Làm ở hiệu cầm đồ đó, vậy hẳn sẽ có vài phần mắt nhìn đồ, chứ không thì sẽ bị lừa, phải lỗ bao nhiêu là tiền cơ chứ. Người giám định sau này, có khi còn không bằng ông chủ của hiệu cầm đồ trong xã hội cũ nữa cơ.
Ai lại chê nhiều đồ tốt cơ chứ, Hứa Nam Nam vờ bình tĩnh nói: "Được, đúng lúc tôi cũng muốn thu vài thứ. Như vậy đi, tôi đi đến đầu con hẻm kia đợi, còn anh lấy đồ sang cho tôi."
Vừa nghe Hứa Nam Nam đồng ý, người trẻ tuổi đó lập tức nhận lời.
Hai người đi đến đầu con hẻm, người trẻ tuổi chỉ về hướng nhà của mình, căn nhà đó còn được lát gạch xanh cơ đấy. "Con phố ở nơi này trước kia là của ông chủ nhà tôi hết, bây giờ thì bị chia ra rồi."
"Đồng chí, cô đợi tôi ở đây một lúc, tôi lập tức quay lại." Sợ Hứa Nam Nam đi, người trẻ tuổi căn dặn một câu rồi mới đi về nhà.
Trong căn nhà được lát gạch xanh, một bà cụ đang khâu áo thì thấy cháu mình trở về, nhíu mày nói: "Sao lại về, không thèm làm việc nữa rồi à? Ban đầu cha cháu chạy đông chạy tây mới kiếm được cho cháu việc này đấy."
"Nội ơi, cháu đang làm chuyện nghiêm chỉnh mà, những đồ thu được trong nhà đâu nội, không phải nội cứ hay bảo cháu bán đi sao?" Người trẻ tuổi cười híp mắt nói.
"Tìm được người mua rồi à?" Bà cụ dừng động tác trên tay, ngạc nhiên nói.
"Dạ, là một cô gái trẻ, có lẽ là muốn mua chơi vài thứ đồ cũ đấy ạ, hôm nay chạy đến chỗ bọn cháu, mắt cháu chuẩn lắm, thoắt cái là nhìn ra cô ta muốn tìm đồ. Ăn mặc rất gọn gàng, quan trọng là mặt mày có thịt, thần thái lại rất xán lạn, vừa nhìn đã thấy toát ra mùi tiền. Người như vậy nào sẽ đi mua đồ cũ để dùng chứ, chắc chắn mua về để chơi. Chắc giống như mấy thiên kim công tử của những gia đình trong xã hội cũ, có tiền không có chỗ tiêu, thích bày biện trưng bày những thứ vật chết này. Đồ bán cho người đơn giản thế này cũng không sợ bị người dòm ngó."
Cụ bà nghe thấy là một cô gái trẻ thì yên tâm. Nếu gặp phải người ghê gớm, chắc chắn rước lấy phiền hà.
Hứa Nam Nam đứng bên cửa nghe, nhếch miệng, được lắm, người ta xem cô là người coi tiền như rác. Có điều trong lòng lại nhẹ nhõm hơn vài phần. Cô nhấc chân đi đến đầu hẻm.
Hứa Nam Nam vừa đến đầu hẻm không bao lâu, thì người trẻ tuổi đó cũng ra. Trong tay cầm một cái bao bố, đồ vật chất đầy được một nửa nửa cái bao bố đó.
Nhìn thấy Hứa Nam Nam vẫn đứng đó chưa đi, người trẻ tuổi đó cực kỳ vui vẻ.
"Đồng chí cô nhìn đi đồ ở hết trong này."
Mở bao bố cho Hứa Nam Nam nhìn. Hứa Nam Nam tỉ mỉ quan sát, hàng cũng ổn. "Đồ này đều là thật chứ, đừng bán đồ giả cho tôi, dù là mua đồ cũ thì cũng phải là thứ đáng tiền." Cô cố ý nói thật nghiêm túc.
Nghe thấy lời này, người trẻ tuổi cười nói: "Đồng chí, cô cứ yên tâm, mắt của tôi đều do ông bà tổ tiên truyền lại, chưa từng bị lừa bao giờ. Trân bảo quý hiếm thì không có, nhưng những thứ đồ của xã hội cũ này đều là những thứ hiệu cầm đồ sẽ thu mua cả đấy. Như gương đồng này đây, cô đừng thấy nó không lớn mà khinh, nó là vật thâm niên đấy, chỉ nhìn họa tiết chạm trổ thì biết nó không phải là đồ mà nhà bình thường sử dụng, nếu là trước kia, không có năm mươi đồng bạc thì không mua được đâu."
Nếu không phải thời thế bây giờ khiến người ta không nhìn ra được hàng thì anh ta cũng không nỡ bán đi đâu.
Hứa Nam Nam nghe vậy thì nửa tin nửa ngờ, phân vẫn chốc lát, sau đó đồng ý mua hết. Dù sao những thứ này cũng đẹp thật, giữ lại hết cũng không sao.
"Chúng tôi không lấy nhiều, hai mươi đồng, cùng với phiếu lương thực hai mươi cân." Người trẻ tuổi giơ hai ngón tay nói.
Chừng này tương đương với hơn nửa tháng tiền lương của Hứa Nam Nam. Nửa tháng tiền lương và phiếu lương thực, ở vào tương lai thì chẳng tính là bao, nhưng ở niên đại này là vốn liếng của cả mạng sống.