Thập Niên 60: Gia Đình Hạnh Phúc (Bản Dịch Full)

Chương 605 - Chương 605: Đánh Nhau Rồi

Chương 605: Đánh nhau rồi Chương 605: Đánh nhau rồi

Chương 605: Đánh nhau rồi

“Thì đó, mỡ quá, tao cũng no căng rồi.”

Heo của đội ba đội bốn đáng lẽ không nhỏ, nhưng mà hai đội chia một con, heo đó thịt nạc nhiều thịt mỡ ít, gói sủi sảo không đủ ăn, lại không đủ thơm.

Đàn ông, con trai cũng không thể ăn thoải mái, huống chi là người già phụ nữ và đám trẻ con, đương nhiên là nhiều người không có mà ăn, chỉ có thể ăn canh sủi cảo nấu với bánh bắp hấp nguội hoặc cháo đặc dư.

Kết quả là ăn đến tiếng oán đầy trời, mâu thuẫn còn lớn hơn không ăn sủi sảo.

Người của đội ba đội bốn cảm thấy sao đội hai khiến người ta khó chịu đến vậy nhỉ.

Heo nuôi béo như vậy, sủi sảo gói nhiều như vậy.

Không chỉ đàn ông con trai được ăn, đến con gái cũng được ăn sủi cảo no nê.

Đúng là đáng ghét.

Bọn họ ghét đến mức ăn sủi cảo cũng không thơm nữa, hơn nữa ở nhà vì ăn sủi cảo mà đánh nhau gà bay chó chạy. Con gái không được ăn khóc thút thít đòi, mấy người anh em vì chia sủi cảo của các chị em mà giành bể đầu, mày ăn nhiều tao ăn ít, thậm chí bởi vì người ta húp thêm hai búng canh sủi cảo mà giận đến đập chén.

Bữa sủi cảo này ăn cực kỳ khó chịu, không thơm ngon như đội hai chút nào.

Lúc mấy người Mạc Như về nhà, còn có thể nhìn thấy đội ba đội bốn thậm chí là người của đội một đánh nhau trên đường, giành sủi cảo, còn có gia đình truyền đến tiếng khóc lóc, tiếng đập chén, hoàn toàn không ra gì cả.

Phó Trân cũng xem như là được mở mang tầm mắt.

Mạc Như nói: “Đều là do nghèo thôi.”

Chu Minh Dũ nói: “Nghèo quá thì vì tranh giành búng cơm no bụng gà nhà đánh nhau, giày quá thì giành gia tài gà nhà đánh nhau, vậy nên giai cấp trung lưu là hạnh phúc nhất.”

Phó Trân nghe thấy khá là hài lòng, khẽ gật đầu, không ngờ một chàng trai dưới quê lại có nhận thức như vậy.

Phải biết rằng quan điểm như vậy hoặc là có người dạy dỗ, hoặc là trải nghiệm cuộc đời phong phú, hoặc là có khả năng bẩm sinh nghĩ được triết lý nhân sinh như vậy.

Một chàng trai ở nông thôn như anh, không có thầy giỏi cũng không có trải nghiệm, chỉ có thể nói rằng năng khiếu bẩm sinh tốt.

Một lần nữa cô ấy lại tiếc nuối, hai vợ chồng Mạc Như sinh ra ở dưới quê, nếu là trong thành phố ít nhất được đi học, thi đại học là chắc chắn rồi.

Nếu có thể thi được vào đại học, sắp xếp công việc trong thành phố hoặc trong xưởng lớn, thì cuộc đời chắc chắn sẽ khác.

Bây giờ thì, có lẽ cả đời cũng ở dưới quê kiếm điểm công tác ăn no rồi.

Qua được hai bữa, Trương Thúy Hoa phụ Mạc Như trông chừng con gái, Mạc Như đến phòng y tế học tập với Phó Trân.

Trời lạnh việc nông rảnh rỗi, phòng y tế lại trở nên bận rộn, có người già có bệnh lâu năm, mọi năm cũng chịu đựng được, bây giờ có phòng y tế có bác sĩ ở đó, cảm giác không chịu được cứ phải đến lấy ít thuốc mới được.

Cứ có người đến khám bệnh, Mạc Như cũng có thể học cách nhận biết một số bệnh lý thường gặp.

Phó Trân giảng bài cho Hà Tiên cô và Trần Tú Phương, Mạc Như ở bên cửa sổ đọc sách “Bệnh lý thường gặp toàn thư”, nhìn thấy có người bước đến từ trong lỗ nhỏ của cửa sổ.

Người đến là Vương Nguyệt Nga, bà ấy không những tim không tốt lắm, cứ đến mùa đông lại toát mồ hôi lạnh không còn sức, ra gió là ho. Người trong nhà kêu bà ấy đừng cứ chịu đựng, dù gì khám bệnh không tốn tiền mà tiền thuốc còn được giảm nửa, bà ấy gọi con gái út Chu Viên Viên đến cùng bà ta bốc ít thuốc.

Mạc Như ra ngoài đón mời bà ấy vào và chào hỏi Chu Viên Viên.

Chu Viên Viên năm nay mười tám, trông rất ngoan ngoan, gặp ai cũng cười cười dáng vẻ không thích nói chuyện lắm.

Bình thường cô ấy rất ít khi trò chuyện chung đám với phụ nữ đã kết hôn hoặc các bà cụ, dù gì phụ nữ đã cưới xung quanh không phải nói về mẹ chồng với chồng thì chính là mắng chửi con cái, hoặc là nhà chủ này nọ, con gái chưa lấy chồng cứ xem thường những thứ này.

Cô ấy đang tuổi lấy chồng, lúc rảnh rỗi làm việc nông hoặc ở nhà làm việc may vá, hoặc là giao du với những cô gái trạc tuổi nên Mạc Như cũng không thân với cô ấy.

Mọi người hỏi thăm vài câu.

Vương Nguyệt Nga nói: “Viên Viên à, bác sĩ Phó đến từ huyện, con tiếp xúc thêm, đi theo học hỏi cũng được.”

Thực ra lúc đó bà ấy cũng muốn cho con gái đi theo Phó Trân học tập làm bác sĩ, chỉ tiếc rằng cô ấy không biết chữ hơn nữa sắp lấy chồng rồi, trong đội có quy định ngầm, có nhiều việc không được cho con gái gả đi đảm nhiệm, tránh đến lúc người đi rồi quẳng gánh.

Chu Viên Viên cười, nói với Phó Trân: “Bác sĩ Phó, nếu như chị có việc may vá, em có thể giúp đỡ.” Chưa nói xong, mặt cô ấy đỏ ửng lên.

Phó Trân cười nói: “Vậy thì cảm ơn.”

Cô ấy lấy ống khám tiếp tục nghe lồng ngực của Vương Nguyệt Nga, rồi hỏi các triệu chứng trước đó, cuối cùng nói: “Cũng không phải bệnh lớn gì, chỉ là viêm phế quản mãn tính, trời lạnh dễ bị tái phát.”

Bình Luận (0)
Comment