Thập Niên 70: Đôi Vợ Chồng Nhỏ

Chương 83

Bà nội cười hiền từ:

“Con bé này, làm mấy chuyện phí công à."

Tề Ngọc Trân lắc đầu:

“Không mất công đâu ạ."

"Hưng Hoa, Mẫn Tuệ, hai con không dùng đến phiếu nhận len, cứ để cho Tầm Chu và Ngọc Trân nhé." Bà nội thay mặt con trai con dâu quyết định.

Thường Mẫn Tuệ:

“Mẹ, đơn vị chúng con không phát phiếu nhận len, nhưng con sẽ tìm mua vài cuộn len cho Ngọc Trân."

Cứ thế mọi người vui vẻ quyết định.

Trong bữa ăn, Thường Mẫn Tuệ nhắc đến lòng hiếu thảo của Ngọc Trân, chẳng phải để khoe khoang mà là để giải thích với ông bà nội rằng Ngọc Trân không phải chỉ giả vờ.

Ngọc Trân đích thực là một cô gái tốt, ở trường khi ăn được món ngon đều nghĩ đến gia đình, muốn chia sẻ với gia đình.

Tống Tầm Chu vốn không có nhiều cảm giác hiện diện, khi nghe mẹ khen Ngọc Trân hiếu thảo, anh phải kể vài việc mà Ngọc Trân đã làm ở quê nhà.

Không chỉ nhắc đến lòng hiếu thảo mà còn nhắc đến lòng nhân ái và bao dung.

Tống Tầm Chu:

“Dù không nên dùng tiền để đo lường tình cảm, nhưng con thật sự rất biết ơn ba mẹ, lúc con viết thư nói muốn kết hôn, cần tiền mừng và phiếu, ba mẹ đã gửi hết cho con.

Nếu không có những thứ đó, con thật sự không xứng đáng với Ngọc Trân."

Tề Ngọc Trân vốn dĩ còn ngại ngùng, nghe chồng nói đến đây, cô không thể không lên tiếng:

“Tầm Chu, tình cảm nói em biết, dù không có tiền mừng chúng ta vẫn xứng đôi, nhưng lý trí nói rằng, nếu không có tiền mừng chỉ bằng lời hứa suông thì không được.

Ba mẹ em sẽ không giao em cho người đàn ông không có tiền mừng, em cũng không dại dột mà trái ý ba mẹ, cố gắng gả cho một người đàn ông mà ngay cả nuôi bản thân cũng khó khăn.

Em không phải là người ham giàu, em thật sự không muốn tăng thêm gian khổ vào cuộc sống vốn đã khó khăn."

Tống Tâm Hỉ nhìn con gái:

“Nghe thấy chị dâu con nói chưa."

Em họ:

“Con còn nhỏ mà, phải đợi vài năm nữa mới tìm đối tượng."

Thấy cô nhìn sang mình, Tống Lan Hinh vội bày tỏ thái độ:

“Cháu ủng hộ chị dâu, chị dâu đâu cần nhà giàu, chỉ cần tiền mừng cơ bản, tiền mừng mà anh trai đưa còn thuộc loại rất hậu hĩnh ở quê chị dâu.

Con gái không nên... Ông ơi, ông không phải là người nghèo đúng không?"

Tống Tâm Hỉ thay ba trả lời:

“Ông không phải người nghèo, ông bà xuất thân từ gia đình tri thức, hai nhà lúc đó đều là dòng dõi danh gia vọng tộc, họ còn ủng hộ chúng ta đi du học, tư tưởng rất cởi mở."

Ông bà nói chuyện cũ không nhắc lại làm gì.

Tống Lan Hinh biết rõ gia thế của chú, biết rằng ông nội và chồng cô mình đều không nghèo, cô ấy mới yên tâm, tiếp tục nói:

“Con gái có nhiều lựa chọn thì không nên chọn người nghèo, cũng đừng nghĩ đến chuyện cùng người nghèo chịu khổ đến ngày phát đạt, người thành đạt chỉ là thiểu số, thiểu số đó giàu có rồi lại bỏ rơi mình.

Khi lớn tuổi, mới phát hiện ra nửa đời đã chịu khổ vô ích, cuối cùng chẳng có gì, không tiền không tình yêu, thật đáng buồn.

Cháu có điều kiện tốt như vậy, nhất định phải chọn đối tượng cẩn thận."

Theo kịch bản, cháu rất có khả năng trở thành bàn đạp cho người nghèo, nếu cháu chọn người trung bình, họ cũng muốn dẫm lên cháu để tiến lên. Ông bà, ba mẹ, chú thím, cô chú, mọi người đừng bị lừa, một mình cháu bị lừa là đủ rồi. Nếu họ mặt dày đến tìm mọi người xin giúp đỡ, mọi người nhất định đừng đồng ý, trừ khi cháu tự tìm đến."

Thường Mẫn Tuệ không khách khí:

“Con tìm tới cũng vô ích."

Tống Lan Hinh biết co biết giãn:

“Được rồi, coi như con chưa nói."

Chỉ trong nửa ngày, ông bà đã bắt đầu lo lắng cho tương lai của cháu dâu.

Nghe Ngọc Trân muốn ở lại trường làm việc, ông bà nhờ các con giúp Ngọc Trân nói một tiếng, nếu trường nông nghiệp không có người quen, hai ông bà sẽ tự ra mặt.

Hiệu trưởng của Đại học Hoa Đô và các trường đại học lân cận đều là đàn em của họ.

Tề Ngọc Trân bị lời của ông bà làm cho giật mình:

“Ông bà ơi, tạm thời không cần ông bà phải ra mặt đâu ạ. Nếu sau này cháu bị thầy cô gây khó dễ, cháu sẽ đến nhờ ông bà dựa vào các mối quan hệ giúp cháu giải quyết. Hiện tại thì chưa cần ạ."

Không thể nói dứt khoát quá.

Có quan hệ là chuyện tốt.

"Được rồi, nếu bị ức hiếp, nhất định phải nói cho ông bà biết, ông bà sẽ giúp cháu đòi lại công bằng." Ông nội nói.

Cô giả vờ tức giận:

“Lúc con nhỏ bị ức hiếp, có thấy ba mẹ nói sẽ đòi lại công bằng cho con đâu."

Bà nội không quan tâm trò này của con gái:

“Con cần ba mẹ đòi lại công bằng hả? Lúc con nhỏ có gì không vừa ý là con xử lý ngay tại chỗ, không cần đợi về nhà mách ba mẹ."

Thường Mẫn Tuệ:

“Lúc Tâm Hỉ về đến nhà chắc cơn giận cũng hết rồi."

Tống Hưng Hoa là anh cả, hiểu rõ tính tình em gái hơn vợ:

“Không hết giận thì cũng không dám nói với ba mẹ, sợ bị ba mẹ trách phạt, hồi nhỏ nghịch ngợm lắm, làm nhiều chuyện xấu."

"Đã làm những chuyện xấu gì ạ?" Chú (chồng cô) không nhịn được hỏi.

Ông bà nhìn nhau hiểu ý, bà nội mở lời:

“Ba mẹ không biết hết mọi chuyện, chỉ biết vài chuyện thôi, không muốn dạy dỗ em gái con quá nhiều.

Nếu dạy dỗ một hồi, có khi nó lại bỏ nhà đi, toàn là gây rắc rối cho người khác, trừ khi thầy cô hoặc phụ huynh bạn bè đến tìm, còn không thì ba mẹ cũng lười can thiệp."

Chú mở lời:

“Con cũng đoán ba mẹ biết hết mọi chuyện, nhưng luôn mắt nhắm mắt mở cho qua."

Tống Lan Hinh:

“Thì ra lúc nhỏ cô là một nhóc nghịch ngợm."

Chú nghe cha mẹ và hai anh vợ nói chuyện úp úp mở mở, không vội muốn biết vợ mình đã làm gì xấu lúc nhỏ, tiếp lời cùng đùa:

“Cô cháu giờ cũng giống như ác ma, học sinh đều sợ lên lớp cô dạy."

Tống Tầm Chu không tham gia vào cuộc trò chuyện, nhưng trong lòng thầm đồng ý rằng cô thật sự rất gây áp lực cho học sinh.

Anh học hóa học mà cũng nghe nói về cách cô đàn áp học sinh, chỉ thiếu điều nói:

“Ở đây tất cả đều là rác rưởi."

Tống Tâm Hỉ:

“Có gì đâu, chỉ là để chúng không nghĩ rằng đỗ vào Đại học Hoa Đô là có thể kiêu ngạo, hơn nữa lớp toàn là nam sinh, mặt ai cũng dày, nói vài câu không thành vấn đề. Nếu trong lớp có nữ sinh như Ngọc Trân, cô nói chuyện đã lịch sự hơn rồi."

Thường Mẫn Tuệ:

“Chị thì không thích đến trường dạy học, rách việc lắm, không bằng tập trung làm nghiên cứu, thí nghiệm."

Tống Hưng Hoa đồng tình với vợ, dạy học thật sự mệt mỏi.

Cuộc trò chuyện kéo dài đến tận chiều, mọi người mới phải rời đi, nhà cũ cách khá xa làng đại học, Tống Tâm Hỉ mời ba mẹ về nhà mình ở một thời gian, nhưng bị ba mẹ từ chối.

Ông bà nói rằng họ chưa ở đủ trong ngôi nhà của mình, hiện tại vẫn muốn ở nhà.

Tề Ngọc Trân:

“Ông bà qua chơi nhất định phải báo cho cháu biết, cháu muốn dẫn ông bà đi dạo một vòng, thăm quan hội chợ trường học chúng cháu."

Hội chợ chưa chính thức "khai trương", khi ông bà đến làng đại học, chắc sắp khai trương rồi.

Đến lượt cô nói, bà nội đồng ý ngay, nói rằng sẽ sớm đến thăm, nếu đến nhất định sẽ báo cho cô biết.

Tống Tâm Hỉ không ghen tỵ, không hỏi lí do mà ba mẹ lại có tiêu chuẩn kép như thế, vì nếu là bà ấy, cũng sẽ dùng tiêu chuẩn khác đối xử với Ngọc Trân .

Một tháng sau khi khai giảng, hội chợ trường học cuối cùng cũng khai trương, gian hàng của chuyên ngành thực phẩm có thể nói là gian hàng được ưa chuộng nhất.

Du Niệm, chủ gian hàng ngô, cũng không thể không "bỏ vị trí" chạy đi tham quan gian hàng của chuyên ngành thực phẩm.

Các mặt hàng bán ở chuyên ngành thực phẩm phải nói là vô cùng phong phú, có dưa muối, khoai lang sấy, bánh quy nguyên cám, kẹo mạch nha, bánh gạo, kem que, v.v., làm người ta hoa cả mắt.

Đa phần là đồ ăn vặt, ai nhìn thấy mà không thèm?

Bình Luận (0)
Comment