Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con

Chương 79

Chu Hiểu Mai thành thật khai báo: “Hơi lớn tuổi, năm nay 29, là con trai một, cha mẹ đã qua đời, có nhà riêng, tính tình hiền lành thật thà, tuy nhiên….bị nói lắp”

Lâm Thanh Hoà nhìn nhìn: “Nói lắp?”

Chu Hiểu Mai gật đầu: “Vâng, tật nói lắp, khi nói nhiều hoặc nói nhanh sẽ bị lắp. Cậu anh ấy là chủ nhiệm xưởng dệt, anh ấy cũng là tổ trưởng phụ trách một tổ nhỏ trong đó.”

Lâm Thanh Hoà: “Điều kiện gia đình không tồi như thế nào mà 29 tuổi rồi vẫn chưa cưới vợ?”

“Anh ấy rất khoẻ mạnh, không mặc bệnh chỉ có duy nhất một tật xấu là bị nói lắp. Với lại người ta ngại gia đình anh ấy neo đơn, cha mẹ chết hết lại không có anh em, chỉ còn có một người cậu thôi.”

Thời đại này, các đội tuyên truyền vẫn ra rả bài trừ phong kiến lạc hậu nhưng suy cho cùng có những phong tục tập quán đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, rất khó thay đổi.

Bản thân ăn nói không lưu loát, cha mẹ lại mất sớm, một thân một mình sinh sống, kể cả có nhà cửa đàng hoàng, có công ăn việc làm ổn định thì vẫn bị các cô nương trong thành chê bai như thường.

Các cô nương thành thị thì với không tới, các cô thôn nữ thì nhìn không ưng, vì thế nên mới ế vợ tới tận tuổi này.

Lâm Thanh Hoà hỏi: “Hai người làm sao quen nhau?”

Xương thực phẩm và xưởng dệt bên kia cách nhau khá xa.

Chu Hiểu Mai hơi xấu hổ kể: “Hôm đó được nghỉ, rảnh rỗi không có việc gì làm nên em ra ngoài tản bộ. Lúc đi ngang qua vườn hoa bên kia xui xẻo gặp phải hai tên du thủ du thực, may có anh ấy ra tay cứu giúp đuổi bọn chúng đi.”

Lâm Thanh Hòa gật gù: “Quen nhau bao lâu rồi?”

Chu Hiểu Mai càng lúc càng đỏ mặt: “Nửa tháng, hôm qua sau khi xem phim điện ảnh, trên đường về kí túc xá, anh ấy… tỏ tình với em.”

Lâm Thanh Hoà lại hỏi đối tượng có biết cô út hộ khẩu nông thôn không?

Chu Hiểu Mai bảo cô đã nói rồi nhưng anh ấy bảo không để ý những cái đó, anh ấy thích chính là con người Hiểu Mai.

Lâm Thanh Hoà: “Chắc cũng tới giờ xưởng dệt tan tầm, đi, cô đưa chị qua bên đó xem một chút.”

Chu Hiểu Mai thẹn thùng gật đầu.

Chung quy là cô vẫn tin tưởng vào con mắt chị tư vì thế cũng muốn dắt chị tư tới nhìn giúp.

Đạp xe khoảng nửa giờ, hai chị em mới tới nơi, vừa hay gặp Tô Đại Lâm đạp xe từ trong xưởng ra.

Tự nhiên hôm nay bên ngoài cổng xuất hiện một cô gái xinh xắn, thu hút ánh mắt của rất nhiều người, lại đúng giờ tan tầm nên động tĩnh không hể nhỏ, tuy nhiên Lâm Thanh Hoà vô cùng bình thản dường như nhân vật chính của đám đông không phải là cô.

Chu Hiểu Mai thầm thì: “Lần sau về em phải nói với anh tư đề phòng mới được.”

Hồi Tết cô đã nói tướng mạo chị dâu xuất sắc, gả vào thành là chuyện dễ như trở bàn tay mà mẹ cứ không tin.

Lâm Thanh Hoà không tham gia chuyện bát quát, cô hỏi chuyện chính: “Người nãy giờ vẫn luôn nhìn em có phải là Tô Đại Lâm không?”

Chu Hiểu Mai lập tức đưa mắt nhìn về phía Lâm Thanh Hoà nói, vừa vui mừng vừa e thẹn vẫy vẫy tay.

Tô Đại Lâm đi tới.

“Tô Đại Lâm, đây là chị dâu tư của em.”

“Chị tư, đây là Tô Đại Lâm.”

Chu Hiểu Mai giới thiệu hai người với nhau.

Tô Đại Lâm vừa nghe mấy lời này thì đã nắm được cục diện, tuy năm nay đã 29 tuổi nhưng vẫn không khỏi có chút ngượng ngùng, nhìn về phía Lâm Thanh Hoà gật đầu chào: “Chị…chị…chị tư.”

Chu Hiểu Mai hai má đỏ rực: “Chị tư của em, không phải của anh”

Lâm Thanh Hoà ngây người.

Tô Đại Lâm cũng giật mình, một lúc sau mới phản ứng lại, vẻ mặt xấu hổ, vội vàng chữa: “Anh anh anh…không không… cố ý…chỉ… chỉ là… là anh…”

Càng khần trương thì càng lắp bắp, nói nửa ngày cũng không xong một câu.

Lâm Thanh Hoà đành đứng ra giải vây tình huống ngại ngùng này: “Không sao, tôi nghe cô út nhà tôi kể lần trước may nhờ có anh ra tay cứu giúp nên hôm nay tới đây muốn nói lời cảm tạ. Tôi cũng đã nhắc cô út lần sau hạn chế đi ra ngoài một mình.”

Tô Đại Lâm gật gật đầu.

“Vậy không làm phiền anh nữa, chúng tôi đi trước, ngày mai cô út nhà tôi được nghỉ.” Lâm Thanh Hoà nói xong liền chở Chu Hiểu Mai đi.

Tô Đại Lâm thấy người này mới nói vài câu đã mang Hiểu Mai đi mất thì ủ rũ cụp mắt. Anh cho rằng vừa rồi biểu hiện của mình không tốt nên chị dâu cô ấy không thích mình. Anh bèn buồn bã đi tới nhà cậu mợ.

Thấy Tô Đại Lâm tới, mợ anh tươi cười nói: “Đại Lâm tới đấy à, ngày mai được nghỉ sao tối nay không hẹn đối tượng đi xem điện anh? Mợ thấy điều kiện người này được đấy, trong nhà đông anh em rất thích hợp với cháu.”

Cậu anh ngồi đó cũng gật gù, quả nhiên ông rất hài lòng với Chu Hiểu Mai.

Tô Đại Lâm ủ rủ: “Mợ, nhưng nhưng…khả năng muốn…thổi thổi…..”

Hai vợ chồng cậu mợ sửng sốt: “Sao?”

Tô Đại Lâm thở dài, lắp ba lắp bắp kể lại sự tình chiều nay Chu Hiểu Mai dẫn chị dâu là Lâm Thanh Hoà tới cảm tạ mình, sau đó khách sáo nói hai câu rồi đi mất.

Cậu mợ bối rối quay qua nhìn vào mắt nhau, dồn dập hỏi thêm: “Còn nói gì khác không?”

Tô Đại Lâu lắc đầu, tiếc nuối nhìn cậu mợ: “Không không không…có.”

Lúc sau như sực nhớ ra gì đó, vội vàng bổ sung: “À, nói nói….Hiểu Mai ngày mai được được…được nghỉ.”

Nghe vậy, ông cậu thất vọng buột miệng: “Nói cái này thì có ích gì.”

Nhưng bà mợ thì ngược lại, mặt mày rạng rỡ hẳn: “Đại Lâm, vẫn còn hy vọng, nghe ra cô chị dâu này rất vừa lòng với cháu đấy chứ.”

Tô Đại Lâm bất ngờ: “Gì gì…cơ?”

Ông cậu cũng chưa kịp hiểu: “Sao bà lại nói thế?”

Bà mợ bình tĩnh lý giải: “Nếu thực sự không vừa lòng, chị dâu của con bé sẽ không nói với cháu rằng ngày mai con bé được nghỉ. Đây không phải ngầm ám chỉ ngày mai cháu rảnh thì tới tìm con bé sao?”

Tô Đại Lâm càng khẩn trương càng nói vấp: “Thật thật….hả?”

“Ôi dào, hai người đàn ông làm sao hiểu được tâm tư phụ nữ chúng tôi. Cứ nghe lời mợ chắc chắn không sai. Ngày mai cháu lên xưởng xin nghỉ một ngày đưa Hiểu Mai đi chơi, sau đó nhớ phải nói với con bé nhà ta sẽ chuẩn bị đầy đủ sính lễ “Tứ đại kiện”*, đảm bảo để con bé gả đi được nở mày nở mặt.”“Tứ đại kiện” hay “Tam chuyển nhất vang”: Đây là một thuật ngữ được sử dụng ở Trung Quốc từ cuối nhũng năm 1950, chỉ bốn vật dụng gia đình mà đất nước có thể sản xuất vào thời điểm đó, vô cùng quý hiếm, mọi gia đình đều ước mơ sở hữu, gồm có: Radio, xe đạp, máy may và đồng hồ. Ở thời đó, cô nương nào được nhà chồng mang đủ bốn món sính lễ này tới hỏi cưới thì vang danh một vùng.“Được…được.” Tô Đại Lâm là đàn ông nhưng nhắc tới chuyện cưới vợ cũng có chút xấu hổ.

Bên này, Lâm Thanh Hoà và Chu Hiểu Mai cũng đang nhắc tới chuyện này.

Chu Hiểu Mai: “Chị tư, chị không thích anh Đại Lâm hả? Bình thường tật nói lắp của anh ấy không quá nghiêm trọng như thế đâu. Chắc hôm nay bất ngờ gặp chị nên anh ấy khẩn trương không nói nên lời.”

Lâm Thanh Hoà cười cười, buông lời trêu chọc: “Gấp gáp nói đỡ cho người ta thế cơ à, cô út?”

Chu Hiểu Mai sửng sốt: “Chị cũng coi thường anh ấy?”

Lâm Thanh Hoà nhìn thẳng vào Chu Hiểu Mai, nghiêm túc nói: “Trước đây chị đã từng nói với em tiêu chí đầu tiên để chọn chồng đó là: cha mẹ chết hết, có xe, có nhà, có công việc. Dù anh ta nói năng không lưu loát như người khác nhưng chị thấy bản chất con người không tồi. Tuy nhiên, bây giờ vấn đề không nằm ở chỗ anh ấy mà nằm ở em. Em có từng nghĩ tới sau khi hai người kết hôn sẽ phải đối mặt với mấy lời độc địa đại loại như chế giễu chồng em ăn không nên đọi nói không nên lời.”

Chu Hiểu Mai giận sôi máu: “Ai dám nói Đại Lâm, em xé miệng nó ra!”

Lâm Thanh Hoà cười nói: “Chị nói trước để em suy xét thấu đáo mọi mặt của vấn đề. Được rồi, ngay mai trang điểm cho xinh đẹp, khả năng cao anh ta sẽ xin nghỉ để đón em đi chơi đó.”
Bình Luận (0)
Comment