Thập Niên 70: Đôi Vợ Chồng Nhỏ

Chương 99

Cũng có thể không phải là ăn ý, mà do họ vẫn chưa phát hiện được việc thi đại học khó khăn chỗ nào đối với Tầm Kỳ.

Tính tình của Tầm Kỳ khá giống anh trai Tầm Chu. Tề Ngọc Trân cũng thấy việc thi đại học không khó đối với cậu ấy, không có chuyện gì để khiến Tầm Kỳ căng thẳng.

Ngược lại, với em gái Ngọc Liên ở nhà, tháng nào cô viết thư về cũng phải động viên em gái thi đại học. Cô muốn em gái không sao nhãng nhưng cũng đừng để bản thân thấy quá áp lực.

Thật ra em gái cô không thể nào thi tốt hơn Tầm Kỳ. Vẫn chưa biết đợt thi tháng bảy này có tổ chức đồng nhất trên cả nước không. Nếu không thi chung thì nên để Tầm Kỳ tham gia thi đại học ở quê cô, nhất định cậu ấy sẽ có kết quả tốt hơn Ngọc Liên.

Cô cũng không cảm thấy em gái mình kém cỏi. Môi trường sống và sự giáo dục em cô nhận được không hề giống Tầm Kỳ, làm sao có thể so sánh được?

Cô đã biết trình độ văn hóa của cả nhà. Không nói đến ba mẹ chồng và cô chú, chỉ riêng ông bà nội đều đã từng học qua đại học.

Những sinh viên cùng lứa với ông bà nội có sức học cực kỳ khó tưởng tượng đối với lớp thanh thiếu niên bây giờ. Rất nhiều người trong số họ bây giờ đã là bậc vĩ nhân.

Với truyền thống gia đình như thế, trình độ và thành tích của các thành viên trong nhà cũng khá ổn định. Mặc dù tính cách của mấy anh em họ rất khác nhau, có vài người thậm chí còn có vẻ "tự ti", "không có lòng tin", nhưng nghe xong thành tích mới biết được bọn họ đều đứng hàng đầu mỗi khi thi cử.

Dù đứng hàng đầu những lại có chút tự ti.

Trong suy nghĩ của mọi người, dù có liên tục đứng đầu lớp thì tương lai cũng không nhất định có thể vượt qua ba mẹ. Bọn họ không những không vững vàng mà còn bị hào quang của ông bà, ba mẹ làm giảm lòng tin.

Tề Ngọc Trân cũng cảm thấy việc giữ vững thành tích ở trung học phổ thông khó hơn khi lên đại học nhiều.

Không thể đánh đồng tất cả chuyên ngành. Nhưng ít nhất với ngành học của cô, chỉ cần có chút thông minh, cộng thêm nỗ lực chăm chỉ thì muốn đứng nhất kỳ thi chuyên ngành là không khó.

Thời cô học trung học, do họ trường trung học phổ thông ở huyện, lại thêm gặp được giáo viên tốt nên cô mới có thể có thể gìn giữ vị trí nhất lớp rồi đậu được đại học ở Hoa Đô.

Chỉ bằng sự thông minh và chăm chỉ của cô thì căn bản không thể nào “cạnh tranh” được với thiên tài, nếu gặp được một thiên tài chăm chỉ thì sẽ tuyệt đối bị đè bẹp.

Muốn giữ vị trí đầu bảng khi học trung học thì cần phải có khoảng cách thật xa với người đứng nhì, phải học giỏi toàn diện mới được.

Trong khi một vài đứa em đang khổ sở vì thành tích "Không tốt", mọi người và ba mẹ cũng hay nói những lời an ủi. Họ nói rằng không sao, không mong con em mình có thêm thành tích, chỉ cần yêu nước là được rồi. Về sau bất kể đi đến đâu, cũng không quên nguồn cội, không quên gốc rễ.

Nghe được những điều này, Tề Ngọc Trân vừa cảm động vừa ngạc nhiên. Ngạc nhiên vì cách nói này cứ như sợ con em mình gây nguy hại cho đất nước.

Các em trai em gái cũng vô cùng im lặng, nghe ba mẹ nói cứ như bọn họ dễ lầm đường lạc lối lắm vậy.

Ông bà nội thì lại cảm thấy con mình nói không sai. Những người bạn nhỏ ở đây thì không có gì, nhưng ra nước ngoài sinh sống học tập mấy năm thì rất dễ bị thói quen sinh hoạt và tư tưởng bên ngoài ảnh hưởng. Giống như thế hệ cha chú của bọn họ, rất nhiều người được đi du học nhưng chỉ có số ít lựa chọn trở về nước.

Bây giờ xã hội cải cách, có thêm hy vọng nhưng chưa chắc mọi người lại muốn quay về.

Ông bà nội dạy ba chồng và cô chú yêu nước, ba chồng và cô chú cũng dạy chính con mình yêu nước.

Tề Ngọc Trân không biết chồng mình nghĩ gì, cô hỏi anh sau khi tốt nghiệp có muốn ra nước ngoài học hay không.

Anh học chương trình năm năm, đến khi tốt nghiệp là đã ba mươi tuổi.

Cô hỏi chồng có nghĩ đến chuyện đi nước ngoài, không quan tâm tuổi tác hay không.

Chồng cô nói thẳng là không. Anh không quá muốn ra nước ngoài, cũng nói rõ chuyên ngành của mình không nhất thiết phải đi du học. Thỉnh thoảng trường học cần mọi người ra nước ngoài học tập công nghệ thì anh có thể sẽ đi tham quan học tập.

Anh còn nói thêm một câu, cho dù học xong đại học sớm hơn thì cũng không có ý định ra nước ngoài.

Vì anh nghe ba mẹ nói người nước ngoài rất nhiệt tình.

Chỉ với một đặc điểm này thôi anh đã không muốn đi rồi.

Với lại nhập gia tùy tục, ra nước ngoài còn phải thích ứng với nếp sống của bọn họ. Anh không thích, anh ngại phiền phức.

Tề Ngọc Trân nghe chồng nói xong, cũng có thể hiểu suy nghĩ của anh.

Chồng cô là một người vô cùng "cá nhân". Thời gian ở ký túc xá thanh niên trí thức đã là trải nghiệm tương đối đặc thù. Khi anh ở nhà, ba mẹ đều sẽ xuôi theo anh, anh không để bọn họ vào phòng mình thì hai người cũng không vào, hoàn toàn tôn trọng ý kiến và suy nghĩ của anh.

Tề Ngọc Trân còn biết lúc trước chồng cô có lựa chọn khác khi tốt nghiệp trung học. Trường học sẽ không bắt ép tất cả học sinh xuống nông thôn, nhưng cũng sẽ không cho mọi người công việc.

Hoa Đô chính là thành thị tương đối phát triển trong nước, công việc nào cũng có người đảm nhiệm. Trường học chỉ đưa ra danh sách học sinh xuống nông thôn chứ không thể sắp xếp họ vào các đơn vị nhà máy làm việc.

Tức là phải dựa vào quan hệ mới có thể ở lại thành phố. Tuy ba mẹ anh cũng được làm việc trong nhà máy, nhưng dù hai người làm tốt đến đâu thì nhà máy cũng đã đủ người, không thể nhét thêm con trai vào trong.

Ngược lại, học cũng giúp con trai tìm được hai nhà máy tương đối thích hợp, cho con trai tự chọn.

Tống Tầm Chu cũng nghiên cứu hai nơi đó hồi lâu, nhưng cuối cùng anh vẫn lựa chọn xuống nông thôn làm ruộng.

Anh không chọn hai nhà máy đó là bởi vì ở đó có một loại người anh không bao giờ chịu đựng được.

Vừa ỷ mạnh hiếp yếu vừa nhiều chuyện, sẽ gây khó dễ cho người khác.

Anh đã gặp đủ loại người con ông cháu cha, cuối cùng anh lựa chọn xuống nông thôn. Dù sao cũng làm việc bằng sức lực, chỉ cần biểu hiện tốt ở nông thôn, làm hài lòng đội trưởng hoặc các cán bộ thì sẽ không bị gây khó khăn.

May mắn trường trung học phổ thông lúc đó anh học là trường tốt nhất Hoa Đô, sẽ không ngẫu nhiên sắp đặt học sinh xuống nông thôn mà để mọi người tự lựa chọn tỉnh muốn đi.

Danh sách lúc đó không bao gồm tất cả tỉnh thành trên cả nước, nhưng cũng có bổn tỉnh phương nam. Tống Tầm Chu đã nhắm sẵn các tỉnh ở phương nam.

Suy nghĩ của anh rất đơn giản. Xuống nông thôn nhất định phải chịu khổ, so với chịu khổ ở phương bắc thì không bằng đi xuống phía nam, vì mùa đông miền bắc có thể lạnh chết người.

Cho dù anh mặc hết tất cả trang phục lên người, có bếp lò, có giường nhưng không đủ ấm thì cũng rất khổ.

Mặc dù miền nam hơi ẩm ướt, nhưng mùa đông có rời khỏi bếp lò và giường sưởi cũng có thể sống.

Anh không cách nào làm quen với mấy khu tập thể. Anh thầm nghĩ phương nam hẳn sẽ không có khu tập thể, đúng là vậy, nhưng họ lại có ký túc xá.

Phương nam không phải vùng đồng bằng, diện tích đất cày tương đối nhỏ lẻ so với phương bắc. Anh nghĩ sẽ không mệt mỏi như đi các tỉnh phía bắc. Thế nhưng anh cũng tính sai, vì có thể diện tích đất cày không lớn như phương bắc, nhưng mà... phương nam một năm cày hai vụ.

Cũng vất vả như nhau.

Mọi người sẽ được chia vào các đội sản xuất. Khi ngồi xe lửa về nông thôn, anh cũng không biết tất cả những quyết định lại dẫn anh về đúng quê hương của Ngọc Trân.

Chọn được điểm đến, mọi người đã thành những thanh niên "Tự nguyện" xuống nông thôn lập nghiệp.

Bình Luận (0)
Comment