Thanh Cung Mười Ba Triều

Chương 13


Cô gái út trẻ đẹp thấy cha vội đứng dậy bỏ mặc hai cô chị, nhảy tót lên lưng ngựa phóng về phía người cha. Đằng sau, hai cô chị thấy em đã đi xa cũng nhảy lên ngựa chạy đuổi.
Người cha của ba cô tên gọi là Cán Mộc Nhĩ: ông thấy con gái chạy tới đón mình, bèn dừng ngựa lại đợi. Vốn cưng cô gái út nên khi cô gái vừa chạy tới trước mặt thì ông giơ tay ra nắm lấy tay con rồi kéo sang ngựa mình. Hai cha con cùng ngồi trên yên, vừa đi vừa nói chuyện.
Đoàn người ngựa đi được một lúc thì đã thấy mấy dãy nhà san sát nằm gọn trong lòng một vùng sơn ao rộng rãi đằng xa. Mấy dãy nhà này có chừng năm, sáu chục gian, bên ngoài bao quanh bởi một bức tường đá thấp lè tè. Ông Cán Mộc Nhĩ quay đầu lại, nói với những người đồng bạn:
- Bọn ta mau về tới nhà để…
Câu nói còn chưa xong, bỗng mọi người nghe tiếng "vút, vút vút", vang dội trên đầu. Sau đó, ba mũi tên rơi phịch xuống đất trước đoàn người. Ông Cán Mộc Nhĩ thấy vậy mặt bỗng biến sắc, chỉ thốt ra được một tiếng "á", tức thì râu ria dựng ngược cả lên, đôi con ngươi như muốn nhảy ra ngoài tròng, ông giận dữ, lẩm bẩm nói một mình:

- Bọn chúng lại đã tới rồi!
Nói xong ông quay đầu lại phía sau hô lớn:
- Các anh em! Bọn ta lại có dịp đấm đá một phen đây!
Bọn đại hán theo sau, nghe ông báo động, đều quát rầm lên một tiếng rồi cầm binh khí lăm lăm trong tay, phóng ngựa như bay về phía sơn ao, bụi tung lên mù tròi, thành một vệt dài trên con đường đất gồ ghề. Ba chị em nhà họ Cán cũng phóng ngựa đuổi theo sau. Cô út vừa chạy vừa quay đầu nhìn về phía đỉnh núi Bố Khố Lý. Nàng thấy một chàng trai cao lớn cười ngựa đứng đấy từ lúc nào, đang nhe răng cười khanh khách, tỏ vẻ đắc ý.
Một vùng sơn ao cô tịch hoang vắng bỗng trở thành ồn ào náo nhiệt. Trong nhà Cán Mộc Nhĩ, tiếng người kêu la ầm ỹ. Người con trai cả của ông tên gọi Nặc Nhân A Lát vội leo lên nóc nhà; thổi tù và inh ỏi để báo động.
Dân làng nghe tiếng tù vả biết có chuyện ẩu đả, chẳng ai bảo ai đều bật dậy như những chiếc lò xo, tay cầm khí giới, vụt chạy ra khỏi nhà. Kẻ chạy bộ, người cười ngựa, cười bò làm thành một đám đông hỗn độn và ồn ào hết mức, ước đến bốn, năm trăm người. Ông Cán Mộc Nhĩ đi đầu, chỉ huy đám đông, xuất phát khỏi sơn ao. Miệng sơn ao vốn có cất một cái cổng lớn bằng gỗ. Đám đông vừa ra khỏi cổng, Cán Mộc Nhĩ liền hạ lệnh đóng chặt cửa, bọn đàn bà con gái đành phải đứng bên trong, ghé mắt kiễng chân mà nhìn ra ngoài xem.
Về phía bắc núi Bố Khố Lý, có thôn Lê Bì Cốc. Dân làng này vốn có thù hằn với dân làng Bố Nhĩ Hồ Lý ở phía nam núi đã từ lâu. Dân chúng giữa hai thôn thường tìm nhau để trả thù rửa hận. Một lời không hợp là y như có chuyện ẩu đả đến, thậm chí dẫn đến án mạng. Đã ba năm yên hàn, hai thôn không xảy ra chuyện gì. Nhưng hôm trước đấy, dân làng Lê Bì Cốc được tin ông Cán Mộc Nhĩ sắp đưa một đàn lừa ngựa đông đảo về làng. Thôn Lê Bì Cốc có vị thôn chủ tên gọi Mạnh Kha, tuổi đã ngoài sáu mươi. Ông này có một cậu con trai Ô Lạp Đặc, sức mạnh hơn người, rõ ràng là một nhân tài xuất chúng. Đặc thường đem dân làng vượt khỏi núi để báo thù, lần nào cũng đắc thắng trở về. Dân làng Bố Nhĩ Hồ Lý bị thua hoài, nên thù Đặc đến xương tuỷ. Và hôm nay, Đặc lại chỉ huy một đám đông dân làng có ý tới cướp đàn lừa ngựa của ông Cán. Đặc một mình đứng trên đầu núi, bắn ba phát tên trước để cảnh cáo. Thấy ông Cán chỉ huy một đoàn người ngựa trở ra bèn khoát ngọn giáo một cái, tức thì đám dân binh thôn Lê Bì Cốc theo chân Đặc, kẻ dao người gậy, rùng rùng kéo xuống chân núi. Khi tới giữa một khu đất rộng rãi và bằng phẳng dân hai thôn mới bày thành thế trận.
Rồi một tiếng gầm lên của hàng ngàn cái miệng vang dội khắp nơi sơn khê, hai cánh quân bắt đầu đâm chém nhau. Đao cất lên thì giáo phóng đi. Có kẻ gãy tay, có kẻ què chân, những chiếc đầu bị chém máu chảy lênh láng, những cái lưng bị đập nằm sóng soài trên mặt đất.
Ông Cán hôm đó cưỡi một con ngựa cao lớn, chỉ huy dân binh ác đấu, thấy có kẻ bị thương liền gọi người cướp lấy khiêng vào trong cổng để cho bọn đàn bà con gái băng bó dịt thuốc.

Ba cô con gái của ông cũng hăng hái tham gia vào công việc cứu thương, hết băng đầu cho người này lại bó chân cho người kia. Cô cả tên là Ấn Khố Luân. Cô thứ nhì gọi là Chính Khố Luân, và cô út gọi là Phật Khố Luân. Ân Khố Luân thì đã có chồng. Chính Khố Luân thì đã có người bỏ miếng trầu. Chi còn Phật Khố Luân là chưa có ai mai mối. Cả ba chị em đều xinh đẹp, nhưng Phật Khố Luân thì thật là một trang giai nhân sắc nước hương trời, trai làng người nào cũng mê mệt, nhiều cậu trai say mê đến nỗi ăn không ngon ngủ không yên. Mỗi khi gặp nàng, dù có chuyện hay không cũng muốn nói với nàng vài ba câu để gọi là được gần gũi người đẹp trong chốc lát cho thoả lòng mộng ước. Buồn một nỗi là đám trai làng Bố Nhĩ Hồ Lý tuy nhiều mà chẳng có cậu nào xứng đôi phải lứa, lọt vào được mắt xanh của nàng, khiến mỗi khi gặp họ, nàng chẳng bao giờ thèm liếc mắt để ý tới.
Hôm nay thôn nàng đánh nhau với thôn bên, nàng đem hết sức mình cùng với chị em trong xóm bó chạy chữa cho những người chiến đấu bị thương. Khi thì dìu một cậu trai gãy chân đặt nằm trong giường bệnh. Khi thì an ủi một thanh niên khác bằng đôi lời nói ngọt ngào êm dịu, khi băng bó vết thương ột cậu trai nọ bị thương ở trên lưng, khi thì pha sữa, đem nước cho bất kỳ kẻ nào kiệt sức vì quá mệt hay quá khát, cho họ chóng lấy lại sức, tiếp tục ra trận chiến đấu.
Bất cứ một trai nào được nàng săn sóc tới, tức thì khôi phục được tinh thần ngay để lại tham gia vào cuộc đấu bên ngoài cổng đang tiếp diễn ác liệt.
Cuộc ác đấu kéo dài đã làng giờ. Dân làng Bố Nhĩ Hồ Lý lần này không giống năm trước nữa. Họ liều mạng xông vào trận, đem hết sức bình sinh để chiến đấu. Dân làng Lê Bì Cốc xem ra đã có mòi thua đến nơi. Ô Lạp Đặc ngồi trên lưng ngựa thấy dân làng mình chống không lại, bèn gầm lên một tiếng lớn, nhẩy xuống ngựa, múa tít cây đao dài xông thẳng vào đám đông. Mọi người thấy cây giáo của Đặc vun vút trước gió, ai cũng sợ phải giãn ra, nhường cho Đặc một lối rộng tiến vào. Đặc đắc thế, xông tới trước mặt ông Cán Mộc Nhĩ. Ông Cán vốn lẹ tay lanh mắt, thấy Đặc đến gần, bèn rút tên đặt lên cung, bắn một phát trúng vào hõm xương vai Đặc, Đặc trúng tên đau quá, gầm lên một tiếng lớn, rồi quay đầu bỏ chạy.
Ông Cán vội quất ngựa đuổi theo. Năm trăm dân làng Bố Nhĩ Hồ Lý được thể rượt theo, cùng hô lớn:
- Bắt lấy, bắt lấy tên Ô Lạp Đặc! Bắt mau!
Dân làng Lê Bì Cốc thấy chủ tướng của mình bị trọng thương, ai nấy đều hoảng sợ, quay lại che chở cho Đặc, rồi cả bọn hè nhau chạy trốn lên phía đỉnh núi. Nhưng người căm hận nhất lúc này phải là Nặc Nhân A Lạp. Ba năm về trước, nhân một cuộc ác đấu với dân làng Lê Bì Cốc, Nặc đã bị Đặc bắn ột phát bị thương. Bởi vậy hôm nay kẻ đại thù đã bại, lẽ nào Nặc lại chịu bỏ? Nặc vội phóng ngựa như bay đuổi theo hy vọng bắt sống được Đặc để báo cái thù mũi tên thuở nọ.
Nặc hăng máu, gặp người là đâm, thấy người là khám, khiến ấy trăm dân binh thôn Lê Bì Cốc bị một phen tơi bời tan xác, chạy bên đông lánh bên tây, chỉ còn biết than thầm cha mẹ không sinh thêm ình đôi chân nữa để lúc này chạy cho nhanh hơn. Nặc đánh rốc một hồi xem chừng đã xa thôn mình, nhắm đám dân thôn Lê Bì Cốc kẻ chết kẻ trốn không còn mấy người thế mà đại thù chẳng thấy đâu cả. Nặc tuy thắng thế nhưng vốn tính còn hơi nhát nên không dám tiếp theo lên quá đỉnh núi. Nặc dừng thương, quay ngựa lại rồi phóng nhanh xuống núi.

Cuộc đại chiến này, thôn Bố Nhĩ Hồ Lý đại thắng. Dân lâng sung sướng đến cực điểm. Họ vỗ tay hoan hô, họ cười, họ nói, họ múa, họ nhảy rồi họ mổ luôn ba con trâu, năm con heo, mười hai con dê, một trăm con gà để ăn khao. Họ rao mõ triệu tập toàn thôn, từ già đến trẻ, từ trai đến gái, lại nhà ông Cán để chè chén say sưa. Ba chị em Ấn Khố Luân cũng theo cha mẹ vào dự tiệc.
Đêm đó là đêm rằm tháng tư. Trên không trung trời quang mây tạnh, trăng tròn vành vạnh, rọi ánh vàng óng như kim tuyến xuống nóc trang viên, trên ngọn cây đỉnh núi. Cảnh sắc đẹp như mộng khiến khách đa tình không một ai có thể quên được những giờ phút thiêng liêng của chị Hằng vui tươi chờ đón gió xuân. Phật Khố Luân cô nương đêm đó thoa thêm chút phấn, bôi thêm chút son, sửa lại mái tóc mây. Gương mặt nàng trở nên lộng lẫy bội phần, nhất là khi nàng tung tăng chạy đi chạy lại trước vườn hoa hồng thắm, thơm ngát dưới ánh trăng rằm. Các thanh niên, bợm nhậu đêm đó chưa uống mà đã say. Họ nhìn nàng bằng những cặp mắt say đắm tình tứ, họ kêu tên nàng cho sướng miệng, cũng có vài kẻ làm bộ ta đây, chạy lại bên nàng định tâng bốc nịnh nọt, mong được nàng để ý tới. Nhưng họ chỉ làm cho nàng bực mình thêm.
Trên trời trăng sáng quá! Thật là một đêm kỳ ảo chốn bồng lai mà trần gian ít khi có được! Thôn Bố Nhĩ Hồ Lý nằm ở giữa đông núi Tràng Bạch. Từ tháng tám trở đi, miền bắc này băng tuyết phủ khắp sơn khê, cảnh đã hoang lương lại hoang lương hơn. Tuy nhiên, cứ mỗi độ xuân về hè tới chốn núi cô tịch ít bóng người qua lại này lại được dịp phô khoe hoa sắc, thấm đượm hương trời, đưa gió mát trăng thanh vào tận hang cùng ngõ hẻm. Phật Khố Luân vốn là một trang giai nhân tuyệt thế, sinh trưởng nơi đèo heo gió hút, khỉ ho cò gáy này khi gặp một đêm lương tiêu thanh dạ như đêm nay, há có thể ngồi một mình, âm thầm chiếc bóng trong căn phòng cô tịch được sao? Nàng càng thấy cảnh đẹp thì lòng càng nao nức xốn xang. Đôi khi nàng không khỏi than thầm số phận mình muộn màng, hẩm hiu. Giữa cái đám quê mùa trong thôn Bố Nhĩ Hồ Lý thử hỏi có ai xứng đáng là một trang nam nhi anh tuấn tài năng để sánh với nàng nào? Nghĩ tới đó, nàng sực nhớ đến chàng Ô Lạp Đặc lúc ban ngày đứng trên đỉnh núi. Chàng thực là một tay anh hùng khí khái. Khi chàng chi huy dân làng xông tới cổng thôn thì cái gương mặt kiêu hùng của chàng càng trông càng thấy đáng yêu. Môi chàng đỏ, răng chàng trắng, mày chàng thanh, mắt chàng đẹp! Thật là một gương mặt lý tưởng và cuộc hôn phối ấy mới là duyên kỳ ngộ tài tử giai nhân, xứng đôi phải lứa. Nhưng chàng hiện nay lại là kẻ đại thù của nàng, thì mối lương duyên mà nàng mơ tưởng đó cũng chi là một trường mộng ảo. Mà thật, tâm tư khúc mắc buồn rầu ấy chi mình nàng rõ.
Nàng đứng trước trang viên ngửa mặt lên không nhìn ánh trăng vằng vặc càng như khêu gợi mối u tình. Nàng càng nghĩ tâm tư càng rối loạn. Bỗng nàng sực nhớ cái cảnh ao hồ của thôn nhà vào lúc này hẳn là đẹp lắm, đẹp vì nước lặng trăng sáng.
Hồ nước này cách nhà nàng không xa, ngày thường nàng vẫn cùng hai chị ra ven bờ du ngoạn. Nàng ham cái cảnh đẹp thần tiên ấy nên thong thả rẽ liễu rạch hoa mà đi. Chẳng bao lâu nàng đã thấy hồ nước sáng như gương ở trước mặt, chung quanh vắng lặng như tờ, trên không trăng sáng chiếu xuống đáy nước long lanh. Nàng tìm một phiến đá nhẵn gần bờ nước, ngồi xuống.
Một con suối từ chân núi róc rách chảy ra rồi vòng quanh chân phiến đã chảy xuống hồ.
Lúc đó nàng mới cảm thấy tinh thần thư thái, bao nhiêu ý nghĩ hỗn loạn vừa rồi đã biến mất. Nàng ngửa mặt lên khóc nhìn trăng. Bỗng nàng nghe có tiếng người thở dốc ở hốc núi gần bên. Rồi tiếng cỏ rậm gãy đổ lắc rắc tiếp theo. Một bóng người bò ra như một bóng ma.


Bình Luận (0)
Comment