Trong những năm qua, Mạnh Chấn Sinh luôn dẫn đầu đội ngũ hàng trăm tổ chức quân nhân xuất ngũ bôn ba ở nhiều công trường xây dựng khác nhau, có kinh nghiệm thực chiến đầy đủ. Sau khi An Tri Hạ ra lệnh, bọn họ lập tức trở về kinh đô song song xây dựng 6 tầng siêu thị Huệ Đạt, 10 căn hộ 27 tầng khu dân cư Huệ Đạt cùng với 5 tầng toà nhà văn phòng bất động sản Cẩm Tú và 10 tầng toà nhà văn phòng văn hoá Minh Nhật.
Hai vợ chồng An Tri Hạ và Phòng Viên đã nhiều lần thảo luận về việc sau khi nền kinh tế của quốc gia được nới lỏng, bọn họ sẽ làm công việc gì. Bất động sản là một ngành có lợi nhuận khổng lồ, sẽ không có ai bỏ qua cái bánh mì lớn này. Vì vậy, Phòng Viên cũng có ý thức tích trữ đủ loại dụng cụ xây dựng.
Các quân nhân xuất ngũ làm quen với các loại dụng cụ rất nhanh, bọn họ lại có tinh thần trách nhiệm và hiệu suất đã được rèn luyện, thế nên sau khi An Tri Hạ tập trung học tập hai năm rồi nhận bằng tốt nghiệp, công trình thứ nhất đã được hoàn thành đúng chất lượng và số lượng.
Đến năm 1980. mọi người đã thích nghi với việc các doanh nghiệp cá nhân nổi lên như nấm mọc sau mưa. Siêu thị Huệ Đạt được xây dựng cực kỳ hoành tráng, màu chủ đạo là màu trắng sữa, mái nhà được giữ lại những mái hiên giống như cung đình, diện tích mỗi tầng đều được thu nhỏ lại, sau tầng năm là 6 phòng kính cao sáu tầng với diện tích 300 mét vuông, trên đỉnh là một quả cầu khổng lồ, thang máy treo ở một bên.
Sáu phòng kính hình trụ này được cho bên ngoài thuê, được sử dụng như khu vực đặc sản ẩm thực của kinh đô.
Tầng sáu là một rạp chiếu phim lớn.
Tầng năm là phòng giải trí, bao gồm khu trượt patin, khu bi-a, phòng tập thể dục, bể bơi trong nhà, bóng rổ trong nhà, tennis, bóng bàn và các hoạt động giải trí lành mạnh khác.
Một nửa tầng bốn là đồ điện gia dụng, nửa còn lại là đồ nội thất, cả hai ngành này đều là những ngành vô cùng có lợi nhuận trước thế kỷ 20. Nhất là ngành điện gia dụng, nhập từ miền Nam, bán ra miền Bắc, giá cả rất chênh lệch! Vấn đề duy nhất chính là vận chuyển, nhưng người đàn ông của cô đã thành lập một công ty vận chuyển, vì vậy điều này không còn là vấn đề nữa.
Tầng hai và tầng ba là các cửa hàng thời trang, giày dép, túi xách, mũ nón và phụ kiện cho cả nam, nữ, trẻ em và người già.
Nửa diện tích của tầng một được dùng làm siêu thị lớn, áp dụng mô hình nước ngoài, một phần tư là nhà sách, còn lại là một khu vui chơi rộng lớn cho trẻ em, trong đó có bạt nhún lò xo, bãi cát sạch, cầu trượt, xích đu, vân vân.
Phần tiếp giáp với đường phố được chuyển thành các cửa hàng, cho người khác thuê.
Trước khi Siêu thị Huệ Đạt chính thức khai trương, các phiếu giảm giá đã được phân phát cho các đơn vị khác nhau, như một phúc lợi cho nhân viên. Vì vậy, khi khai trương vào ngày 1 tháng 5 Quốc tế Lao động, siêu thị đã thực hiện hạn chế số lượng khách hàng, toàn bộ nhân viên bảo vệ đều được huy động để duy trì trật tự.
Người dân ở kinh đô chưa bao giờ nhìn thấy một phương thức mua sắm mới lạ như vậy, có thể nói bọn họ chỉ nhìn thấy siêu thị của người nước ngoài trên truyền hình, không ngờ rằng ở kinh đô cũng có. Bọn họ có thể tuỳ ý xem hàng, sau khi chọn xong thì có thể thanh toán cùng nhau, hơn nữa cho dù là trái cây, rau củ, gia vị, thịt hay các nhu yếu phẩm hàng ngày khác, đều có thể mua tất cả tại cửa hàng này!
Dù là quần áo, ga trải giường, chăn bông, vân vân, chỉ cần nghĩ đến là có thể tìm thấy tại siêu thị Huệ Đạt, trẻ em thì đưa đến khu vui chơi, đàn ông thì đi chơi bóng tại tầng năm, phụ nữ thì có thể mua sắm điên cuồng.