Nơi này sau này phồn vinh bao nhiêu thì bây giờ lại lạc hậu bấy nhiêu.
Các vùng ven biển đều là làng chài đánh bắt, ngay cả một con đường trơn láng dễ đi cũng không có. Mấy năm nay có rất nhiều người dân qua Hồng Kông sinh sống, người bản địa cũng không còn nhiều nữa.
Nhìn thấy nơi này, Hứa Nam Nam thật không dám tin rằng nơi đây là Thâm Quyến sau này. Phải mất biết bao nhiêu bàn tay mới có thể tạo nên sự thịnh vượng ở nơi này đây.
Một lần nữa cô cảm thấy cảm kích sự vĩ đại của những người trong nước.
Đoàn khảo sát ở lại đây một tuần lễ, sau đó lại đến vùng ven biển ở Quảng Châu, Hứa Nam Nam đi cùng nhưng không nói gì nhiều. Chỉ im lặng để xem.
Đến khi đoàn khảo sát về thì cô cũng cùng họ về theo.
Từ lúc đi cho đến khi về đến nhà cũng mất gần một tháng rồi. Bản thân Hứa Nam Nam cũng có ghi chép lại một số thứ, vẽ một vài sơ đồ, về đến nhà thì cô tập trung chỉnh sửa lại.
Với chuyến đi khảo sát thực địa này và những ý kiến từ những người chuyên ngành, Hứa Nam Nam cảm thấy lần này mình đã học hỏi thêm được nhiều điều, cô cũng đã có những suy nghĩ sâu hơn đối với kế hoạch của bản thân.
Khi Hứa Nam Nam đang chuyên tâm cho công việc, bọn trẻ đứng ngoài cửa phòng len lén nhìn theo, không dám ồn ào.
Cha đã dặn dò rồi, bây giờ mẹ đang làm việc lớn. Sau này có thể cung cấp công việc cho rất nhiều người, những đứa trẻ như các cậu sẽ được mặc áo mới, ăn no bụng. Nên bây giờ các cậu không được phiền mẹ làm việc.
Đợi Hứa Nam Nam làm xong việc, cô vừa mới đặt bút xuống thì tụi nhỏ mới mở cửa phòng ra, Đại Bảo bưng ly trà chạy vào phòng. "Mẹ ơi, uống trà."
Nhị Bảo cầm theo dĩa bánh: "Mẹ ơi, ăn bánh."
Tam Bảo nhẹ nhàng đi qua đấm vai cho Hứa Nam Nam: "Mẹ ơi, có thoải mái không mẹ."
Hứa Nam Nam bỗng cảm thấy mình mới đi ra ngoài có một tháng thôi mà mấy đứa trẻ đã trở nên tri kỷ như vậy rồi. Trông giống như áo bông nhỏ mà cô hằng mơ vậy.
"Mẹ ơi, mẹ đang làm việc gì vậy?" Nhị Bảo hiếu kì hỏi.
Tam Bảo nói: "Cha bận, mẹ cũng bận."
Đại Bảo nói: "Cha là người bảo vệ quốc gia, các chú có nói rồi, ở kế bên chúng ta một đám xấu xa, bọn họ phải đi đánh cho tên đó bầm dập."
Hứa Nam Nam xoa đầu ba đứa trẻ. "Cho dù cha mẹ có làm gì thì cũng là làm những việc trong khả năng của bản thân. Sau này các con lớn rồi thì phải nhớ rằng, tài giỏi bao nhiêu thì phải đi kèm với trách nhiệm nặng nề bấy nhiêu. Đừng bao giờ đi vào con đường lầm lỗi. Phải làm một công dân tốt cho đất nước, có ích cho xã hội. Nếu không thì mẹ và cha con uổng công sức nuôi mấy đứa rồi."
Cô sợ nhất là mấy đứa nhỏ sẽ học hư. Sau này có nhiều thứ mê hoặc như vậy, nếu tụi nhỏ sau này lớn rồi, đi vào còn đường lầm lỡ, chắc cô sẽ khóc đến chết.
"Mẹ, con muốn đi quân đội, bảo vệ quốc gia. Đánh cái tên xấu xa đó." Đại Bảo vươn thẳng vai nói.
Nhị Bảo mắt sáng lên: "Con muốn như chú hai làm nhà nghiên cứu khoa học. Sau này con sẽ phát minh ra thứ có thể bay được, sau này mẹ có thể ngồi đó bay tới, không cần phải ngồi xe cực nhọc như vậy."
"Cái đó không phải là máy bay sao?" Đại Bảo hỏi.
"Đó cũng là máy bay tốt." Nhị Bảo kiên trì nói.
Tam Bảo nhìn vào ngón tay cái: "Con thì cái gì cũng không biết làm, phải làm sao bây giờ?" Cậu bé không thích đánh nhau, thành tích học tập cũng không phải là tốt nhất.
Hứa Nam Nam cười nói: "Tam Bảo của chúng ta không cần phải vội, sau này con muốn làm gì cũng được, miễn là không làm những việc sai trái là được. Con có thể làm những chuyện mà bản thân con cảm thấy thích thú."
Tháng ba, đặc khu kinh tế Thâm Quyến ra đời.
Hứa Nam Nam bắt đầu bận rộn cho việc chọn địa điểm và thu hút các nhà đầu tư từ bên ngoài.