Tào Bằng nghe thấy vậy mà trống ngực đập thình thịch.
Trong tam quốc có vô số đám quân tinh nhuệ dương danh đời sau. Chẳng hạn như trước kia Hạ Hầu Lan ở trong Bạch Mã Nghĩa tùng. Chẳng hạn như Tiên Đăng doanh của Viên Thuật, Hãm Trận doanh của Lã Bố, rồi Bạch nhĩ tinh binh của Lưu Bị. Tất cả đều là những đội quân nổi danh đời sau. Còn trong quân Tào thì đội quân nổi tiếng nhất đó là Hổ Báo kỵ.
Kiếp trước, Tào Bằng từng chơi một trò chơi tên là Triệu Vân truyện. Bên trong trò chơi đó khi Hổ Báo kỵ xuất hiện rõ ràng dũng mãnh hơn so với binh lính bình thường. Một binh lính của Hổ Báo kỵ chẳng khác nào một tướng Tào bình thường. Có lẽ trong đó hơi khuếch đại một chút nhưng Hổ Báo kỵ mang tới cho Tào Bằng cảm giác rất mạnh. Một binh lính trong đó nếu lôi ra ngoài thì đủ làm quan một nơi. Vốn hắn tưởng Hổ Báo kỵ chỉ là hư cấu nhưng không ngờ là có thật.
- Tại sao ngươi lại nghĩ Điển thúc phụ sẽ trở thành chủ tướng của Hổ Báo kỵ?
Tào Chân liền nói:
- Điển trung lang vũ dũng tuyệt luân, chỉ riêng võ công đã là nhân tài kiệt xuất dưới trướng chủ công. Ta nghe nói, chủ công quyết định để cho Hạ Hầu Lan và Tào Hưu vào Hổ Báo kỵ. Còn Điển trung lang bây giờ đang là chủ tướng của hai người đó nên chẳng phải sẽ là chủ tướng của Hổ báo kỵ hay sao?
Tào Bằng nghe thấy vậy thì lắc đầu:
- Đại ca! Đệ thấy Điển thúc phụ sẽ không được chưởng quản Hổ Báo kỵ.
- Tại sao?
- Điển thúc phụ không phải là đại tướng tài. Nếu người ở trong Túc vệ còn được nhưng nếu độc lĩnh một cánh quân thì... Tào công không thể nào giao một đội quân tinh nhuệ vào tay y. - Tào Bằng trầm tư một lúc rồi nói tiếp:
- Nếu như nói Hạ Hầu Hành và Tào Hưu vào Hổ Báo kỵ, đệ thấy còn được. Chủ công rất có khả năng sẽ cho một tướng trong dòng họ tới đó. Gần đây, Hổ Báo kỵ được Tào công coi trọng như vậy, nếu giao một đội binh như thế cho người khác chưa chắc Tào công đã yên tâm. Thứ hai, Hạ Hầu Hành và Tào Hưu đều là người thân của Tào công. Đại ca! Nếu huynh muốn vào Hổ Báo kỵ thì có lẽ không khó. Chỉ cần để ý thời gian này, Tào công triệu kiến vị tướng nào trong họ là có thể được. Còn về phần Điển thúc phụ, ta thấy huynh không nên để ý. Mười phần, người sẽ ở lại quân Hổ Bôn.
Tào Chân nghe thấy vậy thì đồng ý.
- A Phúc nói rất đúng. Sau này ta sẽ để ý chuyện này hơn.
Trong lúc hai người nói chuyện, vô tình đã tới ngoài phủ của Hứa chử. Chỉ thấy cánh cửa của Hứa phủ đã mở, Hứa Nghi đang chuẩn bị ra ngoài....
Năm Kiến An thứ hai, từ tháng giêng tới tháng bảy đã xảy ra rất nhiều chuyện.
Vào tháng năm, Viên Thuật phái sứ giả tới Hạ Bì báo việc xưng đế, đồng thời cũng muốn Lã Bố thực hiện lời hứa, gả con gái tới Thọ Xuân. Thấy vậy Trần Đăng liền đứng ra ngăn cản mà nói với Lã Bố:
- Tào Tháo phụng mệnh thiên tử, phụ tá triều chính, đó là vĩ nghĩa chung. Nếu kết thân với Viên Thuật thì nhất định sẽ rơi vào cảnh bất nghĩa. Đến lúc đó, ngài chiếm Từ Châu lại càng không có được danh chính ngôn thuận.
Lã Bố chấp nhận liền gọi con gái về đồng thời chém đầu sứ giả của Viên Thuật sau đó tới Hứa Đô.
Sau đó, Tào Tháo phong Lã Bố làm Tả tướng quân để an ủi. Viên Thuật biết được liền phái đại tướng quân Trương huân dẫn mấy vạn quân tới Hạ Bì. Lúc này trong tay Lã Bố chỉ có ba nghìn tinh binh, bốn trăm quân kỵ. Tất nhiên trong số ba nghìn tinh binh đó phần lớn là những người thân cận của Lã Bố, trong đó có cả quân Phi Hùng và Hãm Trận doanh. Bọn họ đều trải qua trăm trận chiến, đều là binh lính tinh nhuệ.
Nhưng cho dù thế nào thì ba nghìn đối với ba vạn quá mức nguy hiểm.
Vì vậy mà Lã Bố nghe theo kế của Trần Khuê, ly gián đám người Dương Phụng rồi giáp công Trương Huân.
Mấy vạn quân của Trương Huân gần như tổn thất toàn bộ. Lã Bố và Dương Phụng liên thủ theo hai đường thủy bộ đánh tới tận Chung Ly, cách Thọ Xuân chỉ có khoảng hai trăm dặm.
Ơ đây, Viên Thuật cho năm nghìn quân canh chừng, đồng thời giám sát Hoài Nam.
Tới tận đây, Lã Bố mới thôi truy kích, trở về Hạ Bì. Sau đó, y phái con của Trần Khuê là Trần Đăng cùng với Ngụy Tục tới Hứa Đô đều cầu lấy chức châu mục. Trải qua trận chiến này sự bệ vệ của Viên Thuật giảm mạnh.
Trong tháng sáu, Tào Tháo phái Nghị Lang Vương Phủ mang theo chiếu thư tới gặp Tôn Sách phong làm Đô úy, tước Ô Trình hầu nhậm chức Thái Thú Cối Kê.
Đồng thời, y muốn cầu Tôn Sách, Lã Bố cùng với thái thú Ngô quận là Trần Vũ liên thủ tấn công Viên Thuật.
Tôn Sách vẫn chưa đồng ý ngay mà quay sang Vương Phủ đòi phong chức. Vương phủ phong Tôn Sách làm Minh Hán tướng quân, tới lúc này Tôn Sách mới chịu xuất quân.
Sau đó Tôn Sách xuất binh tới Tiền Đường, thái thú Ngô quận là Trần Vũ liền sau Đô úy Vạn Diễn cầm ấn tín và ân tới trao tặng Đan Dương, Tuyên Thành và huyện Chư cùng với đám người Nghiêm Bạch Hổ để cho chúng làm nội ứng, rồi nhân thời cơ mà đánh chiếm lãnh địa của Tôn Sách.
Sau khi Tôn Sách phát giác lập tức sau bộ tướng Lữ Phạm tấn công Trần Vũ khiến cho Trần Vũ đại bại bỏ mạng ở Ký châu.
Còn Tôn Sách nhân cơ hội chiếm lấy Ngô quân và thu được hơn bốn ngàn binh mã khiến cho thế lực tăng vọt. Nhất thời ở Giang Đông nổi danh là Tiểu bá vương.
Trong tháng bảy, Tào Tháo ở Hứa Đô tiếp kiến Trần Đăng. Y cũng không đồng ý cho Lã Bố làm Từ Châu mục ngay mà lại phong Trần Đăng làm thái thú Quảng Lăng.
Sau khi tiếp Trần Đăng, Tào Tháo lập tức triệu tập quần thần, thương nghị chuyện thảo phạt Viên Thuật. Sau một năm nghỉ ngơi, Hứa đô đã được một mùa thu hoạch lớn. Tào Tháo cũng không phải lo lắng vì vấn đề lương thực, lại thêm binh mã đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, Lưu Biểu và Trương Tú cũng ngoan ngoãn.
Có điều trước khi thảo nghịch, Tào Tháo còn phải cẩn thận trù tính một chút.
Điển Vi và Hứa Chử một tả một hữu coi như là hai môn thần.
Một người nắm đại phủ còn một người cầm trường đao, chẳng khác gì hai pho tượng đá gác cổng.
Ở bên ngoài có vũ sĩ chịu trách nhiệm tuần tra.
Bên trong thì có Hổ Bôn, ngoài có Hổ Vệ, cả hai đội quân nhìn chung rất hài hòa với nhau.h
Sau khi nhốt trong đại đao ba ngày, Tào Tháo liền thả Điển Vi và Hứa Chử ra.
Bởi vì cả hai người ở trong đại lao biểu hiện rất tốt, ngày nào cũng uống rượu nói chuyện phiếm, dường như hồi phục lại mối quan hệ thân mật ngày xưa.
Tào Tháo nhốt hai người vào trong đại lao thật ra hy vọng cho dù hai người cạnh tranh với nhau nhưng vẫn giữ được sự hợp tác.s
Cái này là phương pháp thử thách của kẻ bề trên. Có điều đối với Tào Tháo mà nói thì dường như cũng không khó lắm. Sau khi Điển Vi và Hứa chử được thả ra thì vẫn đảm nhiệm chức vụ của mình. Điển Vi là Hổ Bôn trung lang tướng được Thiên Cô đao, cho phép mang đao lên chầu. Hứa Chử là Hiệu Úy, thống lĩnh quân Hổ Vệ.
Có điều hay đội quân trong thời gian cả hai ngồi nhà lao đều có một sự thay đổi.v
Đầu tiên phó xạ và bệ trưởng của quân Hổ Bôn là Hạ Hầu Hành và Tào Hưu bị điều đi. Đồng thời, quân lễ của Hổ Vệ là Hứa Định được điều tới quân Hổ Bôn làm bệ trưởng. Còn quân lễ của quân Hổ Vệ thì do Tào Hưng đảm nhiệm. Tào Hưng là cháu họ của Tào Tháo, có quan hệ với Điển vi. Trước đây Tào Hưng vẫn làm việc dưới trướng Tào Nhân, lần này Tào Hưng được điều tới đây nghe nói là do Tào Nhân tiến cử.
Kể từ đó, quân Hổ Bôn và quân Hổ Vệ không thể tạo thành sự riêng rẽ như trước.
Dưới trướng Điển Vi có Hứa Định tiết chế còn trong quân Hứa Chử có một cái đinh của Tào Tháo. Như vậy là từ chuyện đệ tử trong họ Hứa chiếm đa ố biến thành Hổ Bôn và người họ hứa khống chế lễn nhau. Tào Hưng vào quân Hổ Vệ dẫn theo ba tăm tinh binh của Hổ Bôn.
Chỉ có một điểm duy nhất đó là bên hông Điển Vi có một thanh đoản đao. Chuôi của thanh đoản đao đó được một khảm một viên bảo thạch đỏ như máu. Hứa chử luôn nhìn thanh bảo đao đó không chớp mắt. Mặc dù cố gắng kiềm chế nhưng vẫn không thể nào kiềm chế nổi. Điển Vi cũng như vô tình kéo thanh đoản đao sang một bên để cho Hứa Chử được ngắm một cách thoải mái. Đồng thời y còn đứng thẳng người lên khiến cho Hứa Chử càng thêm tức giận...
Hứa Chử chỉ biết nuốt nước bọt, cụp mắt lại. Y biết Điển Vi đang trêu mình. Mặc dù quan hệ của hai người trở lại nhưng có nghĩa là họ hết cạnh tranh.
"Chó ngáp phải ruồi. Nếu ngươi không có nhà a Phúc giúp thì làm sao xứng với Thiên Cô đao?" truyện được lấy tại truyenggg.com
Đối với ba mươi sáu thanh Thiên Cương đao của Tào Tháo thì hiện giờ thanh thứ nhất đã có tin tức. Hơn nữa, Thiên Cô tinh của Điển Vi là thanh đao duy nhất trong số ba mươi sáu thanh đao có chủ. Không chỉ có Hứa Chử phải ghen tị mà rất nhiều tướng lãnh trong quân Tào cũng vậy.
Nhưng vẫn còn ba mươi lăm thanh đao nên cũng không có gì phải nôn nóng.