Hệ thống chiến đấu cơ bản tương tự như ‘Quay Đầu Là Bờ’, những loại vũ khí khác nhau như đao, thương, kiếm, kích vân vân đều có những cách sử dụng khác nhau, đó là một cách chơi thuần túy bằng cách trau dồi kỹ năng vận dụng của bản thân và sử dụng khéo léo nhiều loại vũ khí khác nhau để vượt qua cấp độ. Nhưng nếu như sử dụng khả năng mạnh mẽ của bốn hệ thống khác nhau, nó có thể đưa đến tác dụng như hổ mọc thêm cánh.
Mặc dù bốn hệ thống đều có thể cải thiện thuộc tính của người chơi, nhưng mỗi hệ thống đều có những đặc điểm riêng.
Chẳng hạn như Đạo thuật, phù hợp với những người chơi đã chuẩn bị đầy đủ trước trận chiến và theo đuổi sự cải thiện tối đa.
Mà Phật pháp thì mang lại hiệu ứng buff vĩnh viễn, thích hợp cho người lười biếng.
Nho gia có thể nhắm vào điểm yếu của kẻ thù và là lựa chọn tốt nhất để speedrun, chỉ những người chơi cấp đại thần với thao tác siêu phàm mới có thể phát huy tối đa hiệu quả của nó.
Còn Binh pháp thì là một hiệu ứng rất linh hoạt, phù hợp với những người chơi mới bắt đầu. Có thể tiến hành chuẩn bị trước cho trận chiến và cũng có thể cải thiện hiệu ứng buff quần thể khi online hoặc triệu hồi NPC, đó là một lựa chọn không cần đắn đo cho những người mới bắt đầu.
Điều này phản ánh rằng ý tưởng thiết kế của ‘Thử Ly’ về cơ bản đã khác với ý tưởng thiết kế của ‘Quay Đầu Là Bờ’.
‘Thử Ly’ cho phép người chơi giảm bớt độ khó của game thông qua nhiều cơ chế game và kết hợp kỹ năng phong phú, thậm chí có thể đạt được hiệu quả cắt cỏ trong một số trận chiến quan trọng ở playthrough 1, có thể vượt qua cấp độ mà không cần suy nghĩ.
Tất nhiên, điều kiện tiên quyết là phải hiểu rất sâu về cơ chế game.
Nếu như người chơi không thích nghiên cứu cơ chế chiến đấu của game trong ‘Quay Đầu Là Bờ’ cũng không sao cả, chỉ cần chết thêm vài lần, sẽ trở nên quen tay hay việc thôi.
Nhưng mà trong ‘Thử Ly’, nếu như người chơi cứng đầu không chịu tìm hiểu cơ chế game và nhất quyết chiến đấu với quái vật bằng cơ thể của mình thì kết cục cuối cùng hơn phân nửa sẽ khá là bi thảm.
Tất nhiên, thật khó để nói thiết kế nào trong hai thiết kế này tốt hơn, chỉ có thể nói rằng chúng nhắm đến những nhóm người chơi khác nhau và tập trung vào những niềm vui khi chơi game khác nhau.
Ngoài ra, lúc trước còn có tin đồn rằng ‘Thử Ly’ có thể áp dụng bố cục theo phong cách cửa ải. Đây từng tưởng chừng như là một phương án của tổ thiết kế, nhưng loại phương án này rõ ràng đã không được áp dụng vào game chính thức.
‘Thử Ly’ giống như ‘Quay Đầu Là Bờ’, vẫn là một bản đồ lớn liền mạch và những cảnh tượng khác nhau được kết nối chặt chẽ với nhau. Sẽ không có những thao tác cùn như chuyển đổi cửa ải.
Người chơi vào vai vị thiếu niên này sẽ đi ngao du khắp nơi, trong quá trình đó sẽ đến với nhiều cảnh tượng khác nhau trong game.
Ví dụ như ở biên giới phía Bắc, nhân vật chính sẽ tham gia vào trận chiến giữa quân đội Trung Nguyên và kỵ binh dị tộc.
Cũng sẽ được tận mắt trải nghiệm cảnh tượng vô số ngôi chùa sụp đổ trong nháy mắt và binh lính phá hủy tượng Phật.
Ngoài ra, còn có thể tiến vào Hoàng thành được bảo vệ nghiêm ngặt, tiến hành trò chuyện với một số nhân vật quan trọng trong cốt truyện hiện tại và lựa chọn phò tá một trong các vị hoàng tử trở thành hoàng đế tân nhiệm.
Tất cả những cảnh tượng này được kết nối với nhau và mỗi cảnh tượng đều có một pháp trận để người chơi dịch chuyển tức thời giữa những cảnh tượng khác nhau.
Bằng cách này, một phiên bản thu nhỏ của thế giới hư cấu được xây dựng trong game.
Đương nhiên, nhóm dự án ‘Thử Ly’ vốn muốn biến nó thành hình thức cửa ải, lời nói này cũng không phải là không có căn cứ, ban đầu Nghiêm Kỳ quả thật có đã có dự định như vậy.
Bởi vì bản đồ lớn liền mạch và hình thức cửa ải, cả hai cách làm này thực sự có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Bởi vì cơ chế game của ‘Thử Ly’ cũng bao gồm lối chơi rớt đạo cụ, thế nên người chơi có thể trải nghiệm nhiều lần những trận chiến trong một khu vực nhất định để có được một số đạo cụ hoặc tài nguyên nhất định mà bọn họ cần nhất.
Tại thời điểm này, sẽ thuận tiện hơn khi sử dụng cửa ải.
Tuy nhiên, sau khi Nghiêm Kỳ liên tục suy nghĩ lại, hắn cảm thấy hình thức cửa ải vẫn làm suy yếu quá nhiều cảm giác đắm chìm trong game của người chơi, vì vậy hắn quyết định nỗ lực nhiều hơn để đạt được hiệu quả tương tự trên một bản đồ rộng lớn liền mạch.
Nói một cách đơn giản, người chơi có thể sử dụng đạo cụ hoặc bùa đặc biệt để tạm thời thay đổi trạng thái của một khu vực nhất định, cho phép bọn họ quay trở lại tiết điểm thời gian đặc biệt, tham gia lại vào một trận chiến cụ thể và qua đó nhận lại những phần thưởng liên quan.
Mà toàn bộ thế giới liền mạch vẫn sẽ thay đổi theo diễn biến của cốt truyện.
Mặc dù cách làm này không thập toàn thập mỹ, nhưng ít nhất thì nó cũng đã cố gắng hết sức để kết hợp bản đồ lớn liền mạch với hình thức cửa ải, giữ lại lối chơi rớt đạo cụ trên bản đồ lớn liền mạch.
Trong quá trình chơi game, thực ra thì cốt truyện cũng không tính là nhiều, nhưng mỗi một đoạn cốt truyện đều vô cùng quan trọng.
Tựa game ‘Thử Ly’ này có tận vài cái kết cục.
Đầu tiên là ở trong phạm vi hoàng thành, người chơi có thể lựa chọn hỗ trợ những hoàng tử khác nhau và đề xuất lời khuyên khi hoàng tử đưa ra một quyết định nào đó.
Mà các lựa chọn của những hoàng tử này cùng với những lời khuyên của nhân vật chính có liên quan trực tiếp đến cốt truyện tiếp theo.
Ví dụ như khi bị dị tộc xâm lược, những hoàng tử khác nhau sẽ có những lựa chọn khác nhau và nhân vật chính có thể tham gia trận chiến ở những giai đoạn khác nhau trong cuộc xâm lược của dị tộc.