Năm nay phiếu vải ở nông thôn cũng bắt đầu khan hiếm, thứ nhất là vải cũ tồn kho của các cửa hàng đã hết, thứ hai là đất phân phối quá ít cho nên người dân rất ít khi tự trồng bông, cho nên cũng không có bông để dệt vải. Mà đội sản xuất trồng bông cũng muốn giữ một ít, không nộp toàn bộ lên trên.
Bình thường người dân trồng bông cũng yêu cầu dùng phiếu vải để đi mua vải, Trương Thúy Hoa có chút nghĩ không ra, mà nghĩ không ra cũng không có cách nào khác, chỉ có thể nhận theo số lượng quy định một năm mỗi người được một mét vải. Cũng may Chu Thành Chí còn có thể cho bà nhiều hơn một chút, hoặc là nhà ai thiếu đồ ăn sẽ dùng phiếu vải đổi chút lương thực, bà cũng cất giữ được mấy tấm phiếu vải. Nói chung, bình thường người ta mang áo quần chỉ để đối phó, đều cất giữ tích góp phiếu vải cho những lúc người nhà cần dùng gấp ví dụ như kết hôn, như vậy về sau nếu nhà mình cần dùng gấp cũng có thể đi mượn.
Điều làm bà không vừa ý chính là phiếu này có thời hạn, mỗi năm phát một lần, quá thời hạn là không có giá trị sử dụng.
Mấy người không biết chữ như bọn họ, có nhiều người có phiếu cứ cất mãi, cất đến mức quá thời hạn, muốn khóc cũng không có chỗ mà khóc.
Chẳng những cần phiếu vải, mua vải còn phải tiêu tiền, loại vải bình thường nhất, một một phần ba mét vải cũng đã cần đến hai hào sáu xu.
Đất nền nhà vốn dĩ là nhà của bà, gỗ và vật liệu là dùng điểm công tác để đổi, phiếu và giấy mua hàng đều là trong đội phát, Trương Căn Phát không hề lòi ra dù chỉ một cộng lông.
Trương Thúy Hoa lập tức nói: “Đại đội trưởng, có phiếu nhưng cũng không mua được nhiều ruồi muỗi như vậy, trên chợ đâu có bán đúng không?” Cần phải làm cho Trương Căn Phát đổ chút máu, cắt chút thịt mới được.
Trương Căn Phát nheo mắt, cái bà già này, ai cũng nói bà ta gian trá, quả nhiên là muốn vòi tiền!
Có một vài phiếu hiện tại không có tác dụng lớn đối người trong thôn, cả đời bọn bọ cũng không đi ra khỏi trấn, trong tay cũng không có bao nhiêu tiền, căn bản sẽ không đi mua mấy thứ kia. Nhưng Trương Căn Phát lớn nhỏ đều là cái bộ dáng cán bộ, lâu lâu đi lên trấn, vào huyện để học tập hay họp hành đều cần tiêu tiền và dùng phiếu, đối với ông ta tiền vẫn là quan trọng nhất.
Đương nhiên, ông ta có cách để kiếm tiền.
Chỉ cần có chút quyền hành thì sẽ có kết giao với người làm thuế lương thực, về cơ bản mỗi lần rút một cọng lông ngỗng cũng có thể tích góp được không ít.
Phải nói là loại đội trưởng như Chu Thành Chí này làm cán bộ thôn chính là tốn công vô ích, như Trương Căn Phát kia thì sẽ tận dụng hết khả năng để ăn. Ví dụ như nói phía trên muốn thu một ít cái này cái kia, cho nên có rất nhiều tiền, năm mươi đồng tiền ông ta có thể khấu trừ một ít, đem về chỉ có bốn mươi mấy đồng. Hoặc là có trợ cấp, tiền không nhiều lắm, muốn chia đều cũng khó, coi như là kinh phí của đại đội, đương nhiên là do ông ta toàn quyền định đoạt.
Cho dù không phải tiền của ông ta, nhưng ông ta cảm thấy đó đã là của mình, lấy ra cũng đau như bị xẻo thịt.
Ông ta cắn răng nói cho hai đồng tiền.
Cuối cùng Trương Thúy Hoa cò kè mặc cả với ông ta, muốn tám đồng tiền, hoặc là bớt đi một đồng nhưng lại cấp thêm phiếu gạo hai mươi cân.
Như thế này là Trương Căn Phát đã phải cảm kích vì bà còn chưa đòi đến hai mươi đồng đấy!
Trương Căn Phát có cảm giác mình sắp bốc khói, "Bà chị giỏi thật đấy, chúng ta cũng đều là người một nhà hết mà, một nét bút cũng không thể viết được hai trang.”
Trương Thúy Hoa cười nói: “Hai chúng ta đều là kẻ không có ăn học, nói cái gì mà viết chữ, tôi thật sự không biết viết. Bảo tôi viết một nét bút một trang giấy tôi cũng không viết ra được.”
Ông đi ra ngoài giả dạng thì sao cũng được, ở đây ra vẻ với bà già này cái rắm, ai mà không biết rõ đối phương cơ chứ?
Tám đồng tiền lúc này đối một người nông dân đã là một số tiền khổng lồ, nhiêu đó tương đương với tám mươi cân lúa mì, cung cấp trứng gà lên xã tiêu thụ, mỗi quả là ba xu, nhiêu đó cũng phải hơn hai trăm sáu mươi quả trứng, một nhà tích góp một năm mới được bao nhiêu quả? Thậm chí là mua nồi sắt, rất nhiều gia đình cũng phải tích góp thật lâu mới có thể mua nổi, một cái nồi dùng ba năm thậm chí càng lâu hơn cũng là bình thường, toàn là dùng đồ hư hỏng, chắp vá đủ chỗ.
Cho nên Trương Căn Phát là thật tâm đau đến mức như bị moi gan xẻo thịt, nhưng cũng không còn cách nào khác, ông ta nhanh chóng trở về lấy tiền và phiếu. Một tấm phiếu hàng hóa để mua nồi, một phiếu vải, ngoài ra còn có phiếu mua hai mươi cân gạo, sau đó là bớt đi một đồng tiền, tổng cộng là bảy đồng.