Đột nhiên trước mắt Kiều Lương sáng lên.
Trên diễn đàn nội bộ của đại học Hán Đông, hắn tìm được một bài viết, tiêu đề là: Bài diễn thuyết chia sẻ của tổng giám đốc Bùi về quan điểm tiền tài ở hội trường khoa học.
Đây là bài trên diễn đàn nội bộ trường đại học Hán Đông, rất nhiều câu trả lời, nhưng hình như không được truyền tải rộng rãi ra bên ngoài.
Kiều Lương không phải là sinh viên đại học Hán Đông, nên không thể trả lời dưới bài này, nhưng có thể tra toàn bài.
“Bài diễn thuyết của tổng giám đốc Bùi?”
“Hình như là thật.”
“Nhưng không có truyền ra ngoài?”
Vốn dĩ Kiều Lương hơi nghi ngờ tính chân thật của bài này, theo lẽ thường, người nổi tiếng như tổng giám đốc Bùi đến trường học diễn thuyết chắc chắn mọi người sẽ biết nhỉ? Sao có thể khiêm tốn thế này được, đến cả bài diễn thuyết cũng không truyền ra ngoài là sao?
Nhưng xem kỹ những câu trả lời bên dưới của sinh viên, Kiều Lương mới ý thức được, hình như lúc đó tổng giám đốc Bùi không đích thân đến mà ủy thác người khác đọc bài.
“Thì ra là vậy, chẳng trách ít hot như vậy. Nhưng hình như nội dung diễn thuyết lần này không đả động đến được các sinh viên.”
“Ừm… đã là bài đích thân tổng giám đốc Bùi viết, thế thì đáng nghiên cứu một phen.”
Kiều Lương bắt đầu đọc toàn bộ.
Bài diễn thuyết lần này nhắm đến những sinh viên nghèo Đằng Đạt giúp đỡ, mà chủ đề của bài diễn thuyết là tìm hiểu sâu về “quan điểm tiền tài”. Thật ra cả bài chỉ viết một chuyện, chính là tổng giám đốc Bùi có cái nhìn thế nào về tiền tài.
Rõ ràng, bài diễn thuyết lần này là hy vọng sinh viên nghèo có thể dùng tiền Đằng Đạt giúp bọn họ một cách đúng đắn.
Nhưng điều khiến Kiều Lương cảm thấy bất ngờ là, trong bài diễn thuyết, tổng giám đốc Bùi lại không nhấn mạnh, bảo các sinh viên nghèo “bớt tiêu xài” hay “phải tiết kiệm”, mà là lý giải khái niệm này từ góc độ khác.
Rất nhiều sinh viên nghèo hiểu sai về kiến thức tiền tài, chính là cho rằng “tiền tài” giống như “tiền” bản thân có thể xài, quan niệm về tiền tài đúng đắn chính là nghĩ mọi cách bớt tiêu tiền, bớt tiêu dùng.
Nhưng tổng giám đốc Bùi đưa ra một khái niệm mới trong bài diễn thuyết: Đối với những người trẻ như bọn họ, thật ra tài phú quý báu nhất không phải tiền bản thân sở hữu, mà là sức chú ý của mình.
Nên, đừng tiêu tiền vào thứ không đáng, cũng đừng mua những thứ vô nghĩa, chỉ dùng để thỏa mãn lòng hư vinh của bản thân, đừng tiêu vào những thứ làm phân tán sức chú ý của bản thân, để người ta chìm vào hoạt động tiêu khiển.
Nên tiêu tiền ở đâu?
Nên tiêu ở nơi có thể khiến bản thân có thể tập trung sức chú ý, nên dùng tiền để thúc đẩy sức chú ý của bản thân, vậy mới tối đa hóa tiền tài bản thân sở hữu.
Xem xong bài diễn thuyết này, bỗng dưng Kiều Lương cảm thấy trước mắt sáng lên.
Hình như bắt được thứ hắn vẫn đang tìm kiếm rồi!
Rất nhiều lời nhận xét của Bùi Khiêm, bên ngoài trông có vẻ như mâu thuẫn nhau, nhưng khai thác sâu vào trong, lại có thể đạt được trạng thái đối lập thống nhất ở cấp độ cao hơn.
Từ khóa “sự chú ý” này, khiến Kiều Lương không khỏi liên tưởng tới chung cư Sloth và máy nâng tự động gần đây.
Còn tính đặc biệt của nhóm học sinh nghèo này, khiến Kiều Lương liên tưởng tới “Phấn Đấu”.
Dường như trong mơ hồ, thật sự có một đầu mối, liên kết tất cả mọi chuyện lại với nhau!
Nhưng, tất cả những điều này vẫn phải sắp xếp kỹ lại.
Đầu tiên, bắt đầu từ khái niệm trông có vẻ mâu thuẫn!
Kiều Lương hưng phấp cầm lấy máy tính, ghi chép toàn bộ suy nghĩ của mình lại.
Trong bài diễn thuyết, tổng giám đốc Bùi hy vọng những học sinh nghèo này không phung phí tiền vào những hoạt động giải trí gây mất tập trung của mình, khiến con người lấn sâu.
Nhưng cùng lúc đó, tổng giám đốc Bùi lại là một người chế tác game, đã chế tác được rất nhiều game thú vị, phát minh được một thiết bị tưởng chừng chẳng có tác dụng gì như máy nâng hoàn toàn tự động.
Điều này có phải rất mâu thuẫn không?
Nếu đối với người không chơi game, không hiểu game mà nói, điều này rõ ràng là mâu thuẫn, bởi vì bọn họ sẽ coi game thành một hoạt động giải trí vô nghĩa, lãng phí thời gian.
Nhưng đối với Kiều Lương mà nói, hắn là một người thích game thâm niên, đương nhiên sẽ không cảm thấy game vô nghĩa.
Game có ít nhất hai phương diện hữu ích:
Nhìn từ góc độ game, nó có thể giúp con người khai thông được áp lực dồn nén, được nghỉ ngơi về tinh thần, có thể an ủi tâm hồn của con người như đa số hoạt động giải trí khác.
Nhìn từ góc độ nghệ thuật, một vài game cũng có nội hàm, muốn biểu đạt một số nội dung, mang tính dẫn dắt cho người chơi.
Mà hai phương diện này, vừa hay cũng là những gì Game Đằng Đạt đang theo đuổi.
GOG không ngừng theo đuổi lối chơi cực hạn, mang đến cho mọi người sự thư giãn và giải trí; còn những game như “Người Chế Tác Trò Chơi”, “Quay Đầu Là Bờ”, “Phấn Đấu”... cũng đang theo đuổi tính nghệ thuật cao nhất, mang đến cho mọi người sự dẫn dắt và tư duy.
Làm gì có chuyện game có hại chứ?
Khi người chơi bị cảm xúc tiêu cực chi phối, dốc quá nhiều thời gian vào trong những game kém hấp dẫn, không coi game là thứ tiêu khiển, mà coi thành đồ thay thế trốn tránh hiện thực, nó mới là có hại.
Loại game kích động cảm xúc tiêu cực này, vừa hay là thứ Đằng Đạt không bao giờ động vào.
Đương nhiên, đôi khi game hay cũng sẽ khiến người ta trầm mê, nhưng cũng không thể trách “game quá thú vị”, mà nên trách bản thân không biết tự kiềm chế.
Những người không biết tự kiềm chế này, mấu chốt là ở chỗ bọn họ, không ý thức được sự chú ý là tài sản quý báu nhất của mình, phung phí những thứ quý báu này một cách bừa bãi.
Cho dù không có game, bọn họ cũng sẽ tìm được thứ khác để phung phí sự chú ý của mình.
Cho dù trên thế giới không có bất cứ hoạt động giải trí nào, bọn họ cũng sẽ không làm chuyện có ý nghĩa, mà sẽ ngây ra.
Dưới tình huống này, nếu có thể giành thời gian chơi game ‘Phấn Đấu’, đối với bọn họ mà nói chính là có ích.