Thập Niên 60: Cuộc Sống Mỹ Mãn Của Vợ Trước Lót Đường Trong Niên Đại Văn

Chương 98

Sau đó cô rời đi.
Cô giáo Hạ xách túi bánh đào trở về phân chia cùng mọi người: “Mẹ của Nghiêm Tương mua đấy.”
Đúng là đồ ăn khiến cho miệng lưỡi trở nên ngọt ngào hẳn, mọi người nhao nhao nói: “Mẹ của Nghiêm Tương khách sáo quá rồi.”
“Không hổ là gia đình cán bộ.”
“Tôi cảm thấy áo sơ mi của cô ấy trắng vô cùng, có vẻ rất sạch sẽ.”
“Nghiêm Tương cũng là đứa trẻ rất sạch sẽ, trong túi còn cất giấy vệ sinh, ăn xong biết tự lấy khăn lau miệng, lấy giấy hỉ mũi.”
“Thật là một đứa trẻ khiến cho người khác đỡ lo.”
Kiều Vi có một ngày chủ nhật để viết bản thảo, thời gian ở văn phòng thì cô chủ yếu dùng để đọc tài liệu.
Vì cô mới đến nên không muốn làm cái gì khác biệt, cô nhìn người trước mình làm thế nào rồi cứ thế làm theo khuôn cũ thôi, làm vậy cho an toàn.
Tan làm cô đi đón Nghiêm Tương, một vài cô giáo vẫy tay với cậu bé: “Tương Tương, tuần sau gặp nhé.”
Nghiêm Tương cũng vẫy tay: “Tạm biệt cô giáo Hạ, tạm biệt cô giáo Uông, cô giáo Lý…”
Sau khi tạm biệt các cô xong, cậu bé lại tạm biệt các bạn: “Tạm biệt Hân Hân, Cường Cường, Quân Quân, Quốc Quốc, Lan Lan, Cường Cường.”
Chắc là bạn của cậu bé.
Kiều Vi vui vẻ lại, không ngờ chuyến lên huyện lại nhận được thu hoạch thế này.
Nói chung cũng xứng đáng lắm.
Trên đường về nhà, cô vừa đạp xe vừa hỏi Nghiêm Tương: “Hôm nay con làm gì?”
“Cô cho tụi con ăn bánh đào, cô nói là mẹ mua.” Nghiêm Tương nói: “Sau đó bọn con chơi, nghe kể chuyện. Mẹ, chuyện rất hay đấy ạ.”
“Con vui là được rồi. Con vui mẹ cũng vui. Trong huyện có tốt không con?”
“Dạ tốt lắm à.”
“Con nhìn kìa, có đàn cừu.”
“Ôi!”
Trên đường về, cô suy nghĩ nên viết bản thảo thế nào.
Cô nào biết khi về đến nhà cô có một niềm vui bất ngờ.
Trong sân có một chiếc xe đạp nữ 26 mới tinh.
Xe đạp mới.
Hơn nữa ghế sau xe còn có một chiếc ghế tựa cho trẻ con.
Nghiêm Tương: “Ôi!”
Kiều Vi đi quanh xe nhìn ngắm.
Nghiêm Lỗi đi ra từ nhà bếp, tươi cười nói: “Về rồi à.”
Hôm nay là thứ bảy, mấy người Nghiêm Lỗi có thể về sớm một chút.
“Cái này là sao?” Kiều Vi chỉ vào chiếc xe mới hỏi.
Nghiêm Lỗi cười: “Đội hậu cần đến xưởng sản xuất xe đạp ở Thượng Hải lấy một lô xe. Tổng cộng có ba mươi chiếc, trong đó có hai chiếc xe nữ. Anh đợi nhiều ngày rồi, cuối cùng hôm nay cũng đến.”
Kiều Vi ngạc nhiên: “Sao em không nghe gì hết vậy?”
“Chỉ có ba mươi chiếc. Nhiều người như thế, ai biết cũng sẽ không lên tiếng.” Nghiêm Lỗi vẫn còn một câu chưa nói, đó là những kẻ không giữ được mồm miệng sẽ không có quyền được biết.
Đến khi những người khác biết được thì ba mươi chiếc xe này cũng đã chia chác xong rồi.
Những nam quân nhân luôn ra tay nhanh lẹ.
Hơn nữa Nghiêm Lỗi còn là một trong những người biết sớm nhất, khi anh biết tin tức từ đội hậu cần thì đã đặc biệt dặn rằng anh muốn lấy chiếc xe đạp nữ.
Sườn xe đạp nữ là sườn chéo, dễ đạp xe. Chỉ cần ngồi lên đạp bàn đạp bên phải một cái là đi được rồi.
Những chiếc xe đời sau đều là loại này.
Xe sườn ngang thì không được, vì sườn ngang chỉ có đàn ông cao to như Nghiêm Lỗi mới bước lên được.
Những người khác dù là đàn ông cũng phải nhấp mới lên được.
Chân trái giẫm lên bàn đạp trái, chân phải để hờ, xe chạy thì đùi phải xoay một cái ngồi lên yên xe.
Có một vài bố mẹ không cẩn thận, quên mất con còn ngồi sau, xoay người một cái đá cả con ở yên sau xuống.
Đây chính là ký ức tuổi thơ rất khó nói nên lời của nhiều người trung niên sau này.
“Thích không em?”
“Tất nhiên là thích rồi!”
Nhưng Kiều Vi còn thích cái ghế trẻ em ở đằng sau hơn cả chiếc xe đạp mới.
“Cái này hay quá.” Cô khen anh: “Em không nghĩ đến, đúng là bất ngờ thật, cái này làm thế nào vậy?”
Chiếc ghế trẻ em này được chế tác thủ công, khác với ghế trẻ em được sản xuất hàng loạt ở sau này.
Kết cấu chủ yếu của nó là ống thép hàn, chỗ ngồi là một tấm gỗ. Nhìn tổng thể có cảm giác rất thô sơ nhưng những thứ nên có đều có cả, đệm ngồi, chỗ tựa lưng, tay vịn, lưới bảo vệ chân.
Đặc biệt là cái lưới bảo vệ chân. Ba ống thép hàn thành một hình tam giác, ở giữa là một lưới sắt. Tuy là mắt lưới rất lớn nhưng chân Nghiêm Tương không xuyên qua được, thứ này có thể bảo vệ chân cậu bé không bị cuốn vào bánh xe đạp.
Chỉ hai ngày, Kiều Vi đưa bản vẽ ghế dựa cho Nghiêm Lỗi hồi thứ năm, hôm nay thứ bảy đã làm xong rồi.
Nghiêm Lỗi nói: “Nếu thật sự muốn làm thì phải làm cho dứt khoát. Anh nhờ người làm gấp, hai ngày là làm xong rồi.”
Có rất nhiều việc, để làm được nó cũng không mất bao nhiêu thời gian. Ví dụ như bạn phải xếp hàng một năm mới mua được chiếc túi của thương hiệu sang trọng, vậy chẳng lẽ phải mất một năm mới làm xong chiếc túi đó sao? Không đâu.
“Cái này ai làm cho anh thế?” Kiều Vi tò mò.
Nghiêm Lỗi nói: “Em đoán thử xem.”
Anh chắc chắn Kiều Vi không đoán ra được.
Nhưng thấy thái độ này của anh thì Kiều Vi cũng đã có đáp án trong lòng rồi.
Kiều Vi siết ngón tay cầm ống thép, dùng tay cảm nhận một hồi, sau đó nói ra đáp án cô chắc đến tám trên mười: “Quân công.”
Nghiêm Lỗi giật mình.
“Đây là ống thép để làm nòng súng.” Thấy anh như thế, Kiều Vi gõ lên ghế tựa trẻ em, khẳng định trăm phần trăm.
Nghiêm Lỗi đúng là rất ngạc nhiên: “Sao em biết được?”
“Em sờ cái bên trong, nó tên gì nhỉ? Tương Tương, hoa văn trong nòng súng tên gì thế?” Kiều Vi quay đầu hỏi Nghiêm Tương.
Nghiêm Tương nói: “Rãnh nòng súng! Mẹ, con cũng muốn sờ!”
Cậu bé quá lùn nên dù nhón chân cũng không với tới.
Nghiêm Lỗi càng giật mình hơn: “Con cũng biết sao?”
Kiều Vi ôm Nghiêm Tương ngồi lên ghế trẻ em: “Con kể cho bố nghe đi, hôm qua mẹ con mình đọc sách gì. Quyển sách mà con siêu thích ấy.”
Nghiêm Tương nói với bố: “Sổ tay huấn luyện quân binh.”
“Hay lắm.” Nghiêm Lỗi vui vẻ: “Hai mẹ con còn đọc sách này à.
Thật ra Nghiêm Tương nhận ra rãnh nòng súng đúng là từ quyển sổ tay huấn luyện dân binh thật.

Nhưng Kiều Vi có thể đoán được ống thép này làm từ nòng súng thì là bởi vì cô đọc một câu chuyện trên mạng ở thế giới sau này.
Có người hỏi chủ cửa hàng Ngũ Kim trên Taobao là có ống thép nào không. Sau khi chủ cửa hàng nghe số liệu xong thì lập tức báo cảnh sát, vì đây chính là loại thép dùng để làm nòng súng.
Ngày đó Nghiêm Lỗi nghe Kiều Vi nói về ghế dựa trẻ em, anh muốn cô vẽ ra, sau đó anh đo kích thước và đến quân công ngay để tìm người làm.
Chiếc ghế được đóng vào phía sau bằng mấy cái đinh ốc lớn bằng ngón tay, có thể tháo ra được. Vốn dĩ anh nghĩ sẽ gắn lên chiếc xe đạp nữ của ủy ban thị trấn trước, nhưng không ngờ hôm nay lô xe đạp tổ hậu cần giành được cũng kịp về.
Vậy nên anh lập tức gắn luôn vào xe mới.
Nghiêm Tương ngồi lên: “Ôi!”
Chỗ đặt chân rất thoải mái, thoải mái hơn lúc trước nhiều. Ở sau còn có chỗ tựa lưng, hai bên có tay vịn, không phải bám vào dây đeo của mẹ nữa mà vẫn không sợ ngã xuống.
Hay thật đó.
Nghiêm Tương vẫn chưa ngồi đã, Kiều Vi đã ôm cậu bé xuống.
Cô sờ sờ, tấm gỗ được dùng để ngồi đã được đánh bóng, không sợ bị dằm gỗ đâm nhưng vẫn cứng ngắc. Giờ nó chỉ là một tấm gỗ mà thôi, chỗ tựa lưng cũng là một tấm gỗ hình chữ nhật gắn vào trên hai ống thép.
Tay vịn là ống thép.
“Phải gia công thêm chút nữa thì Tương Tương mới ngồi thoải mái được.”
Hai vợ chồng cẩn thận nghiên cứu nửa ngày.
Nghiêm Lỗi nghe nói Kiều Vi đã nhận công việc từ bí thư Mạnh nên sau khi ăn xong cơm tối, anh nói: “Em cứ bận việc của em đi, để anh.”
Anh cởi bộ quần áo cũ được quấn quanh yên sau để đỡ mông Nghiêm Tương, cắt nhỏ nó thành từng sợi.
Kiều Vi viết bản thảo trong thư phòng, ngẩng đầu nhìn ra ngoài cửa sổ. Hai cha con đang cẩn thận quấn vải lên tay vịn làm bằng ống thép.
Nghiêm Tương nhìn bố, ánh mắt tràn ngập sự chờ mong.
Kiều Vi nở nụ cười, cúi đầu viết bản thảo.
Cô đã đọc hết tài liệu, cũng sắp xếp các ý chính xong, đã đủ ý để viết rồi.
Cô múa bút thành văn.
Nghiêm Lỗi gia công lại chiếc ghế dựa trẻ em xong, Kiều Vi cũng viết xong bản thảo.
Nghiêm Lỗi xoa xoa tay, đi qua nói: “Còn đệm ngồi và đệm lưng thì mai em đi mua sao?”
“Ừ, mai em đến cửa hàng may. Em cũng cần đến đó để lấy quần áo mới.”
“Viết xong rồi à?”
“Để anh xem một chút.”
Nghiêm Lỗi cầm lên đọc qua một lần.
Kiều Vi thấy ánh mắt anh hơi sai: “Có vấn đề gì sao?”
Cô rất tin tưởng Nghiêm Lỗi. Tư tưởng của Nghiêm Lỗi ở thời đại này chính trực không ai sánh bằng.
Nghiêm Lỗi nói với cô: “Không có gì, rất tốt.”
Kiều Vi: “?”
Kiều Vi dọn dẹp bàn xong, cô ngẩng đầu lên thì thấy Nghiêm Lỗi đã dẫn Nghiêm Tương đi rửa mặt rồi.
“Trẻ con phải đi ngủ sớm.” Anh nói với Nghiêm Tương: “Không phải mẹ con nói rồi sao, trẻ con phải ngủ nhiều mới lớn nhanh được. Nếu con muốn lớn nhanh thì phải ngủ sớm. Ngủ sớm thì thời gian ngủ sẽ nhiều hơn, vì thế con sẽ nhanh cao hơn những đứa nhỏ khác.”
Kiều Vi: “…”
Lúc Kiều Vi rửa mặt, Nghiêm Lỗi đã dỗ được Nghiêm Tương lên giường ngủ rồi.
Kiều Vi lau mặt xong, định sang kể chuyện cho Nghiêm Tương nghe. Nghiêm Tương rất thích nghe kể chuyện.
Nghiêm Lỗi đóng cửa gian phòng phía Đông lại, ngăn cản cô: “Con ngủ rồi.”
Kiều Vi không tin: “Sớm thế đã lên giường, sao con ngủ được, con đang đợi em kể chuyện cho nghe đấy.”
Nghiêm Lỗi nói: “Con trai mà ngày nào cũng nghe kể chuyện làm gì. Hôm nay con không nghe nữa đâu.”
Kiều Vi: “?”
Nghiêm Lỗi bế cô lên, ôm lấy cô: “Đi thôi, kể chuyện cho anh nghe.”
Đêm thu mát lạnh.
Trong phòng nóng bỏng.
Kiều Vi ngẩng đầu, tay luồn vào sau tóc anh, thở ra một hơi dài.
Cô cúi đầu nhìn anh: “Không phải là anh…”
Giọng nói cô khàn khàn, hỏi anh: “Nghiêm Lỗi, không phải anh thích nhìn em viết văn đấy chứ?”
Hơi thở của Nghiêm Lỗi rối loạn, anh thừa nhận: “Ừ.”
Anh thích nhìn cô ngồi trước bàn đọc sách viết chữ.
Anh đọc những từ ngữ sâu sắc do cô viết kia, thân thể sẽ trở nên khô nóng.
Kiều Vi nở nụ cười xấu xa.
Nghiêm Lỗi biết anh bị cô bắt được điểm yếu rồi.
Nhưng cũng không còn cách nào khác.
Hận cô, lại chấp nhận cô, đời này bất lực với cô.
Anh điên rồi.
Cô là thuyền, anh là sóng.
Nhấp nhô, lên xuống.
Suýt chút nữa là thuyền lật, cắn môi chịu đựng anh mới có thể đứng vững lại.
“Chậm một chút.” Cô thở dốc.
“Em không thích sao?” Anh không nghe cô.
“Nói mau, em có thích không?”
Cái đẩy eo này là muốn Kiều Vi chết sao.
Chẳng biết ai đang bắt chẹt ai nữa.
Giọng nói cô vỡ vụn.
“Em thích…”
Chủ nhật, Kiều Vi nở nụ cười rạng rỡ đến cửa hàng may.
Ông lão thợ may ở một mình, không có vợ con. Công việc của ông cũng không có ngày nghỉ nên chủ nhật vẫn ở cửa hàng.
Ông ta ở trong một gian nhà nhỏ ở sau cửa hàng.
Bộ đồ Lenin làm bằng vải quân phục thu đông đã xong rồi. Kiều Vi thử đồ thì thấy rất vừa với cô, nhìn cô rất có sức sống.
“Làm vợ quân nhân ổn không?” Ông lão thợ may đeo kính mắt trên đầu: “Các cô gái trẻ đến chỗ tôi may đồ, tôi đều khuyên các cô ấy nên lấy quân nhân.”
“Tôi thấy tốt mà, lương cao, đãi ngộ tốt.” Ông lão nhìn gương mặt rực rỡ phát sáng của Kiều Vi: “Thân thể cũng rất tốt nữa.”
Khụ khụ! Ông lão cũng hiểu nhiều thứ đấy
“Ông ơi, đồ của cháu hơi gấp, có thể làm trong hôm nay giúp cháu được không?” Kiều Vi lấy bản vẽ của mình ra đưa cho ông lão thợ may xem: “Hơn nữa cháu không có sẵn vải phù hợp. Ông chọn giúp cháu đi, vải vụn là được rồi. Cháu chỉ cần dày một chút thôi.”
Ông lão thợ may đẩy kính mắt nhìn kỹ, hỏi: “Đây là thứ gì thế?”
Đúng là gia đình quân nhân không giống người bình thường.

Bình Luận (0)
Comment