Diệp Phàm như đứa ngóc nhìn Nguyễn Hồng Quân: “Em đừng nói nữa.”
Nguyễn Hồng Quân làm mặt quỷ với cậu ấy: “Em cứ nói!”
DTV
Diệp Phàm: “…” Thằng ngốc.
Nhưng Nguyễn Hồng Quân nói đúng, trong nhà có nhiều trẻ như vậy, không ai thích học như cậu ấy. Diệp Thu Văn học rất tốt nhưng điểm cũng chỉ cao vừa. Nguyễn Thu Nguyệt có thành tích không tệ nhưng cô bé còn quá nhỏ.
Nguyễn Hồng Binh còn đi mẫu giáo không nói tới, còn dư lại Nguyễn Thu Dương và Nguyễn Hồng Quân là hai đứa ngốc, đi học thì ngủ, thấy sách vở là đau đầu, chỉ xem tiểu thuyết. Cặp sách mang hàng ngày cũng không có nhiều sách, đều là mấy món đồ chơi linh tinh.
Ở nhà không có ai cùng sở thích với cậu ấy.
Thật ra trường học không có nhiều, mọi người cũng không thích học.
So với điểm cao, ý thức cao và biểu hiện tốt càng quan trọng hơn.
Buổi tối trước khi đi ngủ, Nguyễn Khê cẩn thận cất chứng minh dự thính vào cặp sách. Ngoài chứng minh dự thính ra thì trong cặp còn có bút, có vở mới tinh, có vả một hộp bút bằng sắt. Trong hộp bút có bút chì, cục tẩy, gọt bút chì và mấy đồ dùng học tập khác.
Cất cẩn thận xong cô và Nguyễn Khiết để cặp lên bàn, tắt đèn lên giường ngủ.
Nguyễn Khiết không buồn ngủ, vừa nghĩ đến ngày mai phải đến trường đi học, cô ấy vừa căng thẳng vừa kích động. Lớn lên ở quê bao năm chưa từng thấy việc đời, cho nên có chút không kiềm chế được mà vừa căng thẳng vừa vui mừng.
Không ngủ được cô ấy quay sang nói chuyện khe khẽ với Nguyễn Khê: “Thu Nguyệt nói trong trường đa số là trẻ con trong khu tập thể, đa số là con em cán bộ, như em thì loại gì cũng không phải, lại còn từ quê xuống…”
Nguyễn Khê biết cô ấy lo lắng người khác xem thường, lo sẽ mất mặt, cô nắm tay cô ấy nói: “Không phải là có chị đi học cùng em à, sợ cái gì? Đến lúc đó em cẩn thận chút là được, chúng ta đến ta để học tập còn những cái khác không quan trọng.”
Nguyễn Khiết nhẹ nhàng hít vào, gật gật đầu: “Chúng ta đến để học tập, chúng ta đến để học tập.”
Nguyễn Khiết cười: “Phải nhớ kỹ trong lòng.”
Nguyễn Khiết nhẩm đi nhẩm lại một hồi thì không còn căng thẳng nữa, lại hỏi Nguyễn Khê: “Chị, ngày mai chúng ta đến trường thì học lớp nào? Bác cả bảo là tùy chúng ta, vậy em nghe chị.”
Nguyễn Khê suy nghĩ rồi nói: “Chúng ta vào lớp năm nghe giảng một ngày, nếu không có vấn đề thì chúng ta học cấp hai luôn. Nhưng chương trình học kỳ một của cấp hai đã quá nửa rồi, chúng ta không theo kịp cho nên phải tự học.”
Nguyễn Khiết nghiêng đầu nhìn Nguyễn Khê: “Tự học?”
“Ừ” Nguyễn Khê nói: “Mục tiêu của chúng ta là, hai năm rưỡi tiếp theo không làm gì cả, vận dùng hết tất cả tài nguyên có thể sử dụng được bên cạnh, thầy giáo hoặc bạn học có thành tích tốt như Diệp Phàm, học hết tất cả nội dung kiến thức của cấp hai và cấp ba, cho dù không ăn không ngủ cũng phải làm được.”
Nguyễn Khiết bị cô dọa rồi: “Hai năm rưỡi? Học hết kiến thức cấp hai và cấp ba?”
Nguyễn Khê quay đầu nhìn cô ấy: “Có thể không?”
Nguyễn Khiết nói: “Nếu có chí thì nhất định được.”
So với thời đại của Nguyễn Khê thì áp lực học tập của thời đại này vô cùng thấp, cấp hai và cấp ba chỉ có hai năm, những người đi học đó dường nhưu cũng chẳng ra làm sao bởi vì thời đại này coi trọng những người có tư tưởng, giác ngộ chính trị hơn, thành tích học tập tốt vốn được chú ý.”
Rất nhiều người học đếp cấp hai hoặc tốt nghiệp cấp ba, một bộ phận nhỏ đi lính, phần lớn về quê trở thành thanh niên có trình độ văn hóa, rất nhiều người có trình độ văn hóa thấp. Nói là thanh niên tri thức nhưng thực ra là không có tri thức.
Trong hoàn cảnh như vậy, đăng ký thi vào đại học hay cao đẳng, tuy rằng người tham gia thi rất nhiều nhưng thực sự mà nói thì người có năng lực cạnh tranh mạnh không nhiều. Dù sao từ lúc đăng ký thi đến lúc thi cũng chỉ có hai tháng ôn tập.
Trong vòng hai năm rưỡi bọn họ toàn tâm toàn ý, dốc lòng hướng đến việc này thì khả năng thi đỗ là rất cao.
Nguyễn Khiết thấy Nguyễn Khê luôn tràn đầy tự tin hướng về phía trước như vậy, chỉ cần là chuyện muốn làm, sau khi đã hạ quyết tâm thì nói gì cũng phải làm xong, lần nào cô ấy cũng bị lây nhiễm, vì thế mà lần này cô ấy cũng tràn đầy năng lượng như vậy.
Trước đây, khi vẫn ở quê, trong lòng cô ấy vẫn còn nghi ngờ, không dám tin mình thực sự có thể bước ra khỏi núi lớn. Nhưng bây giờ Nguyễn Khê đã đưa cô ấy ra khỏi đó rồi, cô ấy còn lý do gì để không cố gắng hơn đây?
Học thì học! Cô ấy nhấy định có thể!
Sáng hôm sau, Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết cuối cùng cũng giống những đứa trẻ khác trong nhà. Hai cô bé rửa mặt xong, lúc xuống nhà ăn cơm còn đeo cặp trên lưng, hơn nữa trong cặp không có gì khác ngoài đồ dùng cần thiết cho học tập.