Lúc này, dầu lửa cũng đựng trong thùng nhựa lớn màu trắng, mọi người tự mang đồ đựng đến mua.
Mạc Như lấy ra chai thủy tinh cô lấy từ bệnh viện, sau đó mang ra tờ phiếu hai cân dầu lửa mà cô đã thu thập được.
Một cân dầu lửa hai hào bốn xu, Mạc Như có hơi tò mò chẳng phải thống nhất đầu mối thu mua và tiêu thụ sao? Ở dưới quê ba hào là đủ rồi.
Cô hỏi người bán hàng.
Chị Lý cười nói: “Hợp tác xã nông thôn là ba hào, nhưng một phiếu chỉ có hai ba lạng, cửa hàng bách hóa chúng tôi mỗi hộ một chỉ có phiếu một cân một tháng nên tất nhiên là đắt hơn chút.”
Được rồi, Mạc Như ngoan ngoãn trả tiền.
Mua xong dầu lửa, cô đi mua vải.
Lúc bán trứng gà, cô đổi được hơn một trượng phiếu vải, ngoài ra còn có phiếu vải của Liễu Tú Nga và những người khác cô cũng mua giúp mang về.
Có Phó Trân giúp đỡ, Mạc Như mua đồ ở cửa hàng bách hóa quả là như cá gặp nước.
Nếu tự mình đến mua đồ thì chỉ bị người như Trương Oánh trợn tròn mắt nên không thấy thoải mái, hơn nữa không cho lựa cũng không được phép hỏi nhiều, muốn mua thì mua nhanh không mua thì dẹp, cứ như là bị ép mua. Không tận hưởng được niềm vui mua sắm, cũng không mua được sản phẩm vừa ý nên tất nhiên là thấy không dễ chịu rồi.
Hiện tại thì tốt rồi, cô có thể thỏa thích từ việc từ lựa, so sánh màu sắc, hoa văn, có thể hỏi giá về các chất liệu khác nhau.
Chị Lý nể mặt Phó Trân nên đương nhiên là nhẫn nại trả lời rồi.
Mạc Như quyết định dùng tất cả phiếu vải trong tay mua vải hoa, cô mang về để Trương Thúy Hoa phân chia, làm áo bông hay áo choàng đều được, trong không gian quần vẫn còn ít vải thứ phẩm.
Tất nhiên phiếu vải của người khác phải tính toán kỹ lưỡng, Liễu Tú Nga mua một xấp vải hoa, những người khác đều mua vải may đồ lao động màu xanh có vân nghiêng, nó chắc và bền.
Dù sao, người dân quê cũng không theo đuổi trào lưu, cũng không nhất thiết là phải mua cho bằng được chất liệu vải, chắc và bền là trên hết.
So với lần trước đến hợp tác xã mua vải hoa thì ở đây đắt hơn chút, không biết là tăng giá hay là trong thành phố đặc biệt đắt hơn chút.
Vải hoa rẻ nhất là ba hào một thước, còn có loại bốn hào tám, loại cô mua tất nhiên là rẻ nhất rồi.
Vải may đồ lao động cũng đỡ, hai hào sáu một thước.
Khi mua vải cũng phải lưu ý, cô thấy ngón tay chị Lý cứ kẹp chặt thước vải, không để dư ra chút nào, trong lòng không khỏi thất vọng, cô còn cho rằng chị ta sẽ giống Phùng Như để dư ra chút.
Vải bông này có lẽ chưa từng ngâm nước, về nhà giặt lại có lẽ không đủ để may đồ.
Phó Trân nhìn thấy hết, cô ấy cười và nói với chị Lý: “Chị Lý, lúc đo vải đừng kéo căng như thế mà, chị kéo căng và để thẳng sẽ sai lệch hai tấc đấy.”
Chị Lý cười nói: “Tiểu Phó à, chúng tôi cũng có quy định, loại vải này không được bán tùy tiện nên chỉ có thể bán thế này thôi, nếu không đến cuối cùng thiếu rồi thì chúng tôi phải bù thêm vào.”
Phó Trân nói: “Vậy phải đưa ý kiến với lãnh đạo của chị, cũng không thể để chúng tôi chịu thiệt được, một năm chỉ có phiếu vài thước vải mà lại thiếu hai tấc.”
Dù chị Lý miệng thì nói quy định, nhưng vẫn có chút lỏng lẻo.
Đợi mua xong vải, Mạc Như thấy mua cũng nhiều rồi nên muốn cùng Phó Trân mua đường nâu.
Phó Trân lại không không gấp, ghé vào tai cô thì thầm: “Cô không mua thứ đó à?”
“Thứ nào cơ?” Mạc Như không hiểu.
Phó Trân nháy mắt với cô, kề tai nói nhỏ, cô ấy lại chỉ vào nơi sau quầy bán các sản phẩm dành cho phụ nữ, ở đó có quần lót phụ nữ, áo lót, dây ngực, băng vệ sinh…
Thực ra, Mạc Như vừa nhìn thấy rồi nhưng cô không hiểu những thứ đó là gì, lúc nãy vẫn cho rằng nó là khẩu trang.
Hóa ra không phải là khẩu trang.
Một mảnh vải rộng bằng ba ngón tay, bên trong có cao su và dây mỏng ở hai đầu. Mạc Như còn không tưởng tượng ra phải dùng như thế nào.
Phó Trân cười khúc khích: “Người nhà cô không ai dùng à? Trước kia bọn họ có kinh nguyệt thì làm thế nào?”
Mạc Như chớp mắt, trước đây dùng băng vệ sinh, giấy vệ sinh, sau này có cốc nguyệt san…Thứ này cô thật sự chưa dùng bao giờ.
Đột nhiên cô nhớ ra, đợi sau khi sinh xong, có kinh nguyệt thì làm sao giải quyết đây?
Cô suy nghĩ trong đầu phụ nữ trong nhà giải quyết thế nào?
Đột nhiên cô nhớ ra chị dâu hai và chị dâu ba thường thì thầm to nhỏ với nhau, thỉnh thoảng hai người giặt đồ lúc trời tối om, ngoài ra trên dây thừng trong phòng bọn họ lúc nào cũng có một đống vải vụn linh tinh, lúc đó cô cũng không nghĩ nhiều, cô cứ nghĩ đó là tã lót.
Chắc có lẽ đó là băng vệ sinh nguyên sinh thái chăng?
Đợi đến khi cô có kinh thì phải làm sao?
Phó Trân cười khẩy, nói: “Ôi dào! Nghe nói chỗ các người có rất nhiều phụ nữ đều dùng tro than, có thật không?”