Có điều dù nói thế nào thì Tống Quế Hoa cũng chỉ là người ngoài, đâm ra cũng không giúp được gì nhiều.
“Nam Nam à, cha mẹ cháu tháng này về đây, cháu hãy lựa lời nói chuyện với cha mẹ đi, xem có thể theo hai người bọn họ trở về thành phố hay không.”
“Cháu cũng không biết họ có quay về hay không, việc này đều phải có sự quyết định của bà nội ạ, cháu có nói thì cũng không làm được gì cả.” Hứa Nam Nam trả lời một cách thẳng thắn.
Có điều lời này là ý tưởng trong lòng của nguyên chủ.
Hiện tại Hứa Nam Nam cũng không ủng hộ. Việc này bà Hứa sẽ cân nhắc lại, nhưng nếu vợ chồng Hứa Kiến Sinh vẫn kiên quyết, vậy thì bà Hứa cũng không còn cách nào khác.
Rốt cuộc thì không có cha mẹ nào trong gia đình không nuôi dưỡng con mình mà lại chạy đi nuôi con nhà người khác.
Tuy rằng Hứa Kiến Sinh đối với cha mẹ và anh em mình có chút áy náy là một chuyện, nhưng dù gì hắn cũng là một người cha, chỉ cần bà Hứa vừa khóc ăn vạ, hắn liền bỏ mặc chính con cái của mình. Như vậy mà đáng mặt làm cha hay sao?
Còn với mẹ của Hứa Nam Nam thì không cần phải nói, cháu trai cháu gái so với con cái của mình thì đều là người thân trong nhà.
Vì chuyện này mà được khen ngợi và khích lệ không ít. Ai cũng nói mẹ của cô thâm minh đại nghĩa(), đồng thời là một đứa con dâu tốt, là một người mẹ cao cả.
[Chú thích: (
) Thâm minh đại nghĩa: minh bạch, hiểu rõ nghĩa lớn.]
Bà ấy càng không ngờ tới rằng nhiều năm trôi qua như vậy cũng không có một ai nói bà ấy là người mẹ tốt cả.
Không cần Hứa Nam Nam phải nói ra thì Tống Quế Hoa cũng hiểu rằng chính cô có nói thì cũng dư thừa.
Nếu như thật sự hữu dụng thì hai người kia cũng sẽ không bỏ mặc con cái mình trong suốt bảy năm như vậy.
Cũng không biết hai vợ chồng này suy nghĩ cái gì mà lại nhẫn tâm đến mức đó.
Nói khó nghe một chút, chẳng lẽ về sau bọn họ định dựa dẫm vào mấy đứa cháu trai cháu gái mà họ đang nuôi dưỡng này hay sao?
Về sau này khẳng định bọn họ sẽ phải hối hận cho mà xem!
Tống Quế Hoa cũng không khuyên nhủ Hứa Nam Nam nữa, đến giờ tan tầm trở về nhà ăn cơm sáng, cô ấy lại dặn dò Hứa Nam Nam đợi một lát nữa hãy đi theo cô làm việc cùng nhau.
Lúc này Hứa Nam Nam cùng với chú thím cô quay về nhà, trong nhà cũng chuẩn bị đồ ăn xong hết cả rồi.
Ông nội Hứa ngồi ở nhà chính ăn cháo, ăn xong còn xơi thêm một cái bánh bột bắp. Mâm cơm vẫn còn đó là để chờ bọn họ về ăn.
Đồ ăn tuy đã được bày lên trên bàn rồi nhưng vẫn không một ai dám đụng vào. Chờ thêm một lát nữa, bà Hứa hùng hổ đi từ trong nhà bếp ra, ánh mắt sáng lên nhìn vào bàn ăn.
Bà cụ vừa vào cửa đã mắng: “Cả thôn này không có bà già nào khổ như tao, còn phải phục vụ một gia đình lớn ăn cơm. Người trẻ còn học cách lười biếng không kiếm sống.”
Hứa Nam Nam suýt trợn trắng mắt.
Không phải người trong nhà không muốn nấu cơm, cho dù là người như Trương Thúy Cầm thì chắc chắn cũng muốn nấu cơm, nhưng cô ta không có tư cách này.
Lương thực trong nhà đều nằm trên tay bà cụ. Kho thóc trong nhà là phòng của bà cụ, lương thực được chia cũng phải để trong phòng bà ta, không ai có thể động đến.
Chuyện dễ ăn trộm như nấu cơm, đương nhiên cũng sẽ không rơi vào tay người khác.
Mọi người cũng đã quen những lời oán trách của bà cụ, hình như mỗi ngày bà ta không nói mấy câu thì không thể hiện được bà ta đã hi sinh vì cái nhà này vậy.
Thật ra ở cái tuổi của bà cụ, rất nhiều người vẫn còn làm việc trong đồng ruộng, kiếm công điểm cho gia đình đấy. Nhưng mà nhà ông Hứa thì khác, hai ông bà hơn năm mươi tuổi đã bắt đầu về hưu.
Ông Hứa cứ rảnh là đi, không rảnh thì không đi, bà Hứa là hoàn toàn không đi.
Mặc dù mọi người đều biết quy luật này, nhưng không ai dám xui quẩy nói bà ta một câu không tốt, bằng không chính là bất hiếu, là ngược đãi bà ta.