Thành Tiên - Mễ Hoa

Chương 8

Ta cứ thế vui đến quên cả lối về, uống hết ly này đến ly khác, cùng chúng say sưa suốt một năm, bỗng một ngày tỉnh lại mới nhớ đến Văn Cảnh.

Sau đó ta vội vàng xuống núi tìm cậu bé.

Đến làng mới biết, Văn Cảnh đã nghỉ học ở trường tư thục được một thời gian rồi.

Giống như lần đầu ta gặp cậu bé, cậu bé bị ốm.

Bệnh tình có vẻ khá nặng, người gầy đi một vòng, sắc mặt trắng bệch, mắt thâm quầng, tiều tụy vô hồn.

Ta giật mình, nhưng khi nhìn thấy ta, cậu bé lại mỉm cười.

Cười xong, cậu bé lại gục đầu vào đầu gối ta mà khóc.

Nước mắt cậu bé thấm ướt vạt áo ta, nghẹn ngào: "Tỷ tỷ, ta tìm tỷ khắp nơi mà không thấy.”

"Ta rất sợ, sợ tỷ không quay về nữa, lại sợ tỷ gặp chuyện chẳng lành, không thể trở về được.”

"Tỷ tỷ, tỷ thật nhẫn tâm, đến một lá thư cũng không gửi cho ta, ta thật sự rất sợ."

Ta mới là người sợ c.h.ế.t khiếp, vì ân tình của ông nội cậu bé, ta mới đến bên cạnh nó, nếu cậu bé vì ta mà bệnh chết, chẳng phải ta lại tạo thêm một tội nghiệt nữa hay sao.

Thấy cậu bé như vậy, ta áy náy trong lòng, bèn hứa với nó: "Tỷ tỷ sai rồi, sau này sẽ không bao giờ bỏ đi như vậy nữa, tỷ hứa!"

Ta dỗ dành cậu bé hồi lâu, cậu bé mới chịu ngẩng đầu lên nhìn ta, đôi mắt vẫn còn đỏ hoe.

Đôi mắt thiếu niên như nhuốm một tầng son phấn, màu đỏ long lanh đan xen với con ngươi đen láy, nhìn mà đau lòng.

"Tỷ tỷ, sau này dù tỷ có đi đâu, cũng dẫn ta theo được không, nếu tỷ không ở đây, ta sống không nổi."

Văn Cảnh nói rất nghiêm túc, nhưng lúc đó ta chỉ cho rằng cậu bé trẻ con, nên không để tâm.

Cho đến sau này, cậu bé vì ta mà g.i.ế.c người, ta mới giật mình nhận ra, đứa trẻ yếu đuối trong ký ức kia, đã sớm rời xa ta rồi.

*Từ đây chuyển từ cậu bé thành hắn

Mười sáu tuổi, Văn Cảnh thi đậu đầu kỳ thi viện, một lần nữa nổi danh, trở thành tú tài nổi tiếng khắp vùng.

Lúc bấy giờ hắn đã là lẫm sinh (dùng trong đời nhà Minh, nhà Thanh, Trung Quốc, chỉ những người được hưởng học bổng lộc của các châu, huyện hoặc phủ), mỗi tháng nhận được chín trăm năm mươi văn tiền trợ cấp của phủ nha.

Khi rảnh rỗi ta vẫn thường vào núi hái thuốc.

Văn Cảnh rảnh rỗi cũng cùng ta vào núi hái thuốc.

Hắn không cần phải đến chỗ Trình cử nhân nghe giảng nữa, chỉ cần ở nhà đọc sách, chuẩn bị cho kỳ thi hội ba năm sau ở kinh thành.

Ta ở nhà giã thuốc, hắn ở trong phòng đọc sách.

Một lát sau lại ra giúp ta giã thuốc, hoặc là bổ củi gánh nước.

Văn Cảnh giờ đã cao hơn ta rồi, y phục chỉnh tề, trông đã ra dáng một chàng trai tuấn tú, tựa như ngọc thụ.

Tuy nhìn có vẻ yếu đuối như những người đọc sách khác, nhưng thực ra sức lực rất lớn, một nhát búa đã có thể chẻ đôi khúc củi.

Lúc học ở trường tư thục, hắn lại còn học được cả kiếm thuật.

Tay hắn quen cầm bút, vậy mà lòng bàn tay lại có một lớp chai.

Tú tài mười sáu tuổi, ở nhà không chỉ bổ củi gánh nước, mỗi ngày còn bận rộn giặt giũ.

Chuyện giặt giũ này hoàn toàn là do hắn tự nhận lấy.

Trước khi hắn mười hai tuổi, y phục trong nhà đều do ta giặt.

Bỗng một buổi sáng nọ, hắn nắm chặt chiếc khố vừa thay ra, mặt đỏ bừng, nhất quyết không đưa cho ta.

Ta đang nghi ngờ không biết hắn có bị bệnh không, thì hắn liền cầm hết chỗ y phục trên tay ta, nói rằng tỷ tỷ suốt ngày vất vả, từ nay y phục trong nhà cứ để hắn giặt.

Trong mắt ta, giặt y phục cũng giống như bổ củi, đều là việc nhà, ai làm cũng được.

Ta chưa từng cảm thấy có gì không ổn, cũng giống như việc Văn Cảnh đã mười sáu tuổi rồi, lúc tắm ta vẫn cứ thản nhiên đi vào, lấy bàn chải lớn chà lưng cho hắn.

Hắn không còn là đứa trẻ tám tuổi hay xấu hổ nữa rồi.

Trước mặt ta, hắn vẫn mặc một chiếc khố, phải ngồi xuống thì ta mới có thể múc nước dội lên vai và lưng hắn được.

Hắn chẳng còn ngại ngùng nữa, mỗi lần đều bình thản trò chuyện với ta.

"Tỷ tỷ, cái bàn chải lớn này tỷ mua ở đâu vậy?"

"Mua ở chợ trong trấn đó."

"Thực ra cái này dùng để chải lông ngựa, ta thấy ở phủ của thầy rồi, người làm dùng nó để tắm rửa cho ngựa."

"A? Thật sao? Bảo sao dùng bao nhiêu năm rồi mà vẫn còn chắc chắn thế."

"Tỷ tỷ, thật ra chà nó lên người rất đau, rát lắm."

"Sao đệ không nói sớm? Đã chà bao nhiêu năm rồi."

"Không sao, đệ chịu được."

"Hahaha, tiểu Văn Cảnh, chẳng lẽ đệ là đồ ngốc sao?"

Ta nhịn không được mà cười hắn, đồng thời buông bàn chải trong tay xuống, không chà mạnh nữa.

Hắn đột nhiên xoay người lại, ngẩng đầu nhìn ta, nửa người trên trần trụi, ướt đẫm nước.

Thiếu niên với đôi mắt linh động, trông thật ngoan ngoãn, hắn cong khóe môi, cười với ta, ánh mắt đen láy, vẻ mặt nghiêm túc: "Tỷ tỷ, ta không còn nhỏ nữa, Lý Nguyên Bảo bằng tuổi ta, sắp lấy vợ rồi."

"Còn nữa, ta không phải đồ ngốc, vì là tỷ, nên dù có đau đến mấy ta cũng chịu được."
Bình Luận (0)
Comment