Thì ra khi Miên Canh Nghiêu đáo nhiệm, nhất cử nhất động của Nghiêu đều có thám tử của Ung Chính hoàng đế đặt ngầm chung quanh tâu báo thường xuyên về triều.
Thế rồi Đô ngự sử dâng sớ cực lực lên án Nghiêu.
Trong thì sáu bộ Chính Khanh, ngoài thì tuần phủ, tướng quân, tất cả dâng sớ hạch tội Nghiêu, có mấy điều rất nguy hiểm như: âm mưu phản loạn, coi thường nhân mạng, cưỡng dâm phụ nữ, giết hại đề đốc.
Miên Canh Nghiêu xem xong thư, biết tính mạng mình khó toàn, bèn sửa soạn ngay đêm đó chút đồ tế nhuyễn.
Rồi giao cậu nhỏ Miên Thành cho Vương tiên sinh đem về phương nam dạy dỗ để giữ lại giòng máu cho họ Miên.
Vương tiên sinh vừa đem Thành ra đi thì thánh chỉ từ Bắc Kinh tới/
Thánh chỉ nói:
"Gần đây Miên Canh Nghiêu cử bậy tên Hồ Kỳ Hằng làm tuần phủ lại dung túng bọn Kim Nam Anh nhũng nhiễu lê dân trại Nam Bình rồi dùng lời lẽ che đậy, tâu báo về triều.
Nghiêu lại còn dấu giếm triều đình cả việc dàn đói ở các vùng Thanh Hải, Mông Cổ, thật không thế tha thứ được.
Miên Canh Nghiêu trước đâu có đến nỗi đó.
Hoặc y cậy mình có công cho lên kiêu láo, hoặc y chém giết quá nhiều cho nên hôn am.
Con người đã như vậy thì làm sao còn có thể giữ chức Xuyên Thiểm tổng đốc.
Trẫm xét Miên Canh Nghiêu còn có thế luyện tập được cho quân sĩ, bởi vậy trẫm điều động y bổ sung chức tướng quân tỉnh Chiết Giang và Hàng Châu.
Còn ngôi tổng đốc thì Phân Uy tướng quân Cam Túc đề đốc kiêm lý tuần phủ Nhạc Chung Kỳ mau tới Tây An đảm nhận.
Ấn tín của Phủ Viễn đại tướng quân thì gửi về kinh.
Ấn tín của Phân Uy tướng quân nếu thấy vô dụng thì cũng gửi về kinh luôn".
Nhạc Chung Kỳ chơi thân với Miên Canh Nghiêu, nên khi được tin này, Kỳ vội tới Tây An tiếp thu ấn tín, đồng thời lấy lời an ủi và giúp Nghiêu dâng sớ xin được bảo toàn.
Kỳ còn sai một trăm tên thân binh hộ vệ cho Nghiêu ở dọc đường.
Nghiêu và Kỳ hai bên gạt lệ chia tay nhau.
Khi tới Nghi Trưng thuộc tỉnh Giang Tô, Nghiêu thấy trước mình có hai đường thuỷ - bộ: đường thuỷ xuôi về nam thẳng tới Hàng Châu còn đường bộ ngược lên bắc dẫn tới Bắc Kinh.
Nghiêu tự nghĩ mình từng đã đem hết tâm lực ra để giúp hoàng đế nay chi bằng tới Kinh điện cầu chút ân huệ, biết đâu ngài chả nghĩ tới công trạng thuở nọ mà cho hồi nguyên chức.
Nghĩ vậy Nghiêu tự ý thảo sớ trong đó có hai câu như sau: "Nghi trưng thuỷ bộ chia đường.
Thần tới đây yên lặng đợi sắc lệnh của thánh thượng" (Nghi trưng thuỷ lục phân trình.
Thần chì thử tĩnh hậu luôn âm).
Hai câu này, đối với Nghiêu, bất quá chỉ là mong hoàng thượng hồi tâm chuyển ý.
Nào ngờ Ung Chính hoàng, đế xem xong tờ sớ, lại càng nghi Nghiêu còn ý phản loạn, muốn đem quân về kinh để uy bức ngài.
Thế là ngài giao ngay tờ sớ cho nha môn lại bộ duyệt xét.
Từ xưa, người ta thường nói: dậu đồ bìm leo.
Huống hồ Miên Canh Nghiêu ngày thường uy phúc tự chuyên, đắc tội rất nhiều với quan trường cho nên cả bọn này chúng khẩu đồng từ, cùng nói Nghiêu đã được ân huệ lớn mà còn cuồng vọng làm nhiều điều bất pháp đến thế, tội thật cực lớn, và xin hoàng đế cách chức Nghiêu tức khắc, truy hồi những ân thưởng đã ban.
Tiếp đó, dân cư dọc bên đường cũng đầu đơn gửi về triều đình bướm bướm, tố Nghiêu nhiễu loạn dân lành.
Điều này rõ ràng là do kẻ thù Nghiêu xúi bảo.
Ung Chính hoàng đế xem đơn, tức giận đến cùng độ, chỉ nội một đêm mà ngài hạ đến mười tám đạo chỉ dụ, giáng luôn một lèo vị Xuyên Thiểm tổng đốc phủ viên, đại tướng quân uy danh hiển hách là Miên Canh Nghiêu xuống mười tám cấp, biến thành một tên lính canh giữ cổng thành Hàng Châu tại cửa Võ Lâm.
Đến nước này, Miên Canh Nghiêu cũng đành cam chịu, đem theo vài tên lính già, đến Hàng Châu lâm quan giữ cửa thành, hễ thấy các quan lớn trong thành ra hay từ ngoài vào thì phải sửa mũ, xốc áo để tiếp rước và đưa tiễn.
Cửa Võ Lâm lại náo nhiệt đông đúc nhất, mỗi ngày ra vào không biết bao nhiêu vị quan.
Nhưng cái điều thú vị nhất là tướng quân Hàng Châu lúc đó chẳng phải ai xa lạ mà lại chính là thủ hạ của Nghiêu, trước đây đã từng làm quan trung quân, suýt bị Nghiêu giết, xin mãi mới toàn mạng, chi bị giáng xuống làm tên lính gác dưới gầm cầu.
Vị tướng quân đó, chính là Lục Hổ Thần.
Uất hận vì Nghiêu hại mình, Lục Hố Thần tìm cách chui luồn cửa khác.
Sau ba năm, Thần lại lên tới chức đề đốc.
Thần nghe nói Nghiêu bị tội, phát lạc tại Hàng Châu làm quan giữ cổng thành, liền hết sức vận động để được làm tướng quân Hàng Châu, thật là "oan gia đường hẹp".
Thần vừa đáo nhiệm có một hôm, liền chỉnh đốn toàn quân tiến vào thành.
Quan viên văn võ đều đứng tại cổng thành đón tiếp, duy chỉ có mình anh quan giữ cổng Miên Canh Nghiêu là tự do tự tại, coi như không có chuyện gì.
Nghiêu mặc áo, bào vào rồi xếp bằng ngồi nhìn mặt trời.
Khi Lục Hổ Thần đi qua trước mặt, Nghiêu vẫn chẳng thèm để ý.
Thần nổi giận đùng đùng, quát lớn:
- Miên Canh Nghiêu! Mi có nhận ra ta đây không? Tại sao mi không quỳ lạy?
Nghiêu nghe xong, nhìn Thần cười lạt nói:
- Mi bảo ta ư? Chính ta mới bảo mi phải quỳ ngay xuống!
Thần ha hả cười lớn:
- Ta đường đường là một vị quan đầu phẩm, thế mà mi dám bảo ta phải quỳ trước một tên canh cửa? Ha ha! Ha ha!
Nghiêu lại bảo Thần:
- Mi không quỳ trước một tên canh cổng, nhưng nếu thấy hoàng thượng, chắc mi quỳ chứ?
Thần gật đầu bảo:
- Cái đó tự nhiên!
Nghiên không vội gì, từ từ đứng dậy bảo Thần:
- Mi có thấy ta ngồi trên cái gì không?
Thần liếc mắt nhìn xem, thì ra đó là cái Long điếm 1 cũ mà Khang Hi hoàng đế đã thưởng cho Nghiêu, Nghiêu còn thò tay vào bọc lấy tấm vạn tuế bài ra đật lên trên Long điếm, xong rồi quát lên một tiếng lớn:
- Lục Hổ Thần! Quỳ xuống!
Thần lúc đó ngoan ngoãn như một con cừu non, vội quỳ xuống đất, làm lễ Tam quy cửu khấu.
Thấy Thần hành lễ xong, Nghiêu mới đem vạn tuế bài cất đi!
Việc nhục nhã không ngờ này càng làm cho Thần căm thù Nghiêu.
Thần về tới nha môn, ngay đêm đó dâng sớ về triều tố Nghiêu có năm tội đại nghịch, chín tội khi võng, mười sáu tội thiện chuyên, mười tám tội tham vàng, sáu tội kỵ khắc, mười lăm tội xâm thực, bốn tội tàn nhẫn, cộng tất cả là chín mươi hai tội và chiếu luật thì phải xử lăng trì.
Bản tấu này quả đã là một Thôi mệnh phù đòi mạng Nghiêu.
Một đạo thánh chỉ ban xuống đại ý nói:
"Cô nghĩ cái công bình định Thanh Hải của Miên Canh Nghiêu khi giao cho thông lĩnh bộ quân A Tê đồ giám nên Cô cho Nghiêu tự xử lấy.
Miên Phú (con trai thứ hai của Nghiêu ỷ thế cha, không điều gì ác mà không làm) lập tức đem chính pháp.
Miên Hà Linh (cha Nghiêu), Miên Hy Nghiêu (anh Nghiêu) hãy đoạt lại tước vị, cho miễn xử phấn.
Còn gia sản của họ Nghiêu thì tịch biên sung công hết".
Đạo thánh chỉ này ban xuống tức là toàn gia họ Nghiêu tan tành rồi! Việc này tuy do tội kiêu ngạo của Nghiêu gây ra nhưng thực cũng do cái thâm ý của Ung Chính hoàng đế muốn huỷ diệt công thần mà có.
Mặc dầu đã loại bỏ được Miên Canh Nghiêu, nhưng còn có quốc cữu Long Khoa Đa, Đại học sĩ Trương Đinh Ngọc và tướng quân Ngạc Nhĩ Thái, ba người này trước đây đã cùng hoàng đế mật mưu hành sự, cho nên ngài lúc nào cũng canh cánh bên lòng, muốn trừ cho bằng hết.
Khổ cái là ngài không tìm ra được nguyên do nào.
Hồi đó, phàm các vị quan lớn được triều đình cho ra ngoài tức thì hoàng đế sai một người thân tín ngầm sung vào hàng mạc hữu 2 hoặc làm một kẻ thân tuỳ để giám sát cử chỉ và hành động của vị quan đó mật báo về cung.
Trong số quan ngoại phóng này, có vị tổng đốc Hà Đông tên Điền Văn Kính.
Kính vốn tương đắc với bọn đại thần Ngạc Nhĩ Thái và Lý Mẫn Đạt.
Khi được ngoại phóng, Lý Mẫn Đạt có tiến cử một vị mạc hữu tên gọi Ổ Sư Gia cho Kính, nhắn với Gia là người do Đạt tiến cử, nên Kính đặc biệt xem trọng và thường bàn bạc mọi chuyện với Gia.
Một hôm, Gia hỏi Kính:
- Minh công có muốn làm một vị danh thần không?
Trước câu hỏi đó, Kính đương nhiên gật đầu.
Gia lại nói:
- Minh công đã muốn làm một vị danh thần, thì tôi đây cũng muốn làm một kẻ danh mặc.
- Làm một danh mặc là làm thế nào?
Gia đáp:
- Xin minh công giao cho đại quyền, mọi việc khỏi cần phải hỏi tới làm gái:
- Kính hỏi lại:
- Tiên sinh muốn làm việc gì vậy?
Gia đáp tiếp:
- Tôi tính thay ngài dâng một bản tấu chương.
Ngài không cần phải đọc.
Bản tấu chương này sẽ giúp ngài đạo công cáo thành.
Kinh thấy Gia nói có vẻ chắc chắn lắm bèn gật đầu ưng chịu.
Thế là ngay đêm đó, Ổ Sư Gia thức trắng, cố viết cho kỳ xong bản tấu chương rồi xin Kính gửi đi.
Bản tấu chương về tới triều, Ung Chính hoàng đế mở xem thì thấy đó là bản đàn hặc quốc cữu Long Khoa Đa.
Bản tấu chương tố cáo Đa bênh che Miên Canh Nghiêu; lại huênh hoang chứa ngọc điệp, âm mưu nhiều chuyện bất pháp…
Hoàng đế xem xong bản tấu thấy rất hợp với ý ngài, ngài bèn hạ chỉ tước bỏ hết quan tước của Long Khoa Đa, giao cho Thuận Thừa quận vương là Tích Bảo nghiêm hình thẩm vấn.
Long Khoa Đa vốn là một nguyên, huấn đại thần, khi thấy hoàng đế bỗng trở mặt, đời nào chịu.
Bởi thế lúc Thuận Thừa quận vương lấy cung, Long Khoa Đa cứ oang oang chửi bới.
Đa lại còn vạch ra hết cả những chuyện xưa, khi Ung Chính còn là một quận vương, mưu hại thái tử ra sao, tự cải di chiếu thế nào… không sót điều gì.
Tố mãi đến lúc đã mới thôi.
Thuận Thừa quận vương thấy Long Khoa Đa khi quân đến vậy, không dám hạch hỏi nhiều thêm nữa, bèn một mặt tống Đa vào lao, một mặt nghi tấu, nói Đa phạm toàn trọng tội, xin chém lập tức.
Đông Thái Phi được tin này, vội đích thân tới khẩn cầu Ung Chính tha mạng cho anh.
Lúc đó, hoàng đế cũng nghĩ tới công lao thuở trước, tha cho Đa tội chết và hạ một đạo dụ, nói:
"Long Khoa Đa vốn một cựu thần tiên triều.
Trẫm nghĩ tới đó nên tha cho tội chết.
Đa phải cất một ngôi nhà ba gian ở phía ngoài Sướng Xuân viên và tự giam mình viễn tại đây.
Vợ con khỏi tội chết gia sản khỏi bị tịch biên".
Chuyện này xảy ra, Ung Chính hoàng đế lại nhẹ thêm được một phần tâm sự.
Cũng từ đó, Điền Văn Kính oai danh nổi lên cao ngất.
Hoàng thượng truyền dụ ghi công, lại thưởng thêm khá nhiều trân bảo phẩm vật.
Còn Ổ Sư Gia được Kính tặng một ngàn lạng bạc.
Gia thấy tổng đốc trọng dúng mình, đâm ra làm tàng.
Y chiếm độc quyền kiện tụng, cưỡng dâm phụ nữ, không có gì bậy mà y không làm.
Tin đồn đến tai tổng đốc, Kính lập tức loại Gian ra khỏi nha môn.
Y bèn làm một toà nhà ở ngay trước cống nha, suốt ngày chỉ rỡn chơi, hỏi liễu tìm hoa.
Một điều hết sức kỳ lạ là từ khi Điền Văn Kính đuổi Ổ Sư Gia đi rồi mời một vị mặc hữu khác thay thế, thì mỗi lần dâng sớ tấu việc, Kính đều bị bác hồi, có khi lại còn bị truyền chỉ trách mắng là khác.
Kinh đâm hoảng, đành nhờ người tới mời Ổ Sư Gia vào nha như cũ, nhưng Gia làm cao, không thèm tới.
Mãi về sau, nhờ người trung gian cố sức giàn xếp, Gia mới đưa ra hai điểu kiện: một là làm việc ở nhà, khỏi cần phải vào phủ, hai là mỗi ngày tổng đốc phải trả công cho y một nén vàng.
Bởi muốn giữ yên ngôi vị.
Điền tổng đốc chẳng còn biết làm cách nào, đành phải nhất nhất đáp ứng điều kiện của Gia.
Và Gia cũng từ đó, hôm nào thấy trên bàn tại nhà riêng có nén vàng thì y làm việc, còn hôm nào không thấy là y gác bút ngay.
Đến khi Điền Văn Kính qua đời người ta vẫn thấy ân điển của hoàng đế còn trọng hậu.
Thánh chỉ hạ xuống ban thuỵ cho Kính là Đoan Túc, được xây cất đền thờ ở trong thành Khai Phong và nhập tự trong đền Dư Tinh hiền lương từ.
Sau đó ít lâu Ổ Sư Gia bỗng biến mất, chẳng ai còn thấy tung tích đâu nữa.
Thì ra đó chính là người của hoàng đế sai tới để giám sát hành động của tổng đốc Điền Văn Kính.
Hồi đó có một vị án sát sứ tỉnh Phúc Kiến tên gọi Vương Sĩ Tuấn tiến kinh bệ kiến.
Khi ra về, Tuấn được Đại học sĩ Trương Đinh Ngọc tiến cử một thân tuỳ.
Người này tỏ lòng hết sức trung thành.
Ngày tháng thoi đưa, đã ba năm trôi qua, Vương Tuấn nhân có việc cần, muốn lên kinh thỉnh huấn thì người thân tuỳ nọ trước đó ba hôm cũng xin cáo từ ra về.
Tuấn giữ lại bảo:
- Nhà ngươi ở kinh.
Ta cũng muốn tiến kinh.
Bọn ta cùng đi một chuyến có phải tiện không?
Người thân tuỳ nọ tươi cười nói:
- Xin nói thực để ngài rõ: tôi vốn chẳng phải kẻ thân tuỳ nào cả mà chính là người của hoàng đế đặt ngầm nơi đây đề coi xét hành vi của đại nhân đấy! Đến nay đã ba năm qua, tôi nhận thấy án sát sứ quả là người thanh chính, cho nên tôi về kinh trước, thế cho đại nhân mà tâu báo hoàng thượng đó thôi.
Vương Sĩ Tuấn nghe xong, hoảng hồn bạt vía, chỉ còn biết chắp tay hướng về phía người thân tuỳ nọ mà lạy lấy lạy để, miệng lắp bắp:
- Mọi… điều… nhờ lão ca chiêu liệu giùm cho với…!
Tin này đồn ra ngoài, tức thì bọn quan viên ngoại nhiệm, anh nào anh nấy nơm nớp lo sợ, lúc nào cũng đề phòng có kẻ dò xét mình.
Kẻ lo sợ nhất lại chính là Ngạc Nhĩ Thái và Trương Đinh Ngọc.
Hai vị đại thần này, qua vụ án Long Khoa Đa, đều rõ dụng ý của Ung Chính hoàng đế.
Họ cảm thấy nguy và cùng tìm cách thoát hiểm.
Trương Đinh Ngọc vốn tinh ranh khôn khéo, vội dâng sớ cáo lão về quê.
Hoàng đế giả đò giữ lại.
Sau thấy Ngọc cố nài nỉ, hoàng đế mới chuẩn tấu.
Lúc tiễn hành, ngài ban yến ở Sùng Chính Điện.
Giữa buổi tiệc, ngài dùng ngự bút, viết một câu đối tặng Ngọc đem về nhà treo.
Câu đối như sau:
Văn trị nhật trong sáng
Ơn trời xuân mênh mang
Ngọc về lại hoá hay.
Hoàng đế muốn mua lòng y nên thường lấy tiền bạc trong nội khố thưởng cho.
Mỗi lần thưởng như vậy có đến cả vạn lạng.
Trong khoảng mười năm, ngài thưởng tới sáu lần.
Nhiều lần Ngọc dâng sớ từ tạ, nhưng thánh chỉ hạ xuống nói:
- Thân phụ ngươi thanh bạch truyền gia.
Ngươi tuân theo gia huấn nên tuyệt không có chuyện ăn hối lộ.
Trẫm không đành lòng thấy ngươi túng quẫn.
Trương Đinh Ngọc không còn cách gì từ chối, bèn xây cất một toà Tứ Kim viên (Vườn cho vàng), mục đích tỏ lòng cảm kích ân điển của hoàng đế.
Ngọc có một người thị tên gọi Diêu thị, tuổi trẻ ở goá mà có mưu trí.
Nàng xét thấy thủ đoạn huỷ diệt công thần của Ung Chính hoàng đế, biết ngài là con người lật lọng phản trắc nên bảo rõ cho Ngọc hay rồi chuyển hết đồ tế nhuyễn của riêng tây, gia tài của Ngọc về nhà riêng của mình.
Quả nhiên vài năm sau, không ngoài sự dự liệu của Diêu thị, hoàng đế hạ thánh chỉ sai tổng đốc Lưỡng Giang tra xét gia sản của Ngọc, tịch biên và sung công.
Anh em bạn hữu của Ngọc sợ bị liên luỵ, bèn quyên góp mười vạn quan tiền đem đặt vào nhà Ngọc, đợi tra xét.
Về sau Lưỡng Giang tổng đốc đem mười vạn gia tài của Ngọc sung vào Giang Ninh khố.
Tuy nghe cuối cùng có thánh chỉ ban xuống trả gia sản lại nhưng Ngọc cũng chẳng dám lĩnh về nữa…
Mưu toan huỷ diệt công thần của Ung Chính chưa phải đến đây là hết, nó còn gây tai hoạ cho nhiều người sau này nữa..