Thập Niên 60: Quân Tẩu Dựa Vào Nuôi Con Đi Lên Đỉnh Cao Nhân Sinh

Chương 115

Nộp đủ cho quốc gia, giữ đủ cho tập thể, còn lại phân chia theo quy định, là điểm đặc biệt của thời đại này.

"Nộp đủ cho quốc gia" là nói đến đóng thuế nông nghiệp, nhất là lựa chọn các loại lương thực, chia theo quy định mà đóng đủ cân lúa mì, lúa nước, ngô, cây cao lương, đậu nành, không được thiếu một cân nào kéo đến nộp vào kho lương thực của công xã.

"Giữ đủ cho tập thể” chính là giữ lại lương thực dự trữ đủ dùng cho đội sản xuất của mình ví dụ như các loại giống cây dùng cho sản xuất năm sau, thức ăn cho gia súc, lương thực tiếp đãi các loại...

“Còn lại phân chia theo quy định: là tiến hành phân chia lương thực còn lại dựa theo quy định từng vùng.

Ai cũng được phân chia theo cách nhu cầu lương thực cơ bản của người bảy phần, công điểm chiếm ba phần, thật ra có rất nhiều nơi chia theo tỷ lệ 6:4, thậm chí có nơi 5:5, đây là đang chỉ tỷ lệ giữa khẩu phần lương thực mỗi người và công điểm.

Khẩu phần lương thực mỗi người chiếm tỷ càng nhiều, thì càng bảo đảm cuộc sống cho các gia đình thương binh liệt sĩ, người già neo đơn, trẻ mồ côi, người già yếu bệnh tật thiếu sức lao động.

"Ba trăm sáu, đủ hay không" mô tả điểm đặc biệt của phân chia lương thực thời kì này, mỗi năm mỗi người ít nhất có thể được chia ba trăm sáu mươi cân lương thực, mà ba trăm sáu mươi cân lương thực này đều không có thêm hạt thô.

Theo tình hình của từng năm khác nhau thì sẽ được phân chia khác nhau, chia xong lương thực đầu người, công điểm mà mỗi gia đình kiếm được có thể dùng để đổi lương thực, cũng có thể dựa theo giá trị công điểm của năm đó mà đổi thành tiền.

Vùng phía bắc sản xuất được nhiều lương thực, chỉ cần không có thiên tai vô cùng lớn, thì lương thực được chia cho mỗi nhà, tiết kiệm một chút thì có thể đủ ăn.

Nhưng chắc chắn vẫn sẽ có khoảng thời gian chưa đến vụ mùa, lương thực chưa thể thu hoạch, may mà mỗi nhà đều có đất phần trăm, những lương thực rau củ trồng trên đất phần trăm đó không thể nào giải quyết được việc thiếu lương thực, nhưng cũng có thể giảm nhẹ đi một chút khó khăn.

Sẽ có những bà nội trợ trong nhà tính toán tỉ mỉ, mỗi góc mỗi ngóc ngách của đất phần trăm trồng đầy cây lương thực, không lãng phí một không gian trống nào, trong nhà nuôi gà quanh năm suốt tháng cũng có thể bù vào được một chút, mỗi gia đình đều sống như vậy,

Nộp đủ thuế nông nghiệp xong là đến thời gian mọi người hào hứng nhất, đó chính là phân chia lương thực.

Tối qua đội đã thông báo, hôm nay cùng nhau đến sân phơi để nhận lương thực về.

Năm ngoái nguyên chủ cũng mặt dày đi nhận lương thực theo đầu người, một người được chia ít nhất ba trăm sáu mươi cân lương thực, cô ấy, Đại Bảo, Nhị Bảo, ba người thì sẽ được nhận một nghìn không trăm tám mươi cân, mặc dù bột mì trắng và gạo chỉ có gần một nửa, nhưng có còn hơn không, cô ấy mua thêm một chút lương thực bổ sung thêm vào, cũng đủ sống qua ngày.

Theo lý mà nói, người không đi làm thì không có tư cách nhận lương thực theo đầu người, người trong đội cũng có phê bình kín đáo chuyện này, nhưng cha chồng cô ấy là bí thư chi bộ, lại thêm chồng cô ấy đi lính, gia đình bộ đội vốn nên được có sự quan tâm đặc biệt, cho nên mới không có ai phản đối.

Năm nay khoảng thời gian này gia đình bọn họ cũng kiếm được một số công điểm, có thể đường hoàng ngay thẳng đi nhận lương thực đầu người, lương thực của Cố Đình Chu liên quan đến bên bộ đội nên của anh không được tính, phần lương thực của Thanh Hoan thì liên quan đến thôn Hàn Gia, cho nên vẫn chỉ có ba phần lương thực của ba mẹ con bọn họ thôi.

Nếu không thì vì sao thời đại này mọi người lại sinh nhiều như vậy, thêm một đứa con thì được chia nhiều thêm một phần lương thực, đặc biệt là em bé, thật biết tính toán.

Lý Thanh Vận ngại phải xếp hàng, bảo Cố Đình Chu chờ đến chiều khi kết thúc việc chia lương thực rồi hãy đi, mượn một con xe ba gác rồi kéo về.

Năm nay vụ mùa không tệ, ngô khoai sắn đậu, bột mì trắng và gạo chia một nửa, bản thân có thể tự chọn các loại lương thực, cuối cùng Cố Đình Chu mang về tổng công hai trăm cân thóc, hai trăm cân lúa mì, năm mươi cân đậu nành, năm mươi cân các loại đậu trộn lộn, ba trăm cân hạt ngô, hai trăm cân khoai tây, năm mươi cân khoai lang, ba mươi cân củ hành tây.

Năm nay cô không định mua thêm lương thực nữa, đồ trong không gian đã đủ ăn, cải trắng cà rốt trồng trong đất phần trăm cũng đủ ăn trong mùa đông, không những thế còn được chia thêm khoai tây và khoai lang đỏ nữa.

Vụ mùa này ba người bọn họ kiếm được tổng cộng hai mươi ba đồng bốn hào tiên, Cố Đình Chu nhận tiền rồi đưa thẳng cho Lý Thanh Vận, cha Cố còn hỏi anh có muốn đổi thành lương thực không, anh từ chối nói lương thực trong nhà tạm thời vẫn đủ ăn.

Lý Thanh Vận đưa tám đồng trong ấy thuộc về Thanh Hoan cho cô ấy, dù sao thì đây cũng là thành quả mà cô ấy đã cố gắng lao động trong khoảng thời gian này.

"Chị cả, em không cần đâu, ngày nào em cũng ăn ở trong nhà chị, chỗ nào cũng là tiền, chị không những không quan tâm đến em đòi tiền, trước đây khi chị về còn đưa tiền mình dành dụm được cho em, nếu không em cũng không lấy đâu ra tiền để thuê Xuân Sinh giúp đỡ, chị mau cầm lấy đi." Thanh Hoan thật lòng thật dạ nói. "Vậy được rồi, nếu em cần thì bảo chị nhé."

Em gái mình giúp đỡ là một người nhớ ơn biết báo đáp như vậy, Lý Thanh Vận cũng vô cùng vui mừng, thấy cô ấy không cần thì cũng nhận lấy, dù sao thì sau này Thanh Hoan gả đi, cô cũng cần phải chuẩn bị đồ cưới cho cô ấy, vẫn còn nhiều chỗ phải tiêu tiền lắm.

Bên này đã chia xong lương thực, ngày hôm sau cha Cố đi cùng Cố Đình Chu đến thôn Hàn Gia một chuyến, bí thư chi bộ và đội trưởng của thôn Hàn Gia cũng quen biết với cha Cố, sau một hồi bắt tay nói chuyện, cuối cùng đòi được phần lương thực một năm của Thanh Hoan về.

Công điểm gì đó, theo chuyện người nhà họ Hàn bị bắt???, phía bên đó cũng không chịu thừa nhận, có thể đòi được phần lương thực về cũng đã tốt lắm rồi, mọi người cũng rất hài lòng.

Mang về tổng cộng một trăm cân hạt thóc, năm mươi cân lúa mì, năm mươi cân hạt ngô, sáu mươi cân khoai lang, một trăm cân khoai tây.

Thanh Hoan còn gửi năm cân hạt thóc cho cha Cố, cảm ơn ông ấy đã đi chuyến này, dù sao thì nếu như không có ông ấy qua đó, thì khả năng cao là bên phía thôn Hàn Gia sẽ không trả, dù sao thì cô ấy cũng chỉ là người có địa vị thấp, không có tiếng nói.

Lý Thanh Vận thấy hiện tại cô ấy làm việc cũng đã có chút ra dáng, hiểu việc đối nhân xử thế, cũng thấy vui mừng, còn dạy cô ấy không ít đạo lý đối nhân xử thế.

Buổi chiều cùng ngày hôm đó, sau khi cha Cố mang lương thực về, hồ cá trong thôn cũng chuẩn bị thu hoạch cá, mấy hôm trước hồ cá lớn này đã xả nước, trước mắt chỉ còn lại xâm xấp nước, vừa vặn có thể xuống mò cá.

Đúng lúc hôm nay là cuối tuần, Đại Bảo không đi học, ăn xong cơm trưa bèn đi theo Mao Đâu đi xem đánh cá, Lý Thanh Vận không yên tâm, đành phải đi theo sau hai đứa bé, sợ nhiều người bọn trẻ sẽ bị chen vào trong hồ cá, chỉ để lại Thanh Hoan ở nhà trông Nhị Bảo.

Tiếng ra lệnh của cha Cố vừa dứt, đàn ông trong thôn cầm nhiều loại công cụ khác nhau, xắn ống quần lên, xuống hồ mò cá, niêm vui được ăn cá khiến bọn họ tạm thời quên đi cái lạnh trong hồ nước, khí thế sục sôi ngất trời.

Từng con cá lớn được ném vào hồ nước tạm thời được đào lên ở bên bờ, đám cá bơi lội hoạt bát ở trong đó, cảm nhận khoảng thời gian cuối đời.

Mặc dù chân bị thương của Cố Đình Chu đã không còn vấn đề gì nữa, nhưng nước trong hồ lạnh lão, Lý Thanh Vận sợ sẽ làm tổn thương đến vết thương của anh, không cho anh xuống, hai người ở trên bờ, hứng thú quan sát cảnh tượng vui vẻ hiếm có.

Một người là mấy chục năm rồi chưa được nhìn thấy, một người là chưa được nhìn thấy bao giờ.

Bờ hồ có một đám trẻ con đang vây quanh, chỉ chỉ trỏ trỏ bình luận xem ai mò được con cá to, con cá nào nặng, con cá nào nhẹ, vô cùng náo nhiệt.

Bình Luận (0)
Comment