Chương 647: Tình hình khẩn cấp (4)
Chu Ngọc Trung đang hướng dẫn mọi người cùng giúp sức, dùng keo dán gỗ dính bản thảo lên ván gỗ, cố định xong ông ấy lấy con dao khắc bắt đầu chạm khắc.
Tranh Táo vương không to, kích thước vừa bằng một tờ giấy gai, đường nét đơn giản nên khắc cũng giản đơn theo.
Liễu Tú Nga sợ tay ông ấy mỏi quá, nói giúp ông ấy chạm khắc những góc đơn giản xung quanh, giữ lại những chỗ khó như mặt người, tay người thì tự anh khắc lấy.
Chu Ngọc Trung nói : “Đừng khắc hỏng đấy, cả thôn đang đợi để được dán lên”.
Liễu Tú Nga cười: “Có thể hỏng ở đâu được chứ?”
Tranh Mạc Như vẽ so với đi mua thì đẹp hơn rất nhiều. Tranh Táo vương được mua về rất thô, vì vậy chỉ cần khắc ra tổng thể là được rồi, không cần chi tiết quá làm gì.
Sáng sớm hôm sau, vừa tờ mờ sáng, Chu Minh Dũ đã tỉnh dậy. Dù gì cũng không phải đi làm nên không muốn dậy, quyết định ôm vợ ngủ tiếp.
Lúc này, có tiếng sột soạt từ cửa sổ, rèm cỏ bên ngoài bị ai đấy mở ra, cộc cộc cộc tiếng gõ cửa vang lên.
Chu Minh Dũ: “Nhẹ thôi, đừng gõ vỡ kính.”
Chu Bồi Cơ: “Khắc xong rồi!”
Chu Minh Dũ vừa nghe thấy đã bật dậy: “Đây đây.”
Mạc Như cũng tỉnh dậy theo.
Chu Minh Dũ: “Vợ cứ ngủ đi, bọn anh đi in bản thảo ra trước, nhưng trong chốc lát vẫn chưa tô màu được.”
Mạc Như cho con bú rồi ôm con ngủ tiếp, trẻ con nóng hầm hập như cái bếp lò nhỏ.
Chu Minh Dũ mặc áo rồi bước xuống đất, anh không thắp đèn, mở cửa cho Chu Bồi Cơ vào : “Đợi tao lau mặt.”
Anh lau bằng khăn nước lạnh cho mặt tỉnh táo.
Chu Bồi Cơ cười anh: “Sạch sẽ thế làm gì, cũng có phải đi xem mắt đâu.”
“Có vợ phải sạch sẽ.” Chu Minh Dũ vắt khăn lên dây: “Đi thôi!”
Lúc này, Chu Thành Chí và Chu Minh Quý đều đã ở nhà đội của đội hai, đang bình luận tấm gỗ điêu khắc kia: “Không tồi, nhưng như này thì in thế nào được?”
Chu Bồi Cơ hô to: “Đến rồi đây, đến rồi đây.”
Chu Minh Dũ nhờ đội trưởng của mỗi đội giúp chuẩn bị đồ: “Vẫn là cần phải có mực, tốt nhất là tự mài, khi mài cho thêm vào một ít phèn chua, chút nước vo gạo sền sệt.”
“Chuẩn bị một cái bàn chải để quét mực.”
“Cũng phải chuẩn bị giấy thật tốt.”
“Ngoài ra màu sơn cũng phải sẵn sàng, ở nhà không đủ có thể tìm chủ nhiệm Trần giúp đỡ.”
Dù sao cũng có liên quan đến thờ cúng tiễn ông Táo của nhà mình nên các đội trưởng tích cực dẫn theo kế toán và người tính điểm làm việc, sau hai tiếng đã gom đủ những thứ cần thiết.
Hôm qua đã đến hợp tác xã mua giấy với danh nghĩa đội sản xuất, một cuộn giấy gai lớn, mua ba bức giấy gai một hào, bọn họ bàn bạc, tính ra một hào có thể mua đến năm bức.
Kích cỡ của giấy gai vừa vặn có thể dùng để in ấn, đây cũng là do Chu Minh Dũ đã tính toán sẵn.
Giấy dán cửa sổ mặc dù rẻ chút, một tấm lớn có thể cắt thành nhiều tờ, nhưng quá mỏng quá giòn, hơn nữa quá trơn không thích hợp in ấn và lên màu, vẫn là giấy gái dễ dùng nhất.
Anh nhờ người tìm một cái khay lớn, ở giữa đặt một miếng xốp.
Xốp lấy từ chỗ Trần Ái Nguyệt, hiện tại cô ta là nhân viên tuyên truyền ở nông thôn. Nhựa cao su, bàn chải, xốp, thuốc màu gì đó đều có hết, không đủ thì đến hợp tác xã mua tiếp.
Sau đó, đổ mực đen đã chuẩn bị vào, rồi dùng bàn chải nhúng mực trên xốp quét lên bàn khắc.
Quét được nhiều rồi thì lấy ra một tờ giấy thử độ đậm nhạt.
Không thể quá đậm để tránh nhòe mực, cũng không thể quá nhạt, không nhìn rõ nét.
Khi không đậm không nhạt có thể bắt đầu in ấn, đợi khi vết mực chưa đủ thì lại tô thêm mực đen lên, cứ lặp đi lặp lại như thế.
Bản thảo in ấn ra để ở xưởng làm giấy hong khô, sau đó đưa đến nhà Mạc Như, rồi cô dẫn dắt người tô màu, màu sắc thì dùng màu nước, dù sao cũng đều là Trần Ái Nguyệt xin được từ công xã.
Những người phụ nữ khéo tay được Mạc Như mời đi, lúc này những phụ nữ có sức yếu, thanh tú, chu đáo nổi bật những ưu thế, chẳng hạn như Trần Tú Phương, Chu Viên Viên và những người khác.
Chuyển bàn ghế từ các gia đình, mang bút lông của các đại đội đến.
Mạc Như dẫn dắt bọn họ bắt đầu tô màu.
Tranh Táo vương chủ yếu có bốn màu: đỏ, vàng, xanh, đen. Chữ màu đen, nét vẽ và lịch tháng bên trên, những người khác giống như đang đợi màu.
Vì là cá nhân chứ không phải để bán nên phụ nữ cơ bản tô màu là được rồi, không cần phải coi trọng.
Mạc Như bảo các phụ nữ phân công, ba người một tổ, mỗi người phụ trách một màu, chẳng mấy chốc sẽ thuần thục, lại không mắc lỗi.
Cô phụ trách nhuận bút, giám sát và sửa sai.
Ngô Mỹ Anh cười nói: “Cố gắng tô một bức, mang về nhà dán.”
Các phụ nữ vui mừng: “Còn tưởng thỉnh không được tranh Táo vương, hiện tại chúng ta tự vẽ, ha ha, càng tốt.”
Liễu Tú Nga la to: “Vừa vẽ vừa dặn dò ông Táo, nhờ ông về trời bẩm bám nhiều điều tốt.”