"Bột mì là bảy hào một cân. Trứng gà thì hai hào một quả ạ." Hứa Nam Nam nói xong lại bổ sung thêm một câu: "Bột mì đưa năm lượng phiếu lương thực là được rồi ạ. Trứng gà thì không cần phiếu lương thực."
Giá cả thì Hứa Nam Nam có nghe ngóng qua, trong xã mua bán thì ba hào một cân, giá cả phổ biến trong chợ đen thì đắt hơn trong xã mua bán vài lần.
Hứa Nam Nam cũng không muốn thách giá quá cao, giá cả này là vừa phải.
Quả nhiên, vừa nghe thấy mức giá này, mắt của những ấy người đều sáng bừng lên, ánh mắt nhìn bột mì càng thêm nóng bỏng. Kể cả người vốn chỉ định mua trứng gà cũng hối hận vì không mang theo nhiều phiếu lương thức và tiền theo.
Bọn họ dứt khoát nói: "Bán mười quả trứng, cộng với thêm năm cân bột mì. Ngày mai khi nào cô đến, tôi sẽ sang chỗ cô tiếp."
"Tôi muốn lấy một nửa, cô cân cho tôi, tôi sẽ trả tiền và phiếu lương thực cho cô ngay." Người đàn ông trung niên nói.
Dì có tuổi cũng không khách sáo, trả tiền luôn: "Trước tiên cho dì lấy mười cân bột mì."
Ba người vừa mới nói xong thì lại có thêm người khác đến vây quanh.
Sau khi biết giá cả, lượng người muốn mua cũng tăng lên ngay lập tức.
Hứa Nam Nam luống cuống vội vàng cân đồ.
Chẳng mấy chốc, tất cả mọi thứ đều được bán hết, thậm chí hai bao bố cũng có ngươi mua mang đi luôn.
Cô cầm theo tổng cộng năm mươi quả trứng gà, bán sạch hết kiếm được mười đồng. Ngoài ra, bột mì chỉ có sáu mươi cân, bán được ba mươi lăm đồng.
Chuyến đi này cô kiếm được bốn mươi lăm đồng, tương đương với một tháng tiền lương của công nhân bình thường.
Hứa Nam Nam bọc tiền vào trong người, vội vàng trở lại mỏ để đi làm. Lo lắng có người đi theo, cô còn cố ý rẽ vào một hướng khác.
Buổi tối sau khi bận rộn xong, Hứa Nam Nam đến lớp học buổi tối để học.
Hứa Tiểu Mãn đã có Chu Phương trông chừng, Chu Phương nghe nói Hứa Nam Nam đã đăng ký học kế toán ở lớp học buổi tối, cảm thấy cô rất cầu tiến nên chị ấy rất ủng hộ cô.
Kế toán lúc này khác rất nhiều so với sau này, sách giáo khoa cũng khác biệt rất lớn, cũng may là trăm khoanh vẫn quanh một đốm* (ý nói dù thay đổi thế nào thì bản chất vẫn giống nhau). Kiếp trước lúc cô thi kế toán, nền tảng học hành cũng tương đối vững chắc nên khi cô nghe thầy cô giảng cũng hiểu được ngay.
Hầu hết những người đến học trong lớp đều là những người trẻ tuổi. Tuổi tác Hứa Nam Nam xem như là nhỏ nhất ở trong đó, bình thường người độ tuổi như cô hoặc là đang học trong trường trung cấp chuyên nghiệp chính quy hoặc là vẫn chưa vội đào tạo chuyên sâu.
Mặc dù nghe hiểu hết, nhưng khi Hứa Nam Nam lên lớp, cô vẫn rất nghiêm túc, cô ghi tất cả những gì giáo viên giảng vào vở ghi chép của mình. Sau giờ học, cô còn tìm cô giáo để hỏi thêm những vấn đề.
Cô giáo là một dì có tuổi, đeo kính lão, tính tình khá là nghiêm túc.
Người ở trong lớp học tìm cô giáo hỏi bài không nhiều, Hứa Nam Nam vừa tan lớp đã đến tìm cô giáo để hỏi khiến bà có chút kinh ngạc. Nhìn lại thì thấy tuổi tác học sinh này không lớn, nhưng thái độ thì rất tốt, vở ghi chép cũng được ghi chép rất ngay ngắn.
Thái độ của học sinh này thoáng chốc đã khiến cô giáo có thiện cảm.
Hứa Nam Nam cố gắng hỏi bài cô giáo nhiều nhất có thể, các câu hỏi của cô vô cùng kỹ càng và tỉ mỉ.
Dù gì thì cô cũng cũng là học sinh xếp lớp, không lên lớp những lịch dạy học trước đó. Cuối kỳ cô muốn cố gấng thi một lần đậu ngay để lấy được bằng tốt nghiệp trước thời hạn.
Thế nên bất kỳ vấn đề có hiểu hay không hiểu thì cô vẫn hỏi lại một lượt, sau này cô có thi một lần là qua thì người khác cũng sẽ không cảm thấy kỳ lạ, chỉ sẽ thấy bởi vì cô chăm chỉ lại có thái độ học tập chuyên cần, và đầu óc cũng khá thông minh.