Và trong vấn đề xác suất này, bug mà mấy triệu người chơi chạy quy trình game hàng ngàn lần chưa hề gặp, về cơ bản có thể coi như là không tồn tại, xác suất quá sẽ không được kích hoạt.
Nhưng ngay cả như vậy, gạt đi hơn 90% các game vẫn là một “thành quả chiến đấu” khiến người ta chấn động.
Một dạo Lý Nhã Đạt thậm chí còn cho rằng nền tảng game Triều Lộ “chưa xuất sư đã chết yểu”.
Dựa vào cái tỷ lệ này, đợi đến khi nền tảng game chính thức ra mắt, có thể có bao nhiêu game?
Nếu game trên toàn bộ nền tảng quả ít, hai tay bài có thể đếm hết được, vậy còn không thấy ngại mà tự xưng bản thân là nền tảng game sao?
Nhưng những game này quả thực có bug nghiêm trọng và chắc chắn không thể sắp xếp để chúng có mặt trên kệ.
Vì thế, chỉ có thể mong rằng những công ty này góp sức hơn nữa, tranh thủ thời gian khắc phục toàn bộ bug giống như Nghiêm Kỳ.
Trước mắt, thái độ của những công ty này chia thành hai loại rõ rệt.
Một kiểu giống như lão Lưu, ngoài miệng nói sẽ sửa nhưng sau đó thì bặt vô âm tín.
Bọn họ nghĩ rằng, game của bản thân đang hoạt động tốt trên các nền tảng khác, mặc dù thỉnh thoảng sẽ xuất hiện bug, nhưng cũng không phải là không thể chơi được mà, đúng không?
Vì một nền tảng mới được thành lập như vậy, đến mức tập trung nhiều nhân lực và tài lực để sửa những bug này như vậy sao? Có cái năng lực ấy, làm thêm vài bộ quần áo và vũ khí để kiếm tiền không tốt hơn à?
Và một loại khác thì tương tự như Nghiêm Kỳ, cho dù kiểm tra ra bao nhiêu bug, đều hứa sẽ sửa chữa một cách chân thực, vẫn sửa đến khi không có bug nghiêm trọng mới thôi.
Trước mắt, nhìn từ các công ty cử người phụ trách đích thân đến nền tảng game Triều Lộ bàn bạc hợp tác, tỷ lệ đại khái của hai loại cách làm trên là 6:4, chỉ có 40% các công ty sẵn sàng thành thật sửa bug, đồng thời duy trì liên hệ với nền tảng game Triều Lộ.
Trong số này, hầu hết đều là công ty nhỏ.
Đối với các công ty liên hệ qua mạng, tỷ lệ này là 9: 1 hoặc thậm chí cao hơn, chỉ có chưa đến 10% các công ty cho biết bọn họ sẵn sàng sửa chữa những bug này, trong khi 90% còn lại hoàn toàn không có chuyện sau đó.
Chuyện này là vô cùng bình thường. Dù sao. những công ty có thể tận mắt nhìn thấy những bug này xuất hiện tại hiện trường và các công ty đã gửi bản demo game từ xa đến đều không thể để những bug này tái diễn sau khi nhận được phản hồi của nền tảng game Triều Lộ. Có thể bọn họ sẽ cảm thấy rằng nền tảng game Triều Lộ đang cố tình khiêu khích và không có sự chân thành hợp tác, nên đương nhiên không có bước tiếp theo.
Nhằm tránh để các công ty này hiểu làm, Đường Diệc Xu đành phải vừa chơi thử vừa ghi lại, gửi tài liệu video về bug cho đối phương.
Bởi vậy, tình hình được cải thiện đôi chút, nhưng việc cải thiện cũng rất hạn chế.
Bởi vì tất cả các công ty này không ở Kinh Châu, giao tiếp trên mạng vốn đã vất vả, bug lại rất khó tái hiện lại. Vì hầu hết các game sau sửa chữa có lẽ cũng không đáp ứng được yêu cầu của nền tảng game Triều Lộ, nên bọn họ dứt khoát không hao sức tổn lực, nhất đao lưỡng đoạn là xong.
Lý Nhã Đạt giờ như một con sóc cần cù, cố gắng để thu thập mỗi hạt dẻ qua mùa đông.
Sau khi tích lũy được vài công ty sẵn sàng sửa bug, Lý Nhã Đạt thành lập một nhóm, kéo toàn bộ người phụ trách của các công ty này vào, định kỳ cổ vũ động viên bọn họ.
Ngộ nhỡ lại có một công ty game ngừng hợp tác vì làm thế nào cũng không thể sửa hết bug thì sao?
Khi đó nền tảng game này sẽ thực sự không thể mở được!
Ngày 15 tháng 8, thứ Tư.
Nghiêm Kỳ vẫn tiếp tục đồng hành với nhóm thử nghiệm tìm kiếm bug, sau đó gửi chúng cho nhóm phát triển để sửa chữa.
Rất nhiều bug đã được khắc phục, kết quả bug mới được tìm ra vẫn cứ trong tình trạng không hề giảm đi!
Không thể không nói, loại tình huống này thực sự khiến người ta nản lòng vô cùng.
Có cảm giác như đứng tát nước trên một con tàu hỏng, càng tát càng nhiều!
May mà bản thân Nghiêm Kỳ tương đối lạc quan nên vẫn có thể chịu đựng được.
Thông thường, sau khi hoàn thành việc phát triển game “Lưỡi Kiếm Của Đế Quốc”, công ty cũng đã sắp xếp một nhóm người chơi nhỏ tiến hành chơi thử, mặc dù có bug nhưng cũng không tệ hại đến mức độ không thể chơi, đúng không?
Kết quả là, từng đống bug tràn ra một cách không thể giải thích được, giống như những gì đã làm trước đó là công cốc.
Chuyện này tương tự như giải một đề toán, thấy sắp giải ra đáp án rồi, kết quả phát hiện ra đầu óc bản thân đã bổ sung một điều kiển ẩn, dẫn đến việc thiếu một bước, còn phải bổ sung tất cả các bước này.
Thừa nhận loại đả kích này, thật khó để tâm tính không xảy ra vấn đề.
Nhưng Nghiêm Kỳ cảm thấy, bug nhiều như vậy, phát hiện sớm vẫn tốt hơn để sau này mới phát hiện ra. Nếu như không sửa hết bug được, vậy cứ kéo dài thời hạn, game đã phát triển mấy tháng rồi, hắn cũng không ngại chờ thêm vài tuần nữa.
Thậm chí, với tư cách là ông chủ, Nghiêm Kỳ cũng tự mình trải nghiệm game nhiều lần, khi gặp phải bug mới cũng gửi sang cho nhóm phát triển, và luôn theo dõi tiến độ.
Sau khi lại tìm ra thêm vài bug, Nghiêm Kỳ dự định nghỉ ngơi một chút.
Hắn mở điện thoại lên, và phát hiện có ai đó mời bản thân tham gia vào một nhóm mới.
“Hả? ‘Nhóm trao đổi của nhà phát triển nền tảng game Triều Lộ’ sao?”
“... Chuyện này cũng phải tạo nhóm sao? Có phần vẽ vời cho thêm chuyện ra nhỉ?”
Sau khi nhìn thấy tên nhóm, Nghiêm Kỳ cảm thấy hơi thái quá.
Chưa từng nghe chuyện nền tảng game còn đặc biệt tạo ra một nhóm, kéo toàn bộ các nhà phát triển game có hợp tác vào!
Bởi vì hầu hết các công ty game đều chỉ tập trung vào game nhà mình, không quan tâm lắm đến tình hình của các công ty game khác. Nền tảng game chỉ cần giao tiếp với các nhà sản xuất game một cách riêng biệt là được, hà tất tạo một nhóm ra rồi kéo tất cả vào?