Thập Niên 60: Cuộc Sống Mỹ Mãn Của Vợ Trước Lót Đường Trong Niên Đại Văn

Chương 94

Báo đến buổi sáng, công hàm thuyên chuyển công tác trong huyện đến vào buổi chiều.
Bí thư Cao gọi Kiều Vi vào văn phòng, thông báo cho cô: “Cô được điều tạm đến Huyện ủy.”
“Chiếc xe nữ 26 kia cho cô đi. Bắt đầu từ ngày mai, cô đi Huyện ủy làm.”
Kiều Vi: “Hả?”
Tác giả có lời muốn nói:
Cầu dịch dinh dưỡng, cầu dịch dinh dưỡng, cầu dịch dinh dưỡng ~
Dập đầu cảm ơn.
“Mặc dù Kiều Vi là nhân viên 996 (*) lăn lộn cống hiến hết mình cho công ty, nhưng kiếp trước cô không phải người trong cơ chế nên có một vài thứ cô vẫn không hiểu lắm.
(*) Nhân viên 996: Bắt đầu làm việc lúc 9 giờ sáng, tan làm lúc 9 giờ tối, đi làm 6 ngày mỗi tuần.”
Điều chuyển tạm thời rốt cuộc là cái gì cô hoàn toàn không hiểu. Điều chuyển thì cô biết, nhưng còn “tạm thời” là sao.
Hơn nữa cô là người giỏi nhìn nhận, biết nghe ngữ điệu, nhìn sắc mặt mà đoán được người khác đang nghĩ gì, vẻ mặt, ánh mắt của bí thư Cao và chủ nhiệm Phương nói cho cô biết, vụ điều chuyển tạm thời này không phải chuyện tốt đẹp gì.
Chuyện này không thể cứ úp úp mở mở mãi được, phải hỏi cho rõ ràng.
May mà bí thư Cao và chủ nhiệm Phương sẵn lòng giải thích cho cô.
“… Vậy có nghĩa là, tôi vẫn là nhân viên ở bên này, lương cũng là do ủy ban trấn phát? Trên thực tế tôi vẫn là người của ủy ban trấn.” Kiều Vi vô cùng ngạc nhiên: “Như vậy chẳng phải là tôi đi làm không công cho huyện sao? Còn ủy ban trấn phải chịu thiệt rồi.”
“Khụ khụ…” Chủ nhiệm Phương cố gắng giải thích: “Cũng không thể nói như vậy.”
Không thể nói như vậy thì phải nói thế nào đây, bản chất của việc này giống hệt những gì Kiều Vi đã nói. Làm gì có đơn vị nào vui vẻ đồng ý cho người của mình bị đơn vị khác hay cấp trên mượn chứ.
Chẳng lẽ tôi lại đồng ý phát lương để người ta đi làm việc cho anh, trong khi chỗ tôi còn đang thiếu một người.
Tính thế nào cũng lỗ.
Kiều Vi vẫn hơi do dự. Bởi vì thực ra cô rất thích đạp xe vào huyện.
Đoạn đường đồng đó rất đẹp, có ánh nắng, không khí, đất ruộng, và những lão nông đội mũ rơm dắt theo đàn bò giày gầy guộc. Con đường dài vắng người có phong cảnh đẹp như tranh vẽ.
Đạp xe nhanh thì tầm bốn năm phút là đến nơi, đạp chậm thì cũng chỉ mất có một tiếng.
Khi làm trong thị trấn nếu như quên tắt bếp trước khi đi làm thì có thể về nhà tắt rồi quay lại làm tiếp, có người còn cảm thấy quãng đường đi làm đó quá xa. Nhưng Kiều Vi là người thành phố, thành phố mà cô từng sống trước đây là thành phố tuyến một, ngày nào cũng phải tốn một tiếng rưỡi thời gian cho việc di chuyển, nên đối với cô quãng đường đó cũng không xa lắm.
Vả lại, phương tiện giao thông của thời đại này quá lạc hậu. Mười dặm cũng chỉ bằng 5km, nếu lái xe chỉ mất có mười phút mà thôi. Đối với Kiều Vi mà nói, quãng đường này vẫn còn “quá gần”.
Cho nên khoảng cách đối với cô mà nói là một thứ không đáng nghĩ đến.
Nhưng khi hiểu được bản chất của việc điều chuyển tạm thời, Kiều Vi lại không muốn đi.
Bởi vì bản tính con người có thiện có ác, nhưng ngoài thiện ác con người còn có rẻ rúm.
Ví dụ điển hình nhất chính là, những cô gái lương thiện không đòi sính lễ ở những vùng coi trọng sính lễ thường bị nhà chồng coi là rẻ rúm. Bởi vì nhà chồng cho rằng cô ấy không đòi sính lễ là do cô ấy “Rẻ tiền”, “Không có giá trị”, chứ không phải là vì cô ấy lương thiện, mà là vì “Con trai họ có bản lĩnh”.
Nếu như cô vẫn là nhân viên của ủy ban trấn, nhận lương của ủy ban trấn, Kiều Vi sẽ không ngây thơ cho rằng ủy ban huyện sẽ biết ơn công sức miễn phí mà cô bỏ ra.
Dựa trên những kiến thức cô có từ những ngày tháng trưởng thành trong môi trường văn phòng, rất có khả năng khi làm việc ở đó cô sẽ bị đối xử như trâu như ngựa. Điều tồi tệ hơn là đơn vị cũ của cô rất có thể sẽ không coi trọng cô. Dù gì thì cô cũng cầm tiền của người ta rồi đi làm cho đơn vị khác.
Logic này dùng ngón chân nghĩ cũng có thể hiểu được.
Kiều Vi hỏi ngay: “Tôi có thể từ chối không?”
Bí thư Cao ho một tiếng, nói: “Đây là công hàm điều chuyển công tác.”
Thực ra nếu thỉnh thoảng điều chuyển tạm thời vài ngày, cũng không cần dùng đến công hàm điều chuyển công tác, các lãnh đạo gọi điện thoại báo với nhau một tiếng là được rồi. Thông thường cũng sẽ không chỉ định là phải điều ai đi, nếu cần dùng tạm ai đó, chỉ cần gọi một cuộc điện thoại nói “Cử một người sang hỗ trợ chúng tôi”, thì lãnh đạo bên này cử một người nào đó đi là được.
Thời gian ngắn, làm ở đó vài ngày là được về rồi. Không có ảnh hưởng gì nhiều.
Đằng này lại viết cả công hàm điều chuyển công tác chính thức, còn chỉ định cả người. Thì chỉ có hai khả năng, một là thời gian điều chuyển dài, hai là muốn cướp người này luôn.
Bất luận là khả năng nào thì đơn vị cũ cũng sẽ không vui. Thậm chí rất có thể còn cho rằng bản thân người này muốn leo cao, nghi ngờ họ sẽ một đi không trở lại. Cho nên cái người được điều chuyển tạm thời đi này thường không được cả hai bên hoan nghênh.
Không thể từ chối công hàm điều chuyển công tác sao?
Kiều Vi suy nghĩ một lát rồi nói: “Làm vậy kỳ thực rất khó cho tôi, tôi còn có con nhỏ. Nếu làm ở ủy ban huyện mang con theo không tiện, tôi chưa thấy ai mang con theo cả.”
Quy mô của ủy ban huyện lớn hơn ủy ban trấn rất nhiều, cho nên cường độ làm việc và hiệu suất cũng cao hơn rất nhiều. Ý thức cấp bậc cũng rất lớn.
Ủy ban trấn nhỏ, mặc dù cũng phân cấp bậc nhưng mối quan hệ giữa mọi người rất gắn bó gần gũi, hầu như ai cũng có gia thế và quan hệ, có những lúc lãnh đạo còn có cảm giác bản thân là phụ huynh của mọi người, không quá nghiêm ngặt trong việc phân cấp.
Nhưng Kiều Vi đã đến ủy ban huyện hai lần, cô cảm nhận được rõ sự khác biệt trong việc phân cấp, thấy rõ tác phong của nơi làm việc, quan trường.
Lãnh đạo không chỉ là lãnh đạo, thậm chí còn là “Quan chức”.
Chủ nhiệm Phương nói: “Tôi nghe nói đại viện quân đội có nhà trẻ, ủy ban huyện cũng có nhà trẻ nằm ngay trong sân văn phòng huyện ủy, cô có thể để con ở đó, có thể ghé qua gặp bất cứ lúc nào.
Kiều Vi suy nghĩ rồi hỏi tiếp: “Tôi có thể dùng thân phận người nhà quân nhân để từ chối không?”
Bí thư Cao và chủ nhiệm Phương đều cứng họng, dở khóc dở cười nói: “Cô…”
Kiều Vi đắc chí nói: “ Trong chuyện này rõ ràng là chỉ có ủy ban huyện có lợi. Ủy ban trấn và bản thân tôi không nhận được bất cứ lợi ích nào.”
Cô là người làm công đương nhiên sẽ có trách nhiệm của người làm công, cô có thể nỗ lực, tích cực làm việc không ngừng nghỉ, nhưng cô không cho phép người khác hưởng lợi trên công sức lao động của mình.
Quả nhiên, một nhân viên có năng lực ít nhiều gì cũng sẽ có cá tính, cách nghĩ của riêng mình, có mấy ai vừa có năng lực lại vừa nghe lời chứ.
Bí thư Cao: “Đối với cô mà nói đây là một cơ hội rất tốt, cho cô có cơ hội mở mang tầm mắt, cũng như tiếp xúc với càng nhiều đồng nghiệp, lãnh đạo, học được kinh nghiệm từ người khác, nói không chừng còn có cơ hội được điều chuyển chính thức sang ủy ban huyện.”
Điều chuyển chính thức mới gọi là thăng chức, còn điều chuyển tạm thời thì không tính.
Kiều Vi oai phong nói: “Khởi điểm của tôi là ở ủy ban trấn, trạm phát thanh là nhà của tôi.”
Cô đã làm việc rất tốt trong căn phòng nhỏ của ủy ban trấn. Các đồng nghiệp ai cũng thân thiết với nhau, thậm chí còn giúp cô trông con.
Thời gian thoải mái, công việc cũng nhẹ nhàng, tự do.
Cửa sổ văn phòng còn có một chậu hoa của riêng cô, Thiên Minh đã dạy cô chăm sóc nó.
Hồ Tuệ dạy cô đan áo lên.
Mạn Mạn mang đồ ăn vặt cho cô.
Trạm trưởng chưa từng to tiếng với cô.
Nhân viên trực điện thoại ở phòng trực bên cạnh nếu như nghe được chuyện gì hay ho trong máy sẽ lập tức sang gọi cô, để mọi người cùng nghe lén, vô cùng thú vị.

Ngay cả Nghiêm Tương cũng có bàn làm việc của riêng mình, cậu bé vẫn hay chạy giúp việc vặt trong văn phòng. Nhờ vậy mà mọi người vẫn có thể làm được việc mà không phải rời khỏi ghế, tiết kiệm được rất nhiều sức lực.Vào ngày nhận lương, ba người họ mỗi người cho Nghiêm Tương năm xu. Nghiêm Tương cầm ba đồng tiền “lương” là vô cùng vui vẻ.
Có công việc tuyệt vời này rồi, có ai lại muốn đến ủy ban huyện làm trâu làm ngựa chứ.
Kiều Vi có tài nhưng không hề có ý nghĩ muốn rời khỏi ủy ban trấn để leo cao, thậm chí cô còn coi ủy ban trấn như nhà của mình, bầu không khí trong văn phòng đột nhiên trở nên thoải mái hơn hẳn, bí thư Cao và chủ nhiệm Phương cũng không lên giọng tỏ vẻ trịnh thượng nữa.
Không còn giữ khoảng cách với cô mà gần gũi hơn hẳn.
“Tinh thần coi văn phòng như nhà ở là rất tốt, nhưng vẫn phải tuân theo lệnh điều động của cấp trên.” Bí thư Cao trầm ngâm một lát: “Được rồi, nếu đến ủy ban huyện làm, cô sẽ được hưởng các khoản trợ cấp, phụ cấp hàng năm như bình thường.”
WTF?
Nói vậy nghĩa là, ban nãy nếu cô không quyết liệt từ chối, thì sau khi cô bị điều chuyển tạm thời, sẽ không được nhận phúc lợi đãi ngộ từ đơn vị cũ?
Sắp đến Quốc Khánh rồi, người khác được phát dầu, mì, trứng, còn cô lại không có sao?
Đơn vị cũ mà cô giành tình cảm không phát cho cô, đơn vị mới muốn cô đến cũng sẽ không phát cho cô.
Chết tiệt.
Nhưng Kiều Vi biết, chuyện này chắc chắn không từ chối được, nếu không cô không chỉ đắc tội với ủy ban huyện mà còn đắc tội với chính lãnh đạo của mình.
Kiều Vi hỏi: “Rốt cuộc là lần điều chuyển tạm thời này kéo dài bao lâu? Bao giờ tôi về được?”
Bí thư Cao nói: “Chuyện này rất khó nói, hừm… chắc tầm một tháng?”
Nói dối. Tuyệt đối không được tin lời lãnh đạo. Lãnh đạo nói một là bạn phải nghĩ đến ba đến năm. Chứ không được tin một là một thật.
Cô có thể làm việc chăm chỉ, nhưng không thể bị bắt nạt, cô phải được nhận thù lao theo đúng công sức mình bỏ ra, và được đãi ngộ xứng đáng, gặp phải khó khăn không thể để cô tự mình giải quyết, ai là người đề xuất thì người đó phải giải quyết cho cô.
Kiều Vi nói: “Tôi thực sự có quá nhiều trở ngại khách quan, muốn khắc phục những khó khăn này để làm việc ở đơn vị cấp cao thì các lãnh đạo phải hỗ trợ tôi, giúp đỡ tôi. Nếu không, một bà mẹ một con như tôi thực sự rất khó lo liệu.”
Chỉ cần bình tĩnh là được, những vấn đề khác chắc chắn sẽ được giải quyết. Vả lại cô thực sự không muốn đi, cô vẫn một lòng muốn ở lại ủy ban trấn.
Bí thư Cao sẵn lòng hỗ trợ cô: “Cô nói đi.”
Kiều Vi lần lượt đưa ra từng yêu cầu của mình.
Bí thư Cao nói: “Chủ nhiệm Phương, gọi một cuộc điện thoại.”
Toàn bộ điện thoại của ủy ban trấn đều chung một đường dây, điện thoại trong các phòng ban đều là máy nội bộ. Chủ nhiệm Phương cầm điện thoại lên, nói với nhân viên trực điện thoại: “Giúp tôi quay số đến ủy ban huyện.”
Nhân viên trực điện thoại ở phòng trực điện thoại cạnh trạm phát thanh liền giúp anh ta gọi đến phòng làm việc của ủy ban huyện.
Chủ nhiệm Phương nói với nhân viên trực điện thoại đầu dây bên kia: “Tôi là chủ nhiệm văn phòng ủy ban trấn của trấn Hạ Hà Khẩu, giúp tôi chuyển máy cho bí thư Hoàng.”
Văn phòng rất yên ắng, Kiều Vi thấy chủ nhiệm Phương nói chuyện của cô với bí thư Hoàng.
Hiện giờ không thể lên tiếng, nên Kiều Vi đứng bên cạnh khua chân múa tay biểu đạt ý nghĩ của mình. Chủ nhiệm Phương vừa nói chuyện với bí thư Hoàng vừa gật đầu với cô.
Khỏi phải nói, mấy chuyện tranh luận như thế này chủ nhiệm văn phòng là người làm giỏi nhất.
Và rồi anh ta cúp máy, thương lượng xong đãi ngộ cuối cùng.
Trong thời gian Kiều Vi được điều chuyển tạm thời vẫn sẽ được hưởng toàn bộ phúc lợi từ đơn vị cũ.
Xét đoạn đường đi làm của Kiều Vi, mỗi ngày cô sẽ được nhận thêm hai hào tiền trợ cấp đi lại, nhưng sẽ không được nhận phụ cấp công tác.
Sau khi cân nhắc kỹ, Kiều Vi có thể vào làm vào lúc 9 giờ, muộn hơn những người khác một tiếng.
Nếu cần thiết, ngày mai có thể đưa Nghiêm Tương vào nhà trẻ ủy ban huyện luôn.
Xét đến chuyện đường đi làm không có đèn đường, vấn đề an toàn của người lao động nữ trẻ tuổi, trước Quốc Khánh, giờ tan làm của Kiều Vi là bốn giờ chiều, sớm hơn người khác một tiếng. Sau quốc khánh, trời tối nhanh hơn, giờ tan làm của Kiều Vi là ba rưỡi chiều, để tránh những tình huống nguy hiểm khi đi bộ vào buổi tối.
Khi trời đổ mưa hoặc có tuyết rơi, Kiều Vi không cần đến ủy ban huyện mà sẽ ở ủy ban trấn làm việc. Nếu có vấn đề gì, lãnh đạo có thể dùng điện thoại chỉ đạo từ xa, và cô phải đảm bảo rằng bản thân có thể thực hiện công việc đúng thời gian đúng khối lượng.
Cô được làm như vậy là vì trên đường tới ủy ban huyện có một đoạn đường đất rất dài, từ đó phải đi qua một con đường cái lớn mới ra đến đường nhựa, Khi trời mưa hay có tuyết, đi xe đạp rất bất tiện.
Trong thời đại này, xe đạp là một thứ xa xỉ, xa xỉ đến nỗi kết hôn rồi vẫn chưa có được một trong bốn món đồ mà ai cũng muốn sở hữu này, mà phải cố gắng thêm vài năm nữa. Xe đạp không được dùng rộng rãi và đương nhiên cũng chẳng có loại áo mưa nào được thiết kế riêng cho người đi xe đạp. Chỉ có loại áo mưa to dài, mặc vào đạp xe rất bất tiện, lại còn không thể đưa con theo.
Kết quả này làm Kiều Vi rất hài lòng, lãnh đạo cũng rất có tâm chiến đấu vì cô.
Kiều Vi bày tỏ lòng biết ơn chân thành.
Nhân viên có năng lực sẽ được bảo vệ, thậm chí lãnh đạo còn sẵn sàng cúi đầu trước cô, sẵn sàng bao che cho cô.
Cũng không thể để người của mình bị người ngoài bắt nạt, nếu không mọi người sẽ thấy các lãnh đạo cũng nhu nhược yếu đuối, không có uy tín.
Còn về vấn đề đãi ngộ, Kiều Vi theo chủ nhiệm Phương tới phòng làm việc, thấy anh ta viết một mảnh giấy.
Cô cầm mảnh giấy và công hàm điều chuyển công tác về trạm phát thanh, vừa thông báo, Lục Mạn Mạn đột nhiên cảm thấy như trời sập tới nơi!
Cô ấy mới hạnh phúc được mấy ngày, Kiều Vi đã bị điều chuyển tạm thời tới chỗ khác!
“Đi bao lâu? Bao giờ về?” Cô hỏi đi hỏi lại.
Kiều Vi nói: “Bí thư nói là một tháng.”
Trạm trưởng cảm thán một tiếng, ông ấy đương nhiên biết rõ đây là một con số không chính xác.
Lục Mạn Mạn tức giận dậm chân. Dậm xong lại nói: “Điều chuyển tạm thời là chuyện phiền phức nhất, bọn họ ở bên đó sẽ mặc sức sai bảo chị. Chị phải cẩn thận, đừng làm xong việc sớm quá. Nếu mà như vậy, bọn họ sẽ giao thêm càng nhiều việc cho chị.”
Trạm trưởng Lục nói: “Hãy làm theo lời Mạn Mạn.”
“Được.” Kiều Vi đồng ý: “Chị đâu có ngốc. Bên đó đâu phải nơi làm việc của chúng ta, nếu có thể trì hoãn chị sẽ trì hoãn, rồi cố gắng về đây thật là sớm.”
Hồ Tuệ hỏi: “Vậy Nghiêm Tương thì sao?”
Nghiêm Tương háo hức nhìn.
“Nghiêm Tương lại đây.” Kiều Vi gọi Nghiêm Tương tới, hỏi cậu bé: “Con muốn tới nhà trẻ ở đại viện, hay muốn theo mẹ lên huyện, nhưng lên huyện cũng phải vào nhà trẻ ở trong ủy ban huyện. Nhưng nếu con tới nhà trẻ trong ủy ban huyện, thỉnh thoảng mẹ sẽ qua ngó con một cái.”
Nghiêm Tương nói: “Con sẽ đi với mẹ.”
Đối với Nghiêm Tương mà nói đại viện là một nơi vô cùng thân thuộc, cậu bé có thể nhìn thấy nhà trẻ của đại viện qua lan can bên cạnh mà chẳng có chút xa lạ nào cả.
Cậu bé muốn khám phá một nơi mới mà mình chưa từng biết đến.
Kiều Vi cũng muốn đưa Nghiêm Tương đi cùng.
Chỉ là một đoạn đường đi bốn năm mươi phút mà thôi, là quãng đường vô cùng bình thường đối với người thành phố.
Nhưng mọi người lại rất thương Nghiêm Tương, Hồ Tuệ thậm chí còn nói: “Hay là Tương Tương ở lại đi…”
Nếu đổi lại là đứa trẻ khác, cô ta cũng sẽ không nói như vậy để tự mua việc vào người. Cô ta cũng là người nhà cán bộ, không phải là bảo mẫu mà đi trông con cho người khác.
Nhưng Nghiêm Tương thật sự hoàn toàn không làm người khác phải lo lắng.
Ngoại trừ việc không thể tự mình dùng bình giữ nhiệt rót nước, còn phải nhờ người lớn giúp đỡ thì những việc khác như đi vệ sinh, ăn cơm cậu bé đều không làm cho người khác phải bận tâm.

Bình Luận (0)
Comment