Tại thôn họ Hứa ở Nam Giang, Lý Tĩnh lại bị đuổi ra ngoài.
Hơn mười năm rồi, tóc của bà ta cũng đã hoa râm, mặt mày tang thương, khóe mắt đầy nếp nhăn khác xa với trước kia. Cho dù là Tống Quế Hoa lúc vừa gặp lại bà ta cũng không nhận ra được.
Tống Quế Hoa đứng trong nhà, từ phía cửa sổ nhìn ra ngoài. Thấy Lý Tĩnh bị bọn người nhà của Hứa Kiến Hải đuổi ra ngoài, ngồi bệt dưới đất khóc.
Trương Thúy Cầm chạy đến tát bà ta hai cái: "Cô vẫn còn mặt mũi mà khóc sao, cũng chính vì ba đứa đặc vụ chúng mày mà hại chúng tôi thảm đến cỡ nào. Chân của Kiến Hải nhà tôi bị người ta đánh gãy, xém chút nữa là mất mạng. Hồng Hồng cũng không có người muốn lấy làm vợ, lỡ thì hết mấy năm mới đành gả cho một người đàn ông đã chết vợ. Còn ông già và bà già, bây giờ vì sao mà nằm trên giường không cử động được nữa hả, còn không phải là do mấy người hại sao."
...
Trương Thúy Cầm vừa nói xong, Hứa Hồng từ trong nhà chạy ra, tay đánh chân đá vào người Lý Tĩnh để trút cơn uất ức mà mấy năm nay chị ta đã phải gánh chịu. Nếu không phải lúc trước người đàn bà này mong chị ta có thể trèo cao thì chị ta cũng không cần phải chịu nhiều khổ cực đến như vậy. Cũng là do người đàn bà này và con gái bà ta hại. Nghiệp của bọn họ tạo ra mà để chị ta mấy năm nay phải chịu tội cho.
Lý Tĩnh lấy tay che đầu lại, nằm sấp dưới đất chịu những trận đòn. Trong miệng lẩm bẩm kêu: "Kiến Sinh, Nam Nam, Tiểu Mãn, Tiểu Linh…"
Ở một căn nhà khác, Lưu Xảo và Hứa Mai Tử cũng đang bị chửi bới. Vì thành phần gia đình Hứa Long không tốt, nên cậu ta nhiều năm không kết hôn. Sau mười năm, khó lắm mới cưới được người góa chồng về chung sống với nhau, bị quản lý rất nghiêm ngặt. Bây giờ mẹ và chị của cậu ta trở về, nhà phải nuôi thêm hai người, vợ cậu ta không vui vẻ gì nên chửi mắng hai mẹ con.
Lúc đầu Hứa Long cũng có giúp nói đỡ vài câu, nhưng sau này cũng không thèm nói giúp nữa. Nếu như không phải do mẹ và chị của cậu ta tạo nghiệp, cậu ta cũng sẽ không bị lỡ suốt bao năm, rồi cưới một người vợ như vậy về nhà. Bọn họ bị như vậy cũng là đáng đời.
Hứa Kiến Bình trước đây cũng vì chuyện này mà bị phê đấu, từ đó cả người hay bị bệnh lặt vặt tuổi già, bây giờ hông thể làm chủ chuyện trong nhà nữa rồi. Lúc này vợ và con gái về nhà bị người khác ghét bỏ, ông ta nói đỡ giúp vài câu cũng không còn chút sức lực, chỉ còn cách là đứng ở một bên nhìn.
Phê đấu, thường đề cập đến một hình thức vận động chính trị sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, vào lúc đỉnh cao trong cuộc Cách mạng Văn hóa (1966-1976). "Phê đấu" có nghĩa là "phê bình" và "tranh đấu", nhưng rõ ràng là mang tính bạo lực và tàn phá nghiêm trọng hơn. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, những người đi phê đấu thường công khai những người hoặc những điều họ cho là trái với tư tưởng và ý định của Mao Trạch Đông, sau đó chỉ trích họ, bao gồm chỉ trích bằng lời nói, lăng mạ công khai, gây thương tích và thậm chí là giết hại.
Nhà họ Hứa ngày nào cũng chửi lộn như vậy, người trong thôn họ Hứa cũng đã quen thuộc với cảnh tượng này.
Tống Quế Hoa xem xong cảnh cãi vã thì đi ra khỏi sân đứng ở cửa. Một lát sau, Lý Tĩnh cúi khom người bước qua trước cửa nhà bà ấy. Gương mặt bầm tím, ai nhìn thấy cũng không đành lòng.
Tống Quế Hoa nhìn bà ta nói: "Cô đợi một chút, để tôi đi lấy cái gì đó cho cô ăn."
Lý Tĩnh cả ngày nay chưa ăn gì cả, nghe nói có đồ ăn, mắt vội nhìn về phía Tống Quế Hoa.
Tống Quế Hoa quay lưng đi vào sân rồi vào bếp lấy thức ăn, chốc lát sau, trong tay bà ấy cầm vài cái bánh ngô bước ra cửa.