Cuối cùng, ông ấy làm kế toán cho đội sản xuất bọn họ.
Ông ấy có văn hóa, đọc sách biết chữ, biết tính sổ sách, làm kế toàn cũng coi như phát huy sở trường.
Thôi Phát Trung bị bắt, còn có một ảnh hưởng trực tiếp đó là thành phần của Mạc Thụ Kiệt được đánh giá lại, từ trung nông chuyển thành trung nông lớp dưới.
Bởi vì lúc đó ông ta không ra ở riêng, không sở hữu ruộng đất, tài sản gì, mà ngược lại ông ta sống và làm việc với những người đầy tớ, hơn nữa còn hết lòng chăm sóc trẻ mồ côi, góa bụa, già trẻ lớn bé trong làng. Để thuận theo ý dân, cán bộ cắm điểm đã viết văn bản báo cáo cho văn phòng phụ trách đánh giá thành phần của huyện ủy, ngay sau đó đã được nhận phản hồi, đồng ý cho đồng chí Mạc Thụ Kiệt chuyển thành trung nông lớp dưới.
Mạc Thụ Kiệt vừa thay đổi thành phần đã có lợi cho con cái như một phản ứng dây chuyền.
Trước tiên là Mạc Ưng Tập gia nhập Đảng thành công.
Cậu ta nghe lời chị và anh rể, tích cực dựa vào tổ chức trong trường học, trước đó cậu ta đã viết đơn xin gia nhập đảng theo sự giới thiệu của thầy giáo, không may bị kẹt lại do vấn đề thành phần, mãi vẫn chưa được thông qua.
Hiện tại Mạc Thụ Kiệt đã thay đổi thành phần, cậu ta không còn là con trai của trung nông nữa, mà trở thành trung nông lớp dưới, hơn nữa ba của cậu ta Mạc Thụ Kiệt cùng ông nội Mạc Chương Tông đã vạch rõ ranh giới địa chủ nên Mạc Ưng Tập đã gia nhập Đảng thành công.
Cuối cùng chính là em cả Mạc Ưng Đường.
Ban đầu cậu ta ở Thanh Hải, chỉ có thể làm công việc hậu cần, từ sau khi trở thành một trung nông lớp dưới, cậu ta bắt đầu tham gia một số dự án tác chiến.
Đầu tiên cậu ta được đề bạt làm tiểu đội trưởng, rồi được đề bạt làm trung đội phó vì đã nhiều lần lập chiến công trong các trận phản công tự vệ.
Tất nhiên, cậu ta sẽ không viết quá nhiều về chiến tranh và quân đội, dù sao những người lính chỉ có thể gửi thư về nhà sau khi người hướng dẫn xác nhận rằng không có nội dung vi phạm và tiết lộ bí mật.
Những điều này cũng được Mạc Như và Chu Minh Dũ phỏng đoán dựa trên lá thư và các khoản phụ cấp của cậu ta.
Trong chớp mắt, mùa đông lại đến, mặc dù bên ngoài có rất nhiều người đang khổ sở vì giáo dục xã hội, nhưng đại đội Tiên Phong lại không thể cảm nhận được, càng về cuối năm thì lễ hội mùa xuân của đại đội Tiên Phong càng thêm ồn ào và tươi vui.
Cả thôn đã được dọn dẹp sạch sẽ, lề đường, chân tường, dưới cây phủ đầy tuyết, trên đường không có tuyết, đi ra ngoài cũng không sợ trượt chân hay ngã sấp mặt.
Có rất nhiều viên gạch xanh chất đống bên ngoài tường sân của nhiều gia đình, chờ đến mùa xuân năm sau băng tan sẽ xây nhà hoặc chuồng lợn, tường sân, bởi vì gạch ngói của lò gạch cũng không thể mua đủ trong một lần, bọn họ phải chia mấy lần mới có thể trữ đủ. Hiện tạiy, toàn thôn đã một trăm phần trăm nhà đều lợp ngói nên dù có mưa tuyết lớn cũng không bị dột nước hay mục nát mái nhà.
Có tiếng gõ mõ trong làng, có người reo lên: “Có bún rồi, có bún rồi”.
Đây là để gọi nhà nào muốn nấu bún thì đi ăn chung.
Nếu nhà nào đang chuẩn bị muốn ăn bún thịt heo thì nhanh chóng mang bún khoai lang đến nhà ăn, đến muộn thì chỉ có thể tự nhóm lửa.
Tự mình nấu không đáng, hơn nữa kỹ thuật cũng tệ.
Hôm nay nấu bún, ngày mai giết heo.
Hiện tại, ngoài các trại nuôi heo tập thể, mỗi gia đình còn nuôi lợn để không chỉ hoàn thành nhiệm vụ của công tác xã mà còn có thể bán lấy tiền.
Vào cuối năm, một con lợn có thể được mua với giá khoảng bảy mươi đồng, cộng thêm lợi nhuận của đội và lò gạch làm công kiếm tiền, những người có thu nhập trung bình trong đại đội Tiên Phong cũng gần ba trăm đồng.
Trong huyện Cao Tiến đã coi như là thu nhập rất tốt rồi.
Có những đại đội, những gia đình tốt nhất cuối năm cũng không nhận được ba trăm đồng.
Cho dù một số công nhân trong huyện kiếm được tiền lương dưới ba mươi đồng một tháng, cả năm cũng không được bốn trăm đồng, lương có thể bao gồm tất cả các chi phí như ăn, uống, quần áo, học hành…
Còn đại đội Tiên Phong chia riêng lương thực, kiếm được tiền nên có rất nhiều người ganh tỵ đỏ mắt.
Hiện tại đại đội Tiên Phong đã không còn tính điểm công tác nữa, để tránh làm người ta giật mình, rồi đỏ mắt gây chuyện.
Vì không thiếu lương thực nên trong thôn nuôi nhiều lợn hơn, cuối năm nhân danh nghĩa đội sản xuất, mỗi đội giết sáu con heo, sau khi giết xong các gia đình dùng điểm công tác hoặc tiền để mua, như thế thì năm mới cũng chỉ ăn thịt.
Dù có nghèo đến đâu, nhất định cũng sẽ cắt thịt ăn tết, dù sao cũng là đội mình bán,
có thể thanh toán bằng điểm công tác, tính ra cũng không bao nhiêu tiền nên tất nhiên phải mua.
Ngoài thịt heo ra, đội còn chia một lượng lớn lúa mì.