Hơn nữa, nhà máy lại có nhiều lựa chọn nghề nghiệp, ngoài việc cho trẻ em đi học, phụ nữ và người già trong gia đình có thể tìm được việc làm phù hợp với mình, chẳng phải điều đó có nghĩa là gia đình họ lại có thêm ít nhật một nguồn thu nhập sao? Thậm chí là hai hoặc ba!
Bỏ sức ra làm việc, chịu khổ một chút thì làm sao, chỉ cần có tiền đã là một ân huệ rồi. Họ chắc chắn sẽ làm việc chăm chỉ, gìn giữ nhà máy và duy trì nó thật lâu dài.
Những người đàn ông hào hứng hét lớn: "Nhà máy là nhà của chúng tôi..."
An Tri Hạ mỉm cười nhìn, cô luôn thích làm kẻ ác trước khi làm người hùng, tránh khỏi những phiền phức sau này. Hơn nữa cô cũng sẽ để những người này viết nội quy nhà máy, hàng ngày hướng dẫn họ.
Sau khi nói xong, Khưu Ánh Nguyệt nhìn An Tri Hạ, tiếp tục cười nói: "Tiếp đây là chuyện thứ hai, liên quan đến quyền lợi của mỗi gia đình trong khán đài."
"Lần này đài truyền hình chúng tôi được tổ chức phê duyệt không chỉ nhà máy thủ công Mạch Thừa mà còn cả Công ty Giáo dục Đào tạo Tri Ân, đứng bên phải tôi là giáo viên lứa đầu tiên của công ty Giáo dục đào tạo."
Mọi người khó hiểu, công ty Giáo dục đào tạo này thì có liên quan gì tới họ?
"Chúng tôi sẽ mở các lớp học năng khiếu cho trẻ em dưới hình thức hoạt động phúc lợi công cộng phi lợi nhuận: vẽ tranh, thư pháp, cờ vây, nhạc cụ, ca hát, nhảy, ngoại ngữ, toán nâng cao, làm văn, trượt patin, bơi lội, MC...
Bọn trẻ bắt buộc phải học lớp văn hoá nhưng cũng nên có một hai năng khiếu để phát triển trí não và tăng khả năng cạnh tranh trong cuộc sống sau này..."
Lần này, những người dưới khán đài đều sừng sỡ, đầu óc quay cuồng, im lặng đọc qua các lớp học, ngay lập tức trở nên phấn khích! Họ đều là những người thuộc tầng lớp lao động, thậm chí một số còn là những người nông dân, luôn cảm thấy thấp kém.
Họ cho rằng cả đời mình tầm thường vô vị, cho nên con cháu mình cũng chỉ là người bình thường thôi. Nhưng An Tri Hạ lại cho họ một nấc thang lên thiên đường ngay trước mặt, có thể khiến con cháu họ đứng chung vạch xuất phát với con cháu của những gia đình quyền thế, làm gì có điều gì quan trọng hơn việc con cháu họ làm rạng rỡ tổ tông của họ cơ chứ?
Thậm chí có những ông bà già nghe người khác giải thích xong không nhịn được mà quỳ lạy, nhưng được những người xung quanh ngăn cản lại: "Chú dì, mọi người đang làm gì vậy? Nếu muốn cảm ơn Tiểu An thì có thể tặng cho cô ấy biểu cờ tuyên dương hoặc tham gia nhà máy Mạch Thừa, chăm chỉ làm việc là được mà. Mọi người quỳ như vậy, nếu có người xấu nhìn thấy, họ sẽ kéo phó đài Tiểu An xuống đó!"
Lời vừa nói xong đã dọa cho họ lập tức đứng thẳng dậy, không ngừng nói cám ơn.
Đám đông phấn khích đến nỗi làm những lời tiếp theo của Khưu Ánh Nguyệt bị lu mờ.
An Tri Hạ lắc đầu bất đắc dĩ, cầm lấy loa tay cô ấy, vừa hắng giọng một cái, mọi người liền kéo nhau im lặng.
"Tôi có thể hiểu được niềm tin con mình sẽ thành công của mọi người, không những liên quan đến tương lai của bọn trẻ mà còn liên quan đến giá trị nghề nghiệp của những giáo viên này, hơn nữa còn ảnh hưởng đến không khí học tập của kinh đô nữa.
Nhưng điều tôi muốn nói là, cha mẹ có ý tốt cho con cái nhưng bọn trẻ còn nhỏ, không nên đặt quá nhiều kỳ vọng của người lớn lên bọn trẻ. Chúng ta có thể chỉ hướng cho chúng khi chúng chưa biết đúng sai, thỉnh thoảng cũng phải đốc thúc chúng nhưng không thể đeo xiềng xích rồi kéo bọn nhỏ đi được, có thể sẽ phản tác dụng.
Những phương pháp giáo dục sẽ được phát sóng trên kênh giáo dục, mọi người muốn con cái thành tài, phương pháp nhất định phải phù hợp và thoải mái..."