Rất đơn giản, đó là thâu tóm tư binh của bọn họ.
Tình hình sĩ tộc ở khu vực Kinh Sở có phần khác so với sĩ tộc Giang Đông.
Điều này chủ yếu tập trung trong chính sách của Lưu Biểu. Lưu Biểu văn trị Kinh Châu nên xung đột ở khu vực Kinh Tương khá hòa dịu. Đồng thời do Lưu Biểu buông lỏng thế tộc Kinh Tương nên rất nhiều người nuôi dưỡng tư binh một cách lộ liễu trong nhà, phòng tai họa sau này. Văn Sính chỉ nuôi hai nghìn tư binh, nói thực cũng không quá đáng. Như đám người Thái Mạo, gần như coi toàn bộ thủy sư Kinh Châu là tài sản riêng của mình, Lưu Biểu cũng không hề truy cứu.
Mà giờ Văn Sính lại đồng ý giao tư binh ra. <!--Ambient video inpage desktop-->
Cho dù số người không nhiều nhưng đã chứng tỏ thái độ của y.
Quan trọng nhất là Văn Sính muốn dưỡng tử của y dốc sức dưới trướng Tào Bằng, càng chứng tỏ thành ý của y. Cũng có người nói, chỉ là dưỡng tử thôi, có đáng gì đâu? Sao Văn Sính không giao con ruột của mình ra? Thực tế, Văn Sính không có con trai, trong nhà thê thiếp thành đàn nhưng chỉ sinh được bốn ái nữ. Văn Vũ này là do trước đây y nhận làm con thừa tự dưới danh nghĩa của huynh trưởng.
Vốn trong lịch sử Văn Sính mắc bệnh qua đời và cũng không có con trai.
Người kế thừa tước vị của y cũng chính là tên Văn Vũ sắp phục vụ dưới trướng Tào Bằng này.
Đã có sự bảo đảm của Văn Sính, Tào Bằng cũng yên lòng. Đợi Lục Mạo trở về, hành lý chuẩn bị xong xuôi, Tào Bằng sẽ để Lục Mạo và Khấu Phong dẫn tám trăm nha binh ra khỏi thành tới tụ họp với Bàng Đức. Sau đó hắn sẽ cùng Văn Sính đi gặp huynh đệ Khoái Việt, Khoái Lương, sau khi thông báo cho hai người biết tình hình, bảo hai người cứ yên tâm. Đồng thời hắn nói với Khoái Việt nếu có việc gì hãy phái người đến quân doanh tìm hắn.
Khi tất cả mọi việc được thu xếp ổn thỏa, Tào Bằng cùng với Văn Sính đi tới đại doanh Tào quân cách phía bắc thành hai mươi dặm.
Sau vài câu khách sáo với Văn Sính, Văn Sính đã xin cáo từ.
Tào Bằng vẫn dẫn Văn Sính đến bên ngoài nha môn, sau khi thấy y đi rồi mới quay người hỏi:
- Tuấn Nghệ, Lệnh Minh, rốt cuộc sao lại tới đây?
- Mời Công tử đi theo ta.
Bàng Đức, Trương Cáp và Cao Lãm nhìn nhau rồi nghiêng người cùng mời.
Ba người dẫn Tào Bằng đi thẳng tới đại doanh của hậu quân, dừng bước ngoài một cái trướng nhỏ, Trương Cáp khẽ nói:
- Công tử, mời vào trong trướng nói chuyện.
- Các ngươi...
Tào Bằng nhận thấy, Bàng Đức, Trương Cáp và Cao Lãm dường như không có ý định vào trong, khiến hắn càng thấy kỳ lạ.
Điều này chứng tỏ, trong trướng còn có người. Mà địa vị của người này chắc chắn cao hơn đám Bàng Đức. Là ai đây?
Tào Bằng nhíu mày, lập tức vén màn trướng lên bước vào.
Giả độc xà?
Trong chiếc trướng nhỏ, trên hai cây cột lớn có cắm cây đèn cầy to bằng cánh tay.
Giữa lều có một người đang ngồi ngay ngắn trên trường án, tay cầm cuốn “ba mươi sáu kế” say sưa đọc. Nhìn thấy Tào Bằng bước vào, lão ngẩng đầu lên khẽ mỉm cười:
- Hữu học, mau ngồi đi.
- Giả tiên sinh, sao người lại…
Tào Bằng nhìn cái đã nhận ra, người đó chính là Giả Hủ nên càng thấy khó hiểu.
Giả Hủ đứng dậy, tiến lên kéo tay Tào Bằng bảo hắn ngồi xuống, sau đó lệnh cho một gã tiểu giáo đưa nước tương mật đến, cười ha hả nói:
- Hữu Học lần này tới Tương Dương, có thể nói là rất vất vả và lập công lao lớn. Kinh Châu có thể dâng hàng thư lên Thuận Biểu một cách thuận lợi như thế, hoàn toàn là dựa vào công của Hữu Học.
- Giả tiên sinh, ngươi đừng nói với ta những lời mơ hồ, hư ảo này nữa.
Ngươi xuất hiện ở đây… khiến ta nghĩ chắc chắn do Thừa tướng ủy thác tới… nhiệm vụ của ngươi… chẳng lẽ là tên đại nhĩ tặc đó của Phàn Thành.
Tào Bằng cũng đã có một năm hợp tác với Giả Hủ nên mối quan hệ giữa hai người đã vô cùng quen thuộc.
So với lúc trước hai bên tính toán phá đám nhau, nhưng hiện giờ hai người dù còn tranh cãi nhưng nhiều lúc có ý trêu đùa nhiều hơn. Tào Bằng nói chuyện với Giả Hủ cũng rất tùy tiện, không hề lo lắng gì. Nếu đổi lại là một người khác, Tào Bằng chắc chắn sẽ không thẳng thắn như vậy. Giả Hủ nghe thế bật cười ha hả, liên tục gật đầu. Trong đôi mắt ti hí đó lóe lên tia sáng, tỏ vẻ tán thưởng.
- Ta biết không thể gạt được ngươi mà!
Giả Hủ hít sâu một hơi, trầm giọng nói:
- Không giấu ngươi, đúng là Thừa tướng sai ta tới đây.
Tên Lưu Huyền Đức tâm cơ thâm sâu, thủ đoạn cao minh. Dù Hữu Nhược chết trận dưới thành Vũ Âm nhưng bên cạnh còn có người hỗ trợ, không thể khinh thường được. Thừa tướng không muốn Lưu Huyền Đức lại bỏ trốn lần nữa, vì thế lệnh cho ta tới đây để hỗ trợ ngươi, diệt trừ Lưu Bị, loại bỏ hiểm họa từ bên trong.
Ta lần này là bí mật đến đây, không mong bất cứ người nào biết được.
Thừa tướng đã rời khỏi Hứa Đô, ít ngày nữa sẽ tới Nam Dương... Thừa tướng lo ngại, một khi Lưu Bị thấy tình thế không ổn, tất sẽ chạy trốn và gây hậu hoạn.
Tào Bằng nghe vậy, hít sâu một hơi và gật đầu tỏ ý tán thành.
- Ta cũng cho là như thế.
Đại nhĩ tặc hôm qua đã lệnh cho Lã Cát công chiếm Lưu Khâu, ta nghĩ y có ý ve sầu lột xác. Trong lúc đang suy xét thì y đã chạy trốn đi đâu mất, không ngờ tiên sinh tới. Như thế này thật đúng lúc, trước tiên ta sẽ nói rõ tình hình ở đây cho tiên sinh đã, vẫn mong tiên sinh có thể giải thích nghi hoặc cho ta… Ngoài ra, đám Tuấn Nghệ vì sao lại tới đây?
- Hai bọn chúng tới đây cũng là để phối hợp với ngươi cùng hành động.
Bọn chúng lập tức sẽ rời khỏi đây để tới vùng Bạch Thủy, tiếp nhận việc cai quản binh mã của Tử Đan, còn Tử Đan sẽ quay về Tân Dã, chờ Nguyên Nhượng sai phái…
Đám Tuấn Nghệ đều rất thiện chiến, có bọn chúng tương trợ, nhất định có thể giúp ngươi một tay.
Tào Bằng nghe những lời này lập tức phản ứng lại.
Chỉ sợ Tào quân ở Bạch Thủy đã tăng binh rồi thôi…
Hai người Trương Cáp và Cao Lãm không những võ nghệ siêu quần mà còn rất giỏi mưu lược. Không phải nói Tào Chân không giỏi, mà là so với hai tên này, Tào Chân không khỏi vẫn còn non kém hơn một chút. Nghĩ tới đây, Tào Bằng cũng đã bình tĩnh lại, uống một ngụm tương mật rồi bắt đầu thuật lại tình hình ở Tương Dương cho Giả Hủ.
Ngay lúc Hổ Báo kỵ tới Tương Dương, ở tận Lưu Khâu cách phía đông thành hai mươi dặm, Lã Cát và Vương Uy đã có một trận chiến đấu thảm liệt.
Hai bên ác chiến khoảng một canh giờ, cuối cùng Lã Cát thua chạy khỏi Lưu Khâu, rút quân ba mươi dặm mới cho hạ trại đóng quân.
Vương Uy thừa cơ tiến vào chiếm giữ Lưu Khâu, nghỉ ngơi và hồi phục binh mã. Đồng thời sai người thông báo cho Tương Dương, báo tin thắng trận cho Thái phu nhân và Lưu Tông. Thái phu nhân biết Lã Cát bỏ chạy đã vui mừng khôn xiết, lập tức lệnh cho người tới Lưu Khâu khao thưởng tam quân, cùng lúc đó bày tiệc rượu, mở tiệc chiêu đãi các chức sắc và nhân vật nổi tiếng trong thành Tương Dương. Tào Bằng cũng nhận được lệnh tới tiệc dự tiệc, mắt thấy tiệc rượu ồn áo náo nhiệt, nhưng hắn lại hơi nhíu mày, cảm thấy có gì đó bất an.
Tiệc rượu bắt đầu sau khi trời vào đêm, kéo dài một canh giờ vẫn chưa kết thúc.
Thái Mạo, Trương Doãnuống say như chết. Tào Bằng ngồi bên cạnh âm thầm quan sát đám đông trong bữa tiệc. Hắn uống nhiều rượu nhưng đầu óc lại cực kỳ tỉnh táo. Thỉnh thoảng nói chuyện dăm ba câu với Văn Sính ngồi bên, nhưng hầu hết thời gian hắn đều chỉ mỉm cười không nói.
Rượu quá ba tuần, đồ ăn quá ngũ vị.
Tiếng đàn sáo vang lên, trống nhạc cùng cất vang.
Các cô nương bắt đầu nhẹ nhàng ca múa, thỉnh thoảng nhận được những tràng vỗ tay tán thưởng không dứt.
Các nàng đều có vóc dáng thướt tha, vô cùng quyến rũ. Chỉ đáng tiếc, Tào Bằng tái sinh đã mười một năm nhưng trước sau đều xem không hiểu những điệu múa của cổ nhân. Dù múa có đẹp đi nữa, hắn cũng không hứng thú. Trái lại hắn càng hào hứng hơn khi trò chuyện với Văn Sính, nói một số chuyện hành quân bố trận.
Tào Bằng hiện giờ đã là một danh tướng.
Thêm vào đó là khắc bản “ba mươi sáu kế” khiến hắn âm thầm trở thành bậc thầy binh pháp.
Tuy rằng “ba mươi sáu kế” hiện chủ yếu được lưu truyền ở ba vùng là Hứa Đô, Trường An và Sư Dương, nhưng điều này không gây trở ngại gì, Văn Sính đã có vinh dự đọc qua.
Sau khi Tào Bằng tới Tương Dương liền tặng cho Văn Sính cuốn “Ba mươi sáu kế”.
Vì thế, hai người có rất nhiều ngôn ngữ chung, đàm luận về ba mươi sáu kế càng hăng hái và hứng thú hơn.