Nên biết, đến cả loại game như “Kế Hoạch Chống Khủng Bố” và “Vết Đạn” cũng không dám đụng đến chế độ cốt truyện!
Chế độ cốt truyện của “Pháo Đài Trên Biển”, so với một vài tựa game 3A siêu kinh điển ở nước ngoài thì khá là khập khiễng (dù sao điều kiện có hạn), nhưng cũng không phải quá kém.
Nếu so sánh với các game trong nước, thì đúng là phát huy vượt bậc, mười điểm trong mười điểm!
Điều hiếm có là chế độ cốt truyện của “Pháo Đài Trên Biển”, tuy rằng không phức tạp, nhưng chim sẻ tuy nhỏ mà đầy đủ ngũ tạng!
Thiết kết cửa ải hợp lí, quái vật và các loại súng ống đa dạng, cài đặt độ khó cửa ải vừa phải.
Điểm xuất sắc nhất chính là thiết kế của cô bé này, có thể nói là xoay chuyển hoàn toàn chế độ cốt truyện!
Nếu bỏ cô bé này đi, thì đây căn bản không thể gọi là chế độ cốt truyện, nhiều lắm coi như là một “Chế độ vô tận”, dù sao chỉ là vượt ải, đánh zombie, đánh lính đánh thuê mà thôi, đâu có cốt truyện gì?
Nhưng sau khi thêm cô bé này vào, chế độ cốt truyện hình như hoàn toàn bị xoay chuyển rồi!
Vốn là hồi hộp đến buồn tẻ vô vị, lại giống như có được linh hồn vậy, bởi vì người chơi đã bỏ tình cảm chân thật vào trong đó!
Một game có thể kích phát sự cộng hưởng của người chơi, mới có thể xem như là có cốt truyện chân chính!
Cuối cùng trong game, nhân vật chính trải qua muôn vàn khổ nạn, rốt cuộc đánh tên tầng cuối cùng của Pháo Đài Trên Biển, đánh bại quái vật boss biến dị cuối cùng, đồng thời bò lên máy bay rời đi.
Trên máy bay trực thăng, nhân vật chính ấn vào kíp nổ, cả Pháo Đài Trên Biển bốc lên một đám mây hình nấm đông cô cực lớn. Thí nghiệm virus ác độc, quái vật biến dị đáng sợ, cán bộ cao cấp hám lợi đen lòng của tổ chức đa quốc gia và lính đánh thuê... toàn bộ đều chôn thân dưới đáy biển.
Nhân vật chính lái máy bay, ống kính quay sang cô bé ở khoang khách.
Nàng đã yên tĩnh ngủ say, trên người còn đắp áo khoác nhân vật chính cởi ra.
Trong ánh tà dương chiều hoàng hôn, vụ nổ tạo lên từng cơn sóng trên mặt biển, nhân vật chính dẫn cô bé bay đi, chế độ cốt truyện kết thúc.
Trên hình ảnh xuất hiện phụ đề về nhân viên chế tác. Điều khiến Trần Sa cảm thấy kinh ngạc chính là, nhân viên trong tổ R&D lại ít như thế, tổng cộng chỉ có sáu mươi mấy người!
Trong đó, nhân viên nghiên cứu khai phá của Đằng Đạt chỉ có hơn hai mươi người, còn lại đều lại nhân viên của các công ty outsourcing, có chế tác mô hình, có thiết lập công năng, có nhân viên phối âm, âm nhạc và nhạc hiệu...
Nhưng cho dù như thế, Trần Sa vẫn kinh ngạc, hắn không ngờ chỉ có vài người thế này, lại làm ra được cốt truyện khiến người ta khó quên đến thế!
Thực ra, nghĩ kĩ lại, cả chế độ cốt truyện, thực chất cũng không đầu tư tài nguyên quá nhiều, nhân vật duy nhất khiến người ta nhớ đến, cũng chỉ có cô bé này.
Nhưng, chế độ cốt truyện của “Pháo Đài Trên Biển” vẫn khiến người ta ấn tượng sâu sắc, vừa hay có thể chứng minh trình độ cao siêu của nhà thiết kế game.
Trần Sa bị chấn động rồi, thật lâu chưa lấy lại tinh thần.
Vốn cho rằng công ty này khai phá chế độ cốt truyện là đang tấu hề, không ngờ người ta thực sự có thực lực này nha!
Ngoài sự chấn động do chính chế độ cốt truyện mang đến cho Trần Sa, “Pháo Đài Trên Biển” còn có rất nhiều chỗ khiến Trần Sa cảm thấy bất ngờ.
Ví dụ như cảm giác khi chiến đấu!
Là một người chơi hardcore của game FPS, Trần Sa có kỹ thuật tương đối tinh xảo, bất kể là một loạt các thao tác như bắn tỉa, kéo súng... đều rất thành thạo.
Nói một cách đơn giản thì, hắn có kỹ thuật bắn súng xuất sắc và yêu cầu rất cao về cảm giác đối với game FPS.
Có thể nói, phần lớn việc test game của game FPS đều tập trung vào cảm giác.
Khi Trần Sa test game “Vết Đạn” này cũng từng thấy hơi kinh ngạc, không ngờ các nhà sản xuất trò chơi trong nước lại cũng đánh bóng game FPS đến mức như vậy, thậm chí gần bằng “Kế Hoạch Chống Khủng Bố”.
Nhưng “Vết Đạn” mô phỏng theo “Kế Hoạch Chống Khủng Bố” càng nhiều.
Điều này rất bình thường, bởi vì “Kế Hoạch Chống Khủng Bố” đã được kiểm chứng là game FPS hoàn hảo nhất những năm gần đây, đặc biệt là ở thị trường trong nước, gần như khó có đối thủ.
Nỗ lực mô phỏng cảm giác của “Kế Hoạch Chống Khủng Bố”, ít nhất là sẽ không phạm phải sai lầm gì lớn.
Nhưng vấn đề ở chỗ, dù có mô phỏng như thế nào đi nữa cũng không thể làm tốt hơn phiên bản gốc.
“Vết Đạn” mô phỏng cảm giác của “Kế Hoạch Chống Khủng Bố”, nhưng chính vì một chút khuyết điểm và thiếu sót, nên cuối cùng khó có thể thực sự đạt được trình độ cao như “Kế Hoạch Chống Khủng Bố”.
Mặc dù Trần Sa cũng đề xuất rất nhiều kiến nghị chỉnh sửa cho “Vết Đạn”, nhưng ngay cả bản thân hắn cũng không thể nói rõ được sự khác biệt chi tiết của hai trò chơi này nằm ở đâu!
Cảm giác vốn là thứ gì đó rất khó thể ước lượng được, có đôi khi ngươi biết rõ là nó có vấn đề, nhưng rốt cuộc phải chỉnh sửa ra sao thì lại rất khó giải nghĩa ra được.
Mà về phương diện này, “Pháo Đài Trên Biển” đã hoàn toàn đi ra một con đường khác!
Điều này có thể cảm nhận được khi Trần Sa trải nghiệm chế độ cốt truyện.
Xúc cảm rất khác biệt với “Kế Hoạch Chống Khủng Bố”!
Ví dụ, súng bắn tỉa của “Pháo Đài Trên Biển” ổn định hơn, giảm giật dễ hơn, bắn headshot dễ dàng hơn, tốc độ đổi súng và mở ống ngắm cũng nhanh hơn...
Cảm giác đầu tiên mang lại cho Trần Sa chính là thích thú!
Nếu như nói “Kế Hoạch Chống Khủng Bố” là một game FPS yêu cầu tinh thần tập trung cao độ, có kỹ năng phức tạp, vậy thì “Pháo Đài Trên Biển” đã giảm đáng kể ngưỡng thao tác, khiến trò chơi bắn phá trở lên đơn giản hơn, thích thú hơn!
Nếu ngay từ đầu đã lĩnh hội được cảm giác này trong chế độ chiến đấu, có lẽ Trần Sa sẽ thấy tương đối phản cảm.
Bởi vì trò chơi này đã hạ thấp ngưỡng thao tác, đối với những người chơi đã tiêu tốn thời gian mấy năm để nghiên cứu và bỏ vào nhiều công sức để luyện tập như bọn họ, không còn nghi ngờ gì nữa, đó chắc chắn là một tin tồi tệ.
Nhưng Trần Sa vẫn luôn trải nghiệm chế độ cốt truyện.