuống nhìn bàn tay của gã thỏ thẻ nói, „Bởi vì người ta muốn đầu hàng chàng đó, cầu xin chút tình yêu của chàng."

Hạng Thiếu Long nhích tới gần, hai tay ôm lấy Bình Nguyên phu nhân, miệng vồ vập hôn lên môi mụ.

Một tiếng hừ lạnh lùng từ ngoài cửa vang lên.

Hai người hoảng hốt buông nhau ra, nhìn về phía cửa.

Thiếu Nguyên quân giở rèm bước vào, hai mắt trừng trừng.

Họ đồng thời đều nghĩ Thiếu Nguyên quân đã nhìn thấy cảnh cả hai thân mật với nhau, chỉ là y thấy cảnh đó nên lui ra, dùng tiếng hừ lạnh lùng để nhắc nhở nên mới giả vờ chẳng biết gì mà đi vào phía trong.

Trong lòng Hạng Thiếu Long dâng lên niềm khoái trá vì được báo thù, không chờ Thiếu Nguyên quân lên tiếng, vươn vai đứng dậy nói, „Ðêm nay chúng ta sẽ hành quân, xin phu nhân hãy chuẩn bị." Rồi gã không thèm để ý đến Thiếu Nguyên quân mà bước ra ngoài.

Hạng Thiếu Long đã hiểu được rất nhiều điều mà trước kia còn mờ mịt, ví dụ như sở dĩ Ðiền Ðan phái Ngao Ngụy Mâu đến phá hoại cuộc thông hôn giữa Ngụy và Triệu là bởi y không muốn hợp nhất tam Tấn. Ðiều này không những bất lợi với nước Tần mà còn uy hiếp đến nước Tề và các nước khác.

Tam Tấn tuy không cùng họ, nhưng dẫu sao cũng chung chủ cũ, dĩ nhiên gần gũi hơn các nước khác.

Năm ấy Tín Lăng quân cướp hổ phù, đoạt binh quyền là để bảo vệ cho nước Triệu, mong có một ngày tam Tấn có thể hợp nhất, trở thành một quốc gia mạnh nhất.

Nhưng Ðào Phương đã từng nói người Ngụy là kẻ xảo trá nhất, Bình Nguyên phu nhân này đối với mình có lẽ chỉ có ba phần thành ý mà thôi, nhưng đối với Tín Lăng quân mà nói, gã chẳng qua chỉ là một con cờ hữu dụng mà thôi.

Nhưng điều ảnh hưởng đến quyết định của gã chính là tam Tấn không thể nào hợp nhất được, điều này đã ghi rõ ràng trong lịch sử.

Gã có thể thay đổi lịch sử hay sao?

"Binh vệ đại nhân!"

Hạng Thiếu Long giật mình nhìn sang, té ra là hai tên thị tỳ cận thân của Triệu Thiên.

Hai nô tỳ ấy cũng tương đối xinh đẹp, lớn hơn Triệu Thiên một tuổi, khoảng mười bảy, mười tám tuổi.

Hai tên nô tỳ ấy cúi đầu trước mặt gã, nói, „Tam công chúa có lời mời đại nhân."

Hạng Thiếu Long bước đi trước còn tên nô tỳ đi phía sau.

Hạng Thiếu Long quay nhìn lại thì thấy má nàng đỏ ửng, lấy làm lạ hỏi, „Tiểu Ðồng sao e thẹn đến thế?"

Tên nô tỳ Thúy Ðồng thẹn lắm cúi gầm mặt xuống không dám nhìn gã.

Lúc này cả hai đi ngang qua bọn lính canh bước vào phía trong, trong khu vực doanh trại nữ nhân chẳng có một ai.

Hạng Thiếu Long vốn là người phong lưu, nắm tay nàng hỏi, „Trong trại của nàng có người không?"

Tên nữ tỳ Thúy Ðồng vừa lo vừa vui nói, „Ðại nhân, cầu xin người coi chừng người khác biết được."

Bọn tiểu Siêu ở trong vén rèm ra, giật mình khi thấy Hạng Thiếu Long buông tay Thúy Ðồng, lúng túng bước vào trại Triệu Thiên.

Năm ngày ấy Hạng Thiếu Long và Triệu Thiên cả hai người đều tình chàng ý thiếp, thân mật với nhau nhưng cũng không dám vượt qua giới hạn.

Triệu Thiên thấy gã đến, đưa cho gã một bao da dài may bằng tay, nói, „Bao da này người ta đặc biệt may cho mộc kiếm của chàng, Thiên nhi ghét những thứ binh đao, nhưng chỉ có mộc kiếm của Hạng lang là ngoại lệ."

Nói rồi sầm mắt nhìn thanh Phi Hồng kiếm của gã đang đeo ở eo. Hạng Thiếu Long thích thanh Phi Hồng kiếm vì nó nhẹ, cố mang theo bên mình, thấy mỹ nhân nặng tình như thế, kéo nàng vào lòng rồi hôn, „Ngay cả danh kiếm nước Việt mà cũng không muốn nhìn sao?"

Triệu Thiên liếc gã, „Kiếm nước Việt tuy tốt nhưng là vật của Triệu Mục tặng cho chàng, nhìn vật nhớ người, cho nên ta không thích thấy nó."

Hạng Thiếu Long ngạc nhiên nói, „Thì ra nàng không thích Triệu Mục."

"Ta không những hận y, mà còn hận cả phụ vương."

Hạng Thiếu Long dìu nàng ngồi xuống chiếu nói, „Triệu Mục có hành vi vô lễ với nàng ư?"

Triệu Thiên rúc vào người gã, buồn bã nói, „Ta và người Ngụy có hôn ước, y không dám làm càn, nhưng mẹ của Thiên nhi vì y mà chết."

"Cái gì?" Hạng Thiếu Long giật mình, lạc giọng hỏi.

Triệu Thiên nước mắt tuôn rơi, ôm cứng Hạng Thiếu Long nói, „Hạng lang hãy làm chủ cho Thiên nhi, hãy thay Thiên nhi giết tên gian tặc ấy."

Hạng Thiếu Long lau nước mắt cho nàng, dịu dàng nói, „Hãy cho ta biết mẹ nàng đã bị hại như thế nào?"

Gã chưa hề hỏi qua về chuyện trong cung, cũng còn tưởng Triệu vương hậu chính là mẹ của nàng.

Triệu Thiên nước mắt lưng tròng, rầu rĩ nói, „Lúc ấy mẹ ruột của Thiên nhi là Chiêu Nghi được phụ vương sủng ái nhất Một đêm Triệu Mục và phụ vương gọi mẹ vào tẩm cung, hôm sau mẹ đã treo cổ tự vận. Thiên nhi lúc đó chỉ mười tuổi nhưng không thể nào quên được cảnh này, mẹ chết rất khổ!“ rồi nàng khóc òa lên.

Hạng Thiếu Long không ngờ nàng công chúa xinh đẹp không chút tì vết này lại có một tuổi thơ đáng buồn như thế, gã cứ để cho nàng khóc. Gã chỉ ôm lưng nàng, trong lòng thì trào dâng lên một nỗi tức giận không thể nào dập tắt được.

Triệu Mục và Hiếu Thành vương quả là hai tên không bằng loài cầm thú, giở những trò đồi bại trong cung khiến cho không biết bao kẻ chết oan.

Hoàng cung chính là nơi che giấu điều Ô uế, vô luân nhất. Cách duy nhất để thay đổi là tự mình thống nhất thiên hạ, đặt ra pháp độ mới.

Gã nhớ lại lời Nguyên Tông.

Ngày ấy khi bàn luận về tư tưởng của thời đại này với Nguyên Tông, Hạng Thiếu Long có nhắc đến Khổng Tử, Nguyên Tông bĩu môi nói, „ông ta chỉ không chịu đối diện với hiện thực, suốt ngày chỉ biết đến chuyện ngày xưa, chỉ muốn giữ rịt lấy truyền thống, không chịu thay đổi. ông ta lại còn đề xướng cái gọi là lễ nhạc, chỉ khiến cho quân chủ của các nước càng thêm xa xỉ hơn, biến tài sản của cả nước thành của riêng. ông ta chỉ giỏi nói mà không màng đến sụ thật trước mắt, lại không biết đến chuyện hành quân đánh trận, không hề coi người đệ tử làm vườn của ông là Phàn Trì ra gì."

Hạng Thiếu Long đương nhiên không phản bác ý kiến của y, song cũng biết tư tưởng của hai nhà Mặc và Khổng trái ngược nhau lắm.

Mặc Tử không những là một chiến sĩ lừng danh, mà là một thợ mộc bị Khổng Tử khinh thị. Lại còn có điểm phân biệt rất lớn, đó chính là học thuyết của Khổng Tử, ông cố ý duy trì cái truyền thống này, còn Mặc Tử là người theo đuổi một thiết chế xã hội mới.

Chẳng kẻ thống trị nào thích tư tưởng của Mặc Ðịnh.

Hạng Thiếu Long từ miệng Nguyên Tông mới biết được rằng danh từ“Nho" lúc ấy chẳng phải là do đệ tử của Khổng Tử dùng.

Cái gọi là nhà nho, chính là những hạng như Chúc, Tông, Bộc, Sứ được vương thất nuôi dưỡng, sau khi gia chủ suy sụp, lưu lạc đến dân gian, lại có kiến thức về thi, thư, lễ, nhạc, giúp đỡ người ta cúng kính chôn cất, hoặc dạy dỗ học trò để kiếm sống.

Cho đến khi Khổng Tử đưa ra lý tưởng“quân tử Nho", Nho mới được sử dụng riêng cho họ.

Mỗi học thuyết đại diện cho một tư tưởng chính trị. Ðối với Hạng Thiếu Long mà nói tư tưởng của Mặc Ðịnh tương đối hợp với bụng dạ gã. Song đương nhiên không phải gã chấp nhận hoàn toàn.

Triệu Thiên khóc xong, thấy gã im lặng không nói, nén không được liền gọi, „Hạng lang!"

Hạng Thiếu Long nâng mặt nàng, hôn lên má nàng nói, „Ðừng sợ! Sau này ta sẽ bảo vệ cho nàng."

Triệu Thiên rầu rĩ nói, „Ta không muốn quay về nước Triệu nữa."

Hạng Thiếu Long ngẩn người ra nói, „Nàng muốn ở lại nước Ngụy sao?"

"Ðương nhiên không phải, chỉ cần có thể ở bên chàng, ta chẳng sợ khổ gì cả." Triệu Thiên nói rồi nàng khóc rấm rứt, „Giả sử về đến nước Triệu, lại không thành hôn, Triệu Mục nhất định sẽ chẳng tha cho ta, lúc ấy Triệu Thiên đành lấy cái chết để báo đáp Hạng lang thôi."

Hạng Thiếu Long nhíu mày nói, „Y có thể hoành hành ngang ngược như thế sao? Ni phu nhân chẳng phải an toàn dưới bàn tay của y hay sao?"

"Ni phu nhân làm sao giống được! Công công của bà ta là danh tướng Triệu Xa, các tướng lĩnh trong cung đều phục tùng ông, cho nên Triệu Mục có muốn cũng không dám ép buộc bà ta. Nhưng Triệu Thiên hoàn toàn dựa vào phụ vương, phụ vương chẳng bảo vệ cho Thiên nhi, Thiên nhi đành chịu thôi, „ Triệu Thiên nói.

"Có ta đây!" Hạng Thiếu Long an ủi nàng.

Mới biết rằng thì ra Triệu Ni gả cho anh của Triệu Quát, chẳng trách nào Triệu Ni và Triệu Nhã thân mật như vậy.

Triệu Thiên thở dài, „Nếu Thanh chống cự không được, thì cùng đành học cách của mẹ già mà thôi, „ rồi nàng khóc òa lên lần nữa.

Vì Triệu Thiên, vì mối thù của Thư Nhi, khi về đến Triệu quốc, chính là lúc sống chết giữa gã và Triệu Mục. Gã sẽ bất chấp thủ đoạn để tiêu diệt tên gian tặc ấy, dù phải nhờ vào Tín Lăng quân và Bình Nguyên phu nhân gã cũng làm.

Rời chỗ Triệu Thiên, Hạng Thiếu Long quay về soái trại.

Thành Tế và Ô Trác đang chờ gã về bàn con đường đi đến Phong Khâu.

Sau khi cùng Bình Nguyên phu nhân nói chuyện, gã đã hiểu ra nhiều chuyện trước đây mà mình không hiểu.

Nếu gã có thể quay về đến thế kỷ XXI thì gã chắc chắn sẽ là một chuyên gia nghiên cứu lừng danh về sử Chiến Quốc.

sau khi Tam gia phân Tấn, chia thành ba nước Hàn, Triệu, Ngụy, nhưng điều đáng tức cười là cả ba nước này lúc nào cũng hy vọng hợp nhất, vấn đề là do ai làm chủ của nước này.

Phương pháp trực tiếp nhất là xâm lược và chinh phục các nước khác.

Ðầu tiên là nước Ngụy tấn công Hàm Ðan, chiếm giữ hai năm, rồi sau đó bị nước Tề ép buộc phải thối lui.

Nước Tề cũng chẳng phải tốt đẹp gì với người Triệu, chỉ vì nước Tề sợ ba nước kia hợp nhất nên mới hành động như vậy Sau đó nước Ngụy đại bại ở trận Mã Lăng, mười vạn hùng binh tan vỡ trong chốc lát, ngay cả chủ soái là thái tủ Thân và đại tướng Bàng Quyên cũng mất mạng, từ đó không gượng dậy nổi.

Cuộc chiến Mã Lăng của nước Ngụy cũng giống như cuộc chiến Trường Bình của người Triệu đều có ảnh hưởng sâu sác.

Mà các nước khác đều sợ tam Tấn hợp nhất, nên liên tiếp động binh với Ngụy. Tề, Tần, Sở đã nhiều lần đánh Ngụy, nước Ngụy không thể nào dùng võ lực để thống nhất tam Tấn được. Nhưng sự uy hiếp của người Tần ngày càng mạnh.

Vì thế ba đại thần có quyền lực nhất của tam Tấn đã dùng thủ đoạn thông hôn để mong hợp nhất tam Tấn bằng phương thức hòa bình.

Nhưng nước Tề lúc nào cũng giám sát họ, cũng vì thế Ðiền Ðan phái Ngao Ngụy Mâu đến phá hoại cuộc hôn nhân này.

Hiện nay Hạng Thiếu Long có thể khẳng định được Ngao Ngụy Mâu sẽ không tha cho họ.

Ngao Ngụy Mâu không phải là bọn Ô hợp nửa cướp nửa lính như Khôi Hồ mà là một sát thủ chuyên nghiệp, có phần hơi giống với bộ đội đặc chủng của gã trước kia, chuyên môn thâm nhập vào phía quân địch để điều tra, nằm vùng, phá hoại hoặc ám sát, rất khó ứng phó. Cho nên họ phải sớm hội nhau với viện quân, lúc đó họ mới có thể an toàn được

Bình Luận (0)
Comment